Nỗ lực giữ nghề muối Long Điền có từ thời khai phá đất phương Nam
Nghề muối là một trong những nghề truyền thống ở huyện Long Điền (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) được diêm dân gìn giữ từ lâu đời theo kiểu “cha truyền con nối”. Theo một số diêm dân lớn tuổi, nghề muối có từ thời cha ông đi khai phá đất phương Nam. Hiện nay, toàn huyện có hơn 500ha đất dùng để sản xuất muối, sản lượng khoảng 30.000 tấn/năm.
Muối Long Điền có sự khác biệt so với các nơi khác là độ kết tinh tốt, độ mặn phù hợp cho việc ướp cá, sản xuất nước mắm. Muối Long Điền được tiêu thụ trên địa bàn tỉnh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Một lượng muối lớn cũng được bán cho các chủ ghe, tàu đánh bắt và chế biến hải sản. Nhiều cơ sở sản xuất nước mắm từ Phú Quốc (Kiên Giang) cũng tin tưởng lựa chọn muối Long Điền.
Diêm dân xã An Ngãi, huyện Long Điền thu hoạch muối. Ảnh: P.T
Một trong những thay đổi quan trọng của nghề làm muối ở Long Điền là thành lập HTX muối Chợ Bến với 17 thành viên, sản xuất muối trải bạt trên diện tích 25ha. HTX đã hỗ trợ tích cực cho diêm dân trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, tìm đầu mối tiêu thụ sản phẩm.
Ông Huỳnh Văn Thuyết – Chủ nhiệm HTX muối Chợ Bến nhận xét, phương pháp làm muối trải bạt cho năng suất cao hơn khoảng 1,5 lần so với làm muối trên nền đất; tuy chi phí cao hơn nhưng giá muối trải bạt cũng cao hơn.
Video đang HOT
Nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống nghề muối ở huyện Long Điền, ngày 10.9.2018, UBND tỉnh đã ban hành quyết định công nhận nghề truyền thống sản xuất muối huyện Long Điền. Theo đó, nghề sản xuất muối huyện Long Điền sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định 52 của Chính phủ. Đây là niềm vui với chính quyền và nhân dân địa phương, là động lực để các diêm dân tiếp tục bám nghề.
Ông Nguyễn Bá Hùng – Chủ tịch UBND huyện Long Điền cho biết, được UBND tỉnh công nhận nghề sản xuất truyền thống là niềm vui của chính quyền và diêm dân huyện Long Điền, cùng với bánh hỏi An Nhứt, bánh tráng An Ngãi… Sắp tới, huyện Long Điền sẽ đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu các ngành nghề truyền thống trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội để người dân trong và ngoài tỉnh biết đến.
Theo Danviet
Chỉ nuôi chim cút mà "đút túi" 200 triệu đồng mỗi tháng
Chỉ với 1.500m2 chuồng trại, bà Nguyễn Thị Ngọc Anh (thôn Phước Lăng, xã Tam Phước, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã thành công với mô hình nuôi chim cút sạch theo hướng công nghiệp, cho thu nhập 200 triệu đồng/tháng.
Trước đây, bà Nguyễn Thị Ngọc Anh đã thử thực hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp sạch nhưng đều không thành công. Đến năm 2017, sau lần tham quan mô hình nuôi chim cút sạch theo hướng công nghiệp ở Tiền Giang, bà Ngọc Anh đã quyết định đầu tư xây dựng trang trại nuôi chim cút rộng 1.500m2 tại xã Tam Phước, huyện Long Điền.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh kiểm tra chuồng trại nuôi chim cút.
Lúc đó, nhiều người cho rằng, quyết định đầu tư nuôi chim cút của bà Ngọc Anh rất mạo hiểm, bởi số vốn đầu tư ban đầu rất lớn. Dù vậy, với mong muốn đem sản phẩm sạch đến với người tiêu dùng, và khát vọng làm giàu, bà Ngọc Anh vẫn quyết tâm thực hiện.
Đầu tiên, bà Ngọc Anh lặn lội xuống Tiền Giang mời chuyên gia về xem xét vị trí địa lý, nguồn nước, hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim cút. Đầu năm 2017, khu chuồng trại trị giá hơn 2 tỷ đồng được hoàn thiện. Vụ đầu, bà Ngọc Anh nhập khoảng 50.000 chim cút giống về nuôi.
Bà Ngọc Anh chia sẻ: "Quan trọng nhất trong nuôi chim cút sạch là nguồn nước và thức ăn phải đạt chuẩn. Vì vậy, tôi sử dụng thức ăn không có kháng sinh và chất tăng trọng, được mua từ một DN uy tín ở Đồng Nai. Về nguồn nước, tôi sử dụng nước giếng khoan ở địa phương nhưng đã nhờ các đơn vị chuyên môn kiểm định chất lượng...".
Bên cạnh đó, chuồng nuôi được gia đình bà Ngọc Anh thiết kế để mát vào mùa hè, kín gió vào mùa đông giúp chim cút không mắc các loại bệnh nguy hiểm. Nhờ vậy, sản phẩm chim cút của trang trại đã được Viện Pasteur Nha Trang và Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu công nhận là thực phẩm sạch...
Công nhân chăm sóc chim cút tại trang trại của bà Nguyễn Thị Ngọc Anh (xã Tam Phước, huyện Long Điền).
Ban đầu, sản phẩm trứng chim cút do trang trại của bà Ngọc Anh sản xuất được vận chuyển về Tiền Giang để xuất khẩu sang Nhật Bản. Tuy nhiên, với mong muốn đem sản phẩm sạch của trang trại cung cấp cho cộng đồng, nhất là người dân địa phương, bà Ngọc Anh đã nỗ lực chinh phục thị trường nội tỉnh.
Sau hơn 1 năm kiên trì, hiện nay, 100% sản phẩm thịt và trứng chim cút từ trang trại của bà Ngọc Anh đã được tiêu thụ tại thị trường Bà Rịa-Vũng Tàu. "Chim cút nuôi khoảng 45 ngày là đẻ trứng hoặc có thể xuất bán. Hiện mỗi ngày, trang trại của tôi xuất bán ra thị trường hơn 600 con chim cút thịt và 25-30 ngàn trứng. Với giá 45 ngàn đồng/kg thịt và 300-320 đồng/trứng, sau khi trừ chi phí, tôi thu lãi 6-7 triệu đồng/ngày, 200 triệu đồng/tháng. Hiện nay, trang trại chim cút của tôi tạo việc làm cho 10 người với thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng", bà Ngọc Anh thông tin.
Theo bà Ngọc Anh, ngoài nhu cầu thịt và trứng cút thường, thị trường Bà Rịa-Vũng Tàu có sức mua trứng cút lộn rất lớn. Bên cạnh đó, để chủ động nguồn giống thay vì phải mua từ miền Tây, bà đã đầu tư mua 15 máy ấp trứng với công suất 10 ngàn trứng/ngày. Trứng cút được đưa vào máy ấp 10 ngày sẽ thành trứng cút lộn, với giá tăng gấp 3 lần, lên khoảng 900 đồng/quả.
Bà Ngọc Anh cho biết thêm: "Thời tiết ở Bà Rịa-Vũng Tàu rất phù hợp với nuôi chim cút vì khí hậu mát mẻ nhưng vẫn khô ráo. Do đó, sau gần 2 năm hoạt động hiệu quả, tôi đang có ý định mở rộng sản xuất theo hướng công nghiệp bằng cách xây thêm chuồng lạnh".
Theo Quang Vinh (Báo Bà Rịa-Vũng Tàu)
An Nhứt được mùa từ "ruộng lúa bờ hoa" Nhiều năm nay, xã An Nhứt, huyện Long Điền luôn la địa phương đầu tiên trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ap dụng khoa học ky thuật vao san xuất lua như "3 giam, 3 tăng", "1 phai, 5 giam", "canh đồng mẫu", "ruộng lua bơ hoa"... Chính vì áp dụng khoa học kỹ thuật mà An Nhứt luôn có nhưng vụ...