Nỗ lực giải quyết hồ sơ tồn đọng
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh – liệt sĩ, nhìn lại chặng đường 5 năm triển khai Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH tại các địa phương, có thể thấy dù có rất nhiều khó khăn nhưng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các tỉnh, thành đã giải quyết cơ bản số hồ sơ tồn đọng.
Tấm bằng ghi công sau 90 năm chờ đợi
Trong lần xét tặng Bằng Tổ quốc ghi công vừa được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) trao mới đây có những trường hợp đặc biệt, gây xúc động lớn với những người làm công tác thẩm định, giải quyết hồ sơ công nhận người có công.
Đó là trường hợp cụ Phạm Khánh, sinh năm 1869, tham gia lực lượng Tự vệ đỏ tại Nghệ An khi đã 61 tuổi. Tài liệu tiếng Pháp còn lưu giữ tại Cục Hồ sơ nghiệp vụ cho thấy cụ bị địch bắt giam, số tù 749 khi tham gia hoạt động cộng sản cùng đồng đội, bị địch tra tấn dã man, cụ đã hy sinh trong nhà lao Buôn Mê Thuột vào ngày 27/9/1931. Tính đến nay, cụ Phạm Khánh đã hi sinh 91 năm.
Thân nhân liệt sĩ Phạm Khánh chia sẻ về quá trình làm hồ sơ xác nhận liệt sĩ. Ảnh: Giáp Tống
Sau khi nhận tấm Bằng Tổ quốc ghi công thiêng liêng dành cho ông nội, ông Phạm Bá Tiến (62 tuổi, cháu nội liệt sĩ Phạm Khánh (hiện trú tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) cho biết, hơn 90 năm qua, gia đình ông luôn nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng trong việc lập hồ sơ xác nhận liệt sĩ đối với ông nội – liệt sĩ Phạm Khánh. Tuy nhiên, do ông hy sinh đã lâu, các giấy tờ liên quan đến quá trình hoạt động cách mạng của ông đều không còn lưu trữ được nên chưa thể hoàn thiện hồ sơ.
Với sự hỗ trợ của Cục hồ sơ nghiệp vụ – Bộ Công An; Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh; Huyện ủy Thanh Chương, gia đình đã tìm kiếm hồ sơ, tài liệu về quá trình hoạt động của ông Phạm Khánh. Đến tháng 1/2021, gia đình ông Tiến đã hoàn thiện hồ sơ gửi Sở LĐTBXH tỉnh Nghệ An để trình UBND tỉnh, Bộ LĐTBXH.
“Sau hơn 90 năm khắc khoải với biết bao lần chờ đợi, hy vong rồi lại thất vọng, hụt hẫng nhưng tới ngày hôm nay, sự chờ đợi gần 91 năm qua đã trở thành hiện thực. Gia đình tôi rất tự hào khi được đón nhận Bằng Tổ quốc ghi công của ông nội tôi. Đây là tấm Bằng vinh danh, ghi công những đóng góp hy sinh của ông nội cho nền độc lập tự do của dân tộc”, ông Phạm Bá Tiến xúc động phát biểu.
Thay mặt gia đình, ông Tiến gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn, hỗ trợ, quá trình giải quyết hồ sơ của các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành Lao động – Thương binh và Xã hội để hôm nay, trong những ngày tháng 7 lịch sử, gia đình ông được đón nhận tấm Bằng Tổ quốc ghi công cao quý này.
Video đang HOT
Thay mặt các thân nhân liệt sĩ, ông Nguyễn Văn Nhân (sinh năm 1974, trú tại xã Thạnh huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre), là cháu liệt sĩ Đinh Công Gấm cũng chia sẻ đầy xúc động.
Ông Nguyễn Văn Nhân, cháu liệt sĩ Đinh Công Gấm cũng chia sẻ xúc động khi nhận bằng Tổ quốc ghi công. Ảnh: Giáp Tống
Tham gia cách mạng từ những ngày đầu, tháng 1/1946, Tiểu đội trưởng, Đội cảm tử quân xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre ngã xuống trong một trận chiến đấu bảo vệ quê hương.
“Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, do gia đình phân tán và cũng không tìm được đồng đội hoặc người biết trường hợp hi sinh của ông tôi nên chúng tôi chưa làm được hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ. Nhưng chúng tôi luôn tin tưởng đến một ngày ông sẽ được vinh danh vì Tổ quốc không bao giờ quên những người đã ngã xuống cho sự bình yên của đất nước”, ông Nhân cho biết.
