Nỗ lực đòi quyền lợi của mẹ đơn thân Trung Quốc
Chris Zou bị bác khiếu nại trợ cấp thai sản sau ba năm theo kiện, nhưng vẫn quyết tâm bảo vệ quyền lợi cho các bà mẹ đơn thân Trung Quốc.
Zou, nhân viên giàu kinh nghiệm trong một công ty đa quốc gia ở Thượng Hải, không kết hôn sau khi sinh cậu bé Xinxin năm 2016. Năm 2017, người mẹ đơn thân yêu cầu công ty trả tiền trợ cấp thai sản, nhưng không được chấp thuận vì không có giấy đăng ký kết hôn.
Các đôi vợ chồng ở Trung Quốc được hưởng bảo hiểm và trợ cấp thai sản thông qua chương trình hỗ trợ tài chính cho phụ nữ sau sinh con. Tuy nhiên, người hưởng quyền lợi này cần cung cấp giấy chứng nhận kết hôn và thông tin về bố của đứa trẻ.
Khi chính quyền địa phương bác khiếu nại đòi trợ cấp của Zou, cô kiện lên tòa và dành ba năm tiếp theo để đấu tranh pháp lý, nhưng liên tục thất bại. Văn phòng công tố Trung Quốc đã bác đơn khiếu nại cuối cùng của cô vào ngày 28/10.
Lei Gailing và con trai Jirong ở Bắc Kinh năm 2008. Cậu bé không thể xin giấy phép cư trú, giấy tờ cần thiết để được đi học, bởi không có bố. Ảnh: New York Times
Bất chấp kết quả, Zou tin rằng các vụ kiện đáng để theo đuổi bởi nghĩ rằng cô đã giúp phơi bày những mâu thuẫn trong luật pháp cũng như rào cản mà mẹ đơn thân ở Trung Quốc phải đối mặt.
“Tôi tin rằng thông qua vụ kiện này, những người mẹ có hoàn cảnh giống tôi sẽ cảm thấy được hỗ trợ rất nhiều. Họ được nhận diện và tự tin khi biết có một cộng đồng hỗ trợ mẹ đơn thân tồn tại”, Zou nói.
Dong Xiaoying, luật sư tại thành phố Quảng Châu, người sáng lập tổ chức Vận động cho Mạng lưới Gia đình Đa dạng, đồng ý với Zou.
Video đang HOT
“Trường hợp của cô ấy là một ví dụ điển hình và là nguồn truyền cảm hứng”, Dong nói.
Khi Trung Quốc nới lỏng hạn chế sinh đẻ, phụ nữ chưa lập gia đình dễ có con hơn. Trước đây, chính phủ thường phạt những phụ nữ có con khi chưa lập gia đình và từ chối cho trẻ em sinh ra ngoài giá thú nhập hộ khẩu, hệ thống cho phép các em được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục và y tế công.
Dù những hạn chế như vậy đã được nới lỏng, mẹ đơn thân Trung Quốc vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Phụ nữ chưa kết hôn không thể sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản hoặc đông lạnh trứng. Còn trường hợp của Zou cho thấy những người mẹ không lập gia đình thường không thể nhận trợ cấp chính phủ.
Luật của Trung Quốc về trẻ em ngoài giá thú rất mâu thuẫn. Luật bảo hiểm xã hội quy định người mẹ được hưởng bảo hiểm thai sản do chủ lao động cung cấp. Nhưng chính quyền địa phương lại yêu cầu phụ nữ nhận bảo hiểm phải có “giấy chứng sinh” – thứ không thể có nếu không có giấy đăng ký kết hôn.
Các bà mẹ mới sinh sẽ gặp phải trở ngại này và thường từ bỏ khi chính quyền địa phương từ chối cấp giấy chứng sinh, Zou nói.
“Tôi cảm thấy chính sách này không hợp lý và cộng đồng những người mẹ không kết hôn rất cần giúp đỡ”, cô bày tỏ.
Zou cho hay cô phát hiện rất nhiều phụ nữ làm việc cho công ty mà chủ lao động không đóng bảo hiểm hay có nguy cơ mất việc nếu họ khiếu nại.
Tuần trước, những người ủng hộ Mạng lưới Gia đình Đa dạng đã phát hành tài liệu và video về những trở ngại mà phụ nữ không kết hôn phải vượt qua để có con. Theo đó, mẹ đơn thân phải ra nước ngoài để mua tinh trùng hợp pháp, không được tiếp cận công nghệ hỗ trợ sinh sản và thường đối mặt phân biệt đối xử trong công việc.
Dong cho hay cô nhận thấy đã có nhiều cải thiện. Trong những năm gần đây, mạng lưới lần đầu tiên nhận được phản hồi từ các đại biểu quốc hội và đại diện chính quyền, cho biết họ đã nhìn nhận và quan tâm đến vấn đề này.
“Bước tiếp theo, chúng tôi sẽ thực hiện vận động chính sách và pháp lý, bao gồm vận động hành lang các đại biểu quốc hội”, Zou nói. “Chúng tôi chắc chắn sẽ tiếp tục ủng hộ cuộc đấu tranh đòi quyền lợi của mẹ đơn thân”.
Với Zou, cuộc chiến không mang nhiều ý nghĩa tiền bạc, mà cô muốn nó đem lại tính hợp pháp cho con mình.
“Tôi không muốn con tôi sinh ra đã bị gắn mác là ‘chống đối chính sách’. Dù thua kiện, tôi không thừa nhận việc có con khi chưa kết hôn là vi phạm pháp luật”, Zou nói.
Ông lão 'vỡ mộng' sau một năm cưới bà giúp việc
Ông Li, 101 tuổi, ở Thiệu Hưng, Chiết Giang đã âm thầm kết hôn với nữ giúp việc của mình, nhưng chưa đầy một năm đã nhất quyết ly dị vì nghĩ bị lừa.
Từ khi mẹ mất, các con của ông Li thuê người giúp việc tên Zhang, 53 tuổi, đến chăm sóc cha. Thời gian sống tại nhà ông Li, bà Zhang hay kể cảnh khổ của gia đình, phàn nàn không có bảo hiểm lao động. Bà nói rất ngưỡng mộ ông Li vì có lương hưu hàng tháng tới 7.000 tệ và bày tỏ mong ước có được chút quyền lợi như ông này.
Tháng 2/2019, các con ông Li bất ngờ nhận được tin bố đã kết hôn với người phụ nữ này. Dù không ủng hộ, họ cũng không thể thay đổi quyết định. Thế nhưng chưa đầy một năm, ông Li bất ngờ đòi ly hôn. Thái độ của ông lão rất mạnh mẽ và cương quyết. "Thật là khốn nạn, bà ta đã lừa dối tôi", ông Li bức xúc.
Ông lão cho hay, ông kết hôn với bà Zhang