Nỗ lực giữ an toàn cho cộng đồng
Ngày 17/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Trà Vinh tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 3 cho lực lượng tuyến đầu tham gia công tác phòng, chống dịch và lực lượng làm nhiệm vụ có nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 cao trên địa bàn tỉnh.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 3 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Thanh Hòa/TTXVN
Ông Nguyễn Văn Lơ, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, đợt tiêm này, Trà Vinh được nhận gần 17.000 liều vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca từ Bộ Y tế.
Đối tượng được tiêm phòng đợt này gồm nhân viên, cán bộ ngoại giao được cử đi công tác nước ngoài trong thời gian tới; lực lượng hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh; người cung cấp dịch vụ thiết yếu như vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện, nước; giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.
Các điểm tiêm được bố trí theo nguyên tắc một chiều: Thứ tự từ bàn đón tiếp, hướng dẫn khai báo y tế; bàn khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng; bàn tiêm chủng, ghi chép, vào sổ tiêm chủng; khu vực ở lại theo dõi sau tiêm chủng. Sau theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người được tiêm chủng cách theo dõi sức khỏe tại nhà.
Dự kiến đợt tiêm này sẽ diễn ra từ ngày 17-19/6. Trước đó, tỉnh Trà Vinh đã có 9.220 người thuộc nhóm đối tượng 1 đã được tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19.
* Liên quan đến trường hợp thứ 8 dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng là bệnh nhân 11797, ngành y tế tỉnh Hòa Bình đã rà soát, truy vết thần tốc và lấy mẫu xét nghiệm 22 trường hợp F1. Kết quả 21/22 trường hợp F1 âm tính lần 1; 1 trường hợp nghi ngờ.
Hiện tỉnh Hòa Bình có 5 trường hợp cách ly y tế, 96 trường hợp cách ly tập trung, 169 trường hợp cách ly tại nhà.
Ngày 17/6 tại Trung tâm triển lãm ảnh tỉnh Hòa Bình, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tiếp nhận gần 800 công dân của tỉnh Hòa Bình đang lao động tại tỉnh Bắc Giang trở về địa phương. Những công dân này lao động tập trung tại thị trấn Nếnh và 4 xã Quang Châu, Hồng Thái, Tăng Tiến, Vân Trung của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Trước khi trở về địa phương và để bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch, toàn bộ số lao động trên đều đã được lấy mẫu xét nghiệm vào tối 16/6 và có giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly y tế tại Bắc Giang.
* Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết, nhằm giúp tỉnh Bắc Giang giảm bớt những khó khăn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, ngày 22/6, tỉnh Hà Giang sẵn sàng đón 1.838 người lao động từ Bắc Giang trở về quê theo nguyện vọng.
Đoàn công tác của tỉnh Bắc Giang đưa lao động Hà Giang về tập kết tại khu cách ly tập trung của tỉnh Hà Giang tại Trung đoàn 877 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang (phường Ngọc Hà, thành phố Hà Giang). Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Giang tiếp nhận và bàn giao người lao động cho các huyện, thành phố.
Ngay khi trở về đến điểm tập kết tại Trung tâm 877, Sở Y tế bố trí lực lượng lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho toàn bộ công nhân. Những người trong quá trình di chuyển từ tỉnh Bắc Giang về Hà Giang có một trong các biểu hiện như sốt, ho, khó thở… sẽ được đưa về khu vực cách ly điều trị của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang để theo dõi, điều trị.
Từ ngày 27/4 – 17/6, Hà Giang đã xác định được nhiều trường hợp F1 để cách ly tập trung, truy vết các trường hợp F2 liên quan để cách ly tại nhà, xử phạt hành chính nhiều cá nhân không đeo khẩu trang. Đẩy nhanh việc tiêm vắc xin phòng dịch COVID-19, toàn tỉnh đã hoàn thành tiêm đợt 1, đợt 2, 11/11 huyện, thành phố đang chuẩn bị tiêm vắc xin đợt 3 đảm bảo tiến độ, an toàn…
Khẩn trương đúc rút, phổ biến kinh nghiệm phòng, chống dịch trong KCN
Đây là yêu cầu của Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đặt ra tại cuộc họp, chiều 8/6, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Bộ Y tế cần tiếp tục theo dõi chặt tình hình dịch bệnh tại Bắc Ninh, Bắc Giang; TPHCM và một số địa phương lân cận (Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu),...
Thường trực Ban Chỉ đạo đã thảo luận về công tác phòng, chống dịch; nâng cao năng lực xét nghiệm; hoàn thiện quy trình, hệ thống công nghệ quản lý người nhập cảnh, trong đó có đối tượng đã tiêm vaccine phòng COVID-19.
Số ca mắc mới bắt đầu có xu hướng chững lại
Về tình hình dịch bệnh, báo cáo của Bộ Y tế cho biết, tổng số ca tích luỹ mắc COVID-19 trong cả nước tính từ đầu dịch đến 9 giờ ngày 8/6 là 9.027 trường hợp, trong đó có 7.445 trường hợp ghi nhận trong nước. 53 ca tử vong.
Tính từ ngày 27/4 đến nay (ngày bùng phát đợt dịch thứ 4), cả nước đã ghi nhận tổng cộng 6165 ca mắc COVID-19; trong đó, số ca trong nước là 5875 ca; số ca nhập cảnh là 300; số ca đang điều trị 5294; số ca tử vong là 18.
Trong đợt dịch này, dịch bệnh đã xuất hiện ở 39 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 16 địa phương đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới; 7 địa phương không có lây nhiễm thứ phát; 16 địa phương chưa qua 14 ngày với tổng số 5817 ca mắc.
Trong đó 5 địa phương ghi nhận số ca mắc cao là: TPHCM, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng. Các trường hợp mắc mới hầu hết là các trường hợp tiếp xúc gần (F1) đã được cách ly từ trước hoặc trong khu vực đã phong toả.
Đến thời điểm này, tình hình dịch bệnh trong nước cơ bản đã được kiểm soát. Bộ Y tế nhận định trong những ngày tới, tại Bắc Giang, Bắc Ninh, TPHCM có thể sẽ tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc mới do nhiều trường hợp đã bị phơi nhiễm từ trước, hầu hết đã được cách ly hoặc trong khu vực phong tỏa, số ca mắc mới bắt đầu có xu hướng chững lại.
Cũng theo Bộ Y tế, sẽ vẫn có thể ghi nhận một số trường hợp mắc đơn lẻ tại một số địa phương khác từ những người nhập cảnh trái phép hoặc từ những trường hợp có tiếp xúc với ca bệnh tại một số ổ dịch cũ.
Ban Chỉ đạo lưu ý, các địa phương như Bắc Ninh, Bắc Giang và TPHCM cần tiếp tục huy động toàn bộ lực lượng đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch, chú trọng ở mức cao nhất công tác giám sát, phát hiện tại cộng đồng và đảm bảo an toàn cao nhất với các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Thường trực Ban Chỉ đạo lưu ý Bộ Y tế cần tiếp tục theo dõi chặt tình hình dịch bệnh tại Bắc Ninh, Bắc Giang; TPHCM và một số địa phương lân cận (Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu),... theo sát tình hình Lạng Sơn; rút kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch tại Điện Biên.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Đặng Quang Tấn cho biết số ca mắc mới bắt đầu có xu hướng chững lại. Ảnh VGP
Thúc đẩy công nghệ, phương pháp xét nghiệm mới
Các thành viên Thường trực Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, qua thực tiễn tình hình dịch bệnh tại Bắc Ninh và Bắc Giang, một trong những vấn đề đáng lo nhất hiện nay là dịch bệnh xuất hiện trong các khu công nghiệp nhưng không được phát hiện nhanh.
Qua báo cáo của các đơn vị về năng lực xét nghiệm, các ý kiến thống nhất cần tích cực chuẩn bị các giải pháp từ sớm để trong tình huống dịch xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt tại các khu công nghiệp thì tổ chức xét nghiệm ngay từ những ngày đầu.
Bộ Y tế phải khẩn trương đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tập huấn cho công nhân, người dân tự lấy mẫu xét nghiệm để đề phòng trường hợp xấu, cần lấy số lượng mẫu xét nghiệm rất lớn.
Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế thúc đẩy thí điểm sử dụng công nghệ, sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 qua nước bọt; tiếp cận công nghệ, phương pháp sàng lọc kết hợp xét nghiệm sinh học, quang học và trí tuệ nhân tạo (AI). Tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tế cho biết hai phương pháp xét nghiệm này đã được thực hiện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, bước đầu cho kết quả khả quan. Trong tuần này, Bộ Y tế sẽ có đánh giá, đề xuất triển khai thí điểm trên thực địa vùng có dịch.
Thường trực Ban Chỉ đạo giao Bộ Y tế khẩn trương đúc rút kinh nghiệm phòng, chống dịch trong khu công nghiệp tại Bắc Ninh, Bắc Giang, phổ biến ngay cho các địa phương. Ảnh VGP
Hoàn thiện chu trình quản lý khép kín người nhập cảnh
Thường trực Ban Chỉ đạo cũng đã nghe báo cáo về quá trình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo về chấn chỉnh công tác đưa đón chuyên gia, người Việt Nam từ nước ngoài về thành khâu, quy trình khép kín.
Sau khi được Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế đặt đầu bài, Bộ TT&TT đã tiến hành tích hợp các giải pháp công nghệ, phối hợp với các đơn vị hoàn chỉnh, đang trong giai đoạn chạy thử trước. Ban Chỉ đạo nhấn mạnh Bộ TT&TT khẩn trương hoàn thiện hệ thống công nghệ quản lý người nhập cảnh trong 1 tuần nữa để Bộ Y tế nghiệm thu, đưa vào hoạt động chính thức, bởi nhu cầu đưa đón chuyên gia, người Việt Nam từ nước ngoài về rất lớn.
Hệ thống công nghệ này kết hợp với quy trình, quy định đang được Bộ Y tế hoàn thiện, sau khi lấy ý kiến các bộ, ngành, sẽ tạo thành chu trình quản lý khép kín từ khi tiếp nhận nhu cầu nhập cảnh của người Việt Nam, người nước ngoài, nhập cảnh vào Việt Nam, cách ly tập trung, đến hết thời gian theo dõi y tế tại nhà; xây dựng hệ cơ sở dữ liệu tập trung về người nhập cảnh của Ban Chỉ đạo để phục vụ phòng, chống dịch.
Dự kiến các đối tượng nhập cảnh sẽ được phân loại thành nhóm khác nhau, trong đó những người nhập cảnh đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 sẽ được kiểm tra bằng những xét nghiệm khác nhau để khẳng định việc tiêm vaccine đã có tác dụng (bởi hiệu quả của các loại vaccine từ 70% đến 90%) sẽ được rút ngắn thời gian cách ly tập trung xuống khoảng 1 tuần.
Các đại biểu nhấn mạnh yêu cầu, hệ thống công nghệ quản lý người nhập cảnh phải phân rõ trách nhiệm của cá nhân người nhập cảnh thực hiện nghiêm ngặt các quy định phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn cho cộng đồng; quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức như đại sứ quán khi tiếp nhận người đăng ký đến Việt Nam, các bộ ngành thành viên "tổ 5 người" quyết định các chuyến bay nhập cảnh, giải cứu, chính quyền cơ sở, cơ quan y tế theo dõi người nhập cảnh thực hiện theo dõi y tế sau khi hoàn thành cách ly tập trung...
Ban Chỉ đạo và các chuyên gia nhận định nếu các địa phương kiểm soát tốt thì tình hình dịch bệnh cơ bản được khống chế, dập được dịch trong tháng 6, nhưng sẽ vẫn ghi nhận những ca mắc lẻ tẻ trong cộng đồng, khác với cả khoảng thời gian dài không ghi nhận ca nhiễm như trước đây.
Trong khi đó, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 ở trong nước, cũng như nhiều quốc gia khác, chưa thể có miễn dịch cộng đồng sớm. Do vậy, chúng ta vẫn phải luôn sẵn sàng, không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, thực hiện nghiêm thông điệp 5K.
Thường trực Ban Chỉ đạo giao Bộ Y tế khẩn trương đúc rút kinh nghiệm phòng, chống dịch trong khu công nghiệp tại Bắc Ninh, Bắc Giang, phổ biến ngay cho các địa phương, nhất là những địa bàn có nhiều khu công nghiệp để có các bước chuẩn bị, không để bị động.
Thi tốt nghiệp THPT: Ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho giám thị Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho hay Bộ đã làm việc với Bộ Y tế để cán bộ coi thi được ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là cán bộ coi thi ở các khu vực đang có dịch. Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. (Ảnh: TTXVN) Bộ Giáo dục và Đào tạo...