Người cháu của liệt sĩ Đinh Công Gấm xúc động cho biết tiếp: “Gần 80 năm qua, không một ngày nào mà gia đình không mong ngóng tin tức từ phía các cơ quan chức năng, dẫu biết rằng đây là việc vô cùng khó khăn, bởi hầu như các thông tin minh chứng đều vô cùng ít ỏi, đã nhiều lần gia đình chúng tôi những tưởng có được thông tin chính xác nhưng rồi lại không phải, chợt tưởng có niềm vui rồi lại phải tiếp tục đợi chờ, trông ngóng”.
Những năm gần đây, với sự hỗ trợ của các bậc lão thành cách mạng, những người đồng chí, đồng đội, chính quyền các cấp đã tích cực rà soát, nỗ lực trong việc tìm kiếm thông tin. Đặc biệt, Đảng bộ, chính quyền xã Đại Điền và huyện Thạnh Phú luôn có tinh thần trách nhiệm, giúp đỡ tận tình gia đình chúng tôi trong quá trình lập hồ sơ. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ, đến nay người lính cảm tử Đinh Công Gấm đã được cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” công nhận là liệt sĩ.
“Rất xúc động, vinh dự và tự hào sau 75 năm khắc khoải, chờ mong, gia đình chúng tôi nhận được tấm Bằng Tổ quốc ghi công, ghi nhận cho sự hy sinh của ông tôi. Nhìn vào tấm gương của ông, nhìn vào Bằng Tổ quốc ghi công, chúng tôi thêm tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình”, ông Nhân cho biết.
Mong chờ người thân được vinh danh
Về tình hình giải quyết hồ sơ công nhận người có công thời gian qua, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung khẳng định những hy sinh, mất mát của các thương binh, liệt sĩ là vô cùng to lớn. Đây cũng là động lực để cán bộ, nhân viên ngành LĐTBXH nỗ lực làm tốt hơn nữa nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với các thương binh, gia đình liệt sĩ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trao Bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân các gia đình liệt sĩ. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Đặc biệt, công tác xác nhận người có công với cách mạng nói chung, xác nhận liệt sĩ nói riêng qua nhiều thời kỳ luôn được Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng hết sức nỗ lực trong việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp tháo gỡ.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng trăn trở, chiến tranh đã lùi xa, hầu hết các đơn vị, cá nhân không còn lưu giữ hồ sơ, giấy tờ gốc, những người giao nhiệm vụ và người làm chứng không còn…
“Nhiều trường hợp liệt sĩ hi sinh đã mấy chục năm, gia đình và người thân vẫn thầm mong, khắc khoải đợi chờ người cha, người chồng và người con của mình được vinh danh”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
Xuất phát từ tấm lòng tri ân sâu sắc, phương châm “không để bất cứ người có công nào không được hưởng chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, sự chăm sóc của nhân dân”, Bộ LĐTBXH đã báo cáo và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Kết luận; Chính phủ ban hành Nghị quyết, trong đó yêu cầu tập trung giải quyết các hồ sơ xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh còn tồn đọng các bộ, ngành và các địa phương theo trình tự, thủ tục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Trên cơ sở đó, ngày 20/3/2017, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH với quy trình thực hiện từ quá trình phân loại hồ sơ tới các bước công việc cụ thể từ cơ quan công an, quân đội, cấp xã, huyện, tỉnh và Trung ương. Các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng Kế hoạch thực hiện, Tổ công tác Trung ương cùng với các bộ, ngành, địa phương rà soát thẩm định hồ sơ đồng thời công khai thông tin hồ sơ trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Cụ thể, Bộ đã rà soát, xem xét trên 7.000 hồ sơ tồn đọng, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận và cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với trên 2.400 liệt sĩ, trên 2.700 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Đối với những hồ sơ không đủ điều kiện cũng đã kết luận và giải thích cho đối tượng, được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ.
Đáng chú ý, trong số các liệt sĩ được xác nhận phần lớn là sau khi đất nước đã hoà bình được gần 50 năm, có những trường hợp đã hy sinh 70, 80 năm về trước. Sau nhiều năm đợi chờ, hy vọng, rồi lại thất vọng, cuối cùng được đón nhận tình cảm vỡ oà trong nước mắt của hơn 2.200 gia đình thân nhân liệt sĩ.
“Nhân dịp 75 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ, nhìn lại chặng đường 5 năm triển khai Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH tại các địa phương cho thấy mặc dù có rất nhiều khó khăn, trở ngại do đây là việc chưa từng có tiền lệ, quá trình gian nan đó bước đầu đã được đền đáp bởi những kết quả vô cùng quan trọng và thiêng liêng. Kết quả này chính là hành động thiết thực, ý nghĩa nhất, bày tỏ tấm lòng thành kính, nén tâm nhang của thế hệ đi sau của những người làm công tác thương binh liệt sĩ đối với 1,2 triệu liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết, trong công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, đặc biệt đối với việc giải quyết hồ sơ tồn đọng đã được giải quyết căn bản song vẫn còn một bộ phận nhỏ đang chờ mong việc xác nhận liệt sĩ do thời gian, các hồ sơ, tài liệu, thông tin ngày càng ít ỏi, quá trình giải quyết ngày càng khó khăn và phức tạp hơn.
Đồng thời, công tác chăm sóc người có công với cách mạng thời gian tới sẽ tiếp tục được các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và người dân hưởng ứng, tham gia tích cực để người có công với cách mạng có cuộc sống ngày càng đầy đủ, tốt đẹp hơn.
Tập trung khôi phục, phát triển thị trường lao động sau đại dịch COVID-19
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đang khẩn trương xây dựng đề án khôi phục và phát triển thị trường lao động, là một bộ phận cấu thành chương trình khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ.
Dệt may là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nữ. Ảnh: TTXVN.
Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, do ảnh hưởng của dịch bệnh, đời sống của người lao động còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhìn trên bình diện chung thì diện bao phủ của chính sách cơ bản đã tới với người dân. Nghị quyết 68, Nghị quyết 116 và mới đây là Nghị quyết 126 sửa đổi đã đi vào cuộc sống, được nhân dân ghi nhận, giúp người dân khắc phục một phần khó khăn trong cuộc sống.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định, từ 1/7 đến nay, Ngân hàng chính sách xã hội, Bảo hiểm xã hội và các địa phương đã triển khai rất khẩn trương, rất quyết liệt các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động theo Nghị quyết 68, Nghị quyết 116 và Nghị quyết 126 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68. Các địa phương, nhất là 23 tỉnh, thành thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đã nỗ lực rất lớn, quyết tâm rất nhiều, có nhiều cách làm mới, đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ.
Từ chính sách này, phần đông người lao động khắc phục khó khăn vươn lên, phần lớn doanh nghiệp chia sẻ với người lao động, chung tay cùng vượt qua đại dịch. Các chính sách không chỉ hướng tới người lao động, công nhân mà còn rất nhiều đối tượng yếu thế đã được chăm lo như người già, trẻ em mồ côi, người khuyết tật...
"Tuy nhiên, thời gian qua, dịch bệnh kéo dài, phức tạp, những diễn biến mới ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống, việc làm, sinh hoạt của người dân, khi dòng người từ thành phố, đô thị, khu đông dân cư kéo về quê, về địa phương, về nông thôn với số lượng rất lớn. Điều này dẫn đến sự đứt gãy chuỗi cung ứng ở một số bộ phận, lĩnh vực, địa bàn, đòi hỏi sớm khôi phục và phát triển thị trường lao động, góp phần khôi phục và phát triển nền kinh tế", Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung nhận định.
Bộ LĐTB&XH đang khẩn trương xây dựng đề án khôi phục và phát triển thị trường lao động, là một bộ phận cấu thành chương trình khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ. Do đó, các đơn vị cần tập trung rà soát lại tình hình lao động, sản xuất kinh doanh dưới góc độ trách nhiệm của ngành để đánh giá thực chất tình hình lao động, việc làm và tình hình thiếu hụt lao động, cơ cấu lao động, chuyển dịch lao động. Qua đó kiến nghị các giải pháp, chính sách nhằm giữ chân người lao động, thu hút lao động quay trở lại làm việc và điều tiết lực lượng lao động, góp phần phục vụ công tác sơ kết của Chính phủ, hoàn thiện đề án khôi phục và phát triển thị trường lao động để kịp thời bổ sung vào cơ chế chính sách cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Các địa phương lưu ý triển khai Nghị định về lương tối thiểu vùng theo tháng và theo giờ Ngày 17/6, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành công văn số 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN chỉ đạo triển khai Nghị định số 38/2022/NĐ-CP về lương tối thiểu. Lao động dệt may thường xuyên phải làm tăng ca. Ảnh: TTXVN Theo đó, để triển khai thực hiện Nghị định 38 đúng quy định, bảo...