Nỗ lực hồi sinh vựa rau lớn nhất tỉnh Nghệ An sau bão số 4
Sau bão số 4, nhiều vùng trồng rau nằm ở các xã bãi ngang: Quỳnh Minh, Quỳnh Lương, Quỳnh Bảng… ( Quỳnh Lưu) ngập trong biển nước. Người dân đang nỗ lực khắc phục thiệt hại, mong hồi sinh vựa rau lớn nhất tỉnh này nhanh nhất có thể.
Tại vựa rau Quỳnh Lương, ông Nguyễn Văn Tuệ – Chủ tịch UBND xã cho biết: Trận mưa vừa qua gây thiệt hại rất lớn, toàn xã có trên 200 ha chủ yếu trồng hành hoa, đã gần như mất trắng. Thống kê sơ bộ, diện tích rau màu bị hư hỏng trên 95% diện tích canh tác, thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng. Ảnh: Hồ Nhật Thanh
Nhiều cánh đồng vẫn chìm trong biển nước. Nhìn hình ảnh này, bất cứ ai từng biết đến vựa rau màu xanh ngát vùng bãi ngang quanh năm nhộn nhịp người chăm bón, thu hoạch sẽ không khỏi xót xa. Ảnh: Hồ Nhật Thanh
Hiện tại, đi qua vùng rau các xã bãi ngang, hình ảnh những cánh đồng rau cải thối úng như thế này không hiếm. Ảnh: Hồ Nhật Thanh
Dù nắng đã lên mấy ngày nay, nhưng nhiều vựa rau vẫn chưa tiêu úng kịp thời. Tại vùng rau Quỳnh Lương, hệ thống vòi tưới tự động đang nằm chìm trong nước bẩn; cỏ mọc lan tràn trên những cánh đồng “chết”. Ảnh: Hồ Nhật Thanh
Video đang HOT
Nỗ lực hồi sinh vựa rau trọng điểm, nhiều hộ nông dân đã bắt tay vào cải tạo mặt bằng. Ông Hồ Bá Cầu ở xóm 6, xã Quỳnh Lương cho hay: Nhà có 4 sào hành đều bị mất trắng do ngập lụt, nay đang bồi thêm đất để nâng mặt ruộng chống đọng nước. Ít nhất phải nửa tháng nữa, nếu thời tiết thuận lợi, bà con nông dân mới có thể làm đất xuống giống vào vụ mới. Ảnh: Hồ Nhật Thanh
Cách đó không xa, hộ ông Hồ Đăng Truyền cũng đang cày vỡ mảnh vườn chuẩn bị xuống giống vụ rau thu đông. Một số hộ có ruộng thấp đang đưa đất pha cát ở vùng khác về để cải tạo mặt bằng chống ngập úng. Ảnh: Hồ Nhật Thanh
Tuy vậy, một số ít nhà do cải tạo nâng cao mặt ruộng trước đây nên không bị ngập, hành hoa của họ may mắn vẫn còn giữ được. Cả cánh đồng rộng lớn, chỉ còn 2 hộ là bà Hồ Thị Hồng và bà Lê Thị Mão (xóm 5, xã Quỳnh Lương) nhờ thân ruộng cao, rau màu ít bị ảnh hưởng nên thời điểm này vẫn có để bán. Ảnh: Hồ Nhật Thanh
Theo ông Nguyễn Văn Tuệ – Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lương: Hiện nhiều hộ dân đang đổ thêm đất pha cát ở vùng khác về để cải tạo mặt bằng. Tới đây, xã sẽ tiếp tục phát động bà con cải tạo đồng ruộng, nạo vét kênh mương nội đồng nhằm tiêu úng triệt để, thay đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ phù hợp, tạo điều kiện sản xuất rau màu hàng hóa đạt năng suất cao, nâng thu nhập cho bà con trong xã. Ảnh: Hồ Nhật Thanh
Theo Baonghean
Nghề đi lùi cào ngao ở biển Quỳnh xứ Nghệ, kiếm 300 ngàn/ngày
Vào buổi sáng, khi thủy triều bắt đầu rút xuống thì một nhóm người dân ở xóm Văn Lý, xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) lại lặn lội, mang theo dụng cụ xuống bãi cát ven biển để cào ngao mưu sinh. Theo họ, dù công việc có nặng nhọc, ngâm mình trong nước biển nhiều giờ liền nhưng thu nhập cũng khoảng 300 ngàn/ngày.
Giữa buổi trưa hè, tại bãi biển xã Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) chúng tôi bắt gặp một nhóm người đang đội nắng, ngâm mình dưới nước biển, cùng dụng cụ dùng để cào ngao mưu sinh. Khi thăm hỏi thì được biết, họ là những người dân ở xóm Văn Lý, xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) vẫn cào ngao vùng biển này hàng năm để mưu sinh.
Nhóm ngư dân xóm Văn Lý, xã Quỳnh Bảng đang cào ngao để mưu sinh. Ảnh: Cảnh Thắng
Trao đổi về nghề bà Nguyễn Thị Lãm, trú tại xóm Văn Lý, xã Quỳnh Bảng cho hay: "Cứ vào tháng 7, khi công việc rảnh rỗi, tôi cũng mấy chị em trong xóm rủ nhau xuống biển cào ngào đem bán. Chúng tôi đi dọc bãi biển từ Quỳnh Bảng, đến Quỳnh Liên rồi xuống Quỳnh Phương. Mỗi lần đi cào ngào như thế phải mất 4 tiếng hồ. Công việc dù vất vả nhưng cũng kiếm được tiền cho các con ăn học. Mỗi lần đi như vậy, người được nhiều người được 4 đến 5kg ngao; người được ít thì được 2 kg. Giá ngao hiện tại là 50.000/kg thì cũng đủ sống rồi...".
Ngư dân chuẩn bị rửa dụng cụ để về nhà sau 4 tiếng dầm mình trong nước biển để cào ngao. Ảnh: Cảnh Thắng
Theo quan sát của phóng viên, vợt để cào ngao biển là đoạn tre dài khoảng 1,6 - 1,8 m, ngâm trong nước đến đủ độ dẻo (làm bằng gỗ không chịu được lực kéo trong môi trường nước mặn sẽ bị gãy khi cào). Đoạn tre được chẻ làm đôi rồi tách ra thành hình chữ V ngược. Lưỡi cào làm bằng thép sắc mỏng gá vào đoạn tre (túi đựng ngao làm bằng săm hoặc lưới nằm phía sau lưỡi cào). Khi cào, các con ngao bị mắc lưỡi cào vào rồi được cho vào túi đựng.
Được biết con ngao biển được chế biến thành nhiều món ăn ngon, phong phú như ngao hấp lá sả, luộc, nấu canh khế chua... vừa bổ, vừa mát và được người dân rất ưa thích.
Dụng cụ cào ngao và thành quả hơn 1 cân ngao của ngư dân làng Văn Lý, xã Quỳnh Bảng. Ảnh: Cảnh Thắng
Theo quan sát, khi cào ngao phải khom người, hai tay nắm chắc cán vợt cào rồi dùng lực ấn mạnh lưỡi cào xuống cát sâu khoảng 10 - 15 cm và kéo vợt đi giật lùi (tương tự như cào hến) khoảng 30 - 40 phút thì dừng lại để đổ ngao từ trong vợt vào giỏ đựng ngao mang bên mình.
Sau nhiều giờ ngâm mình ở dưới nước biển, người cào ngao ra về với thành quả hơn 3kg ngao. Ảnh: Cảnh Thắng
"Để cào được con ngao biển vất vả lắm chú ơi, thủy triều rút là chúng tôi xuống biển rồi, dù nắng nóng gay gắt chúng tôi cũng phải ngâm mình dưới biển để cào ngào bán cho thương lái. Tùy theo ngày, có ngày tôi kiếm được 500 ngàn đồng, có ngày chỉ kiếm được 200 nghìn thôi, nhưng như thế tôi cũng đã thấy vui rồi. Dù vất vả thế nào cũng phải kiếm tiền cho con cái ăn học thôi.", anh Nguyễn Xuân Văn, xóm Văn Lý, xã Quỳnh Bảng cho hay.
Bà Nguyễn Thị Lãm, trú tại xóm Văn Lý, xã Quỳnh Bảng (Nghệ An) cho rằng nghề cao ngao rất vất vả nhưng vì mưu sinh nên mọi người đều phải làm công việc này. Ảnh; Cảnh Thắng
Trao đổi với Dân Việt, ông Hồ Nghĩa Dũng - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Bảng cho hay: "Người dân trong xã tôi chỉ tận dụng thời gian nông nhàn mới xuống biển cào ngao thôi. Họ chia thành nhiều tốp, đi dọc bờ biển. Đa phần những ngư dân này đều không có thuyền ra khơi nên họ đi cào ngao thủ công như thể để kiếm thêm thu nhập. Nay do đánh bắt nhiều, nên ngao cũng ngày mỗi ít ở vùng biển Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai. Người dân cũng vất vả lắm, họ phải ngâm mình nhiều giờ dưới nước biển mới có thành quả đó...".
Theo Danviet
7 ngư dân Nghệ An chìm trên biển: Người thân cầu mong phép màu Nghe tin tàu cá Nghệ An với 7 thuyền viên bị chìm ở cửa Sông Gianh, tỉnh Quảng Bình, gia đình các thuyền viên rất lo lắng. Theo thông tin mới nhất, hiện nay, đã xác định 1 người tử vong, 4 người được cứu sống, nhưng còn 2 ngư dân đang mất tích trên biển. Mấy hôm nay, người dân xã Sơn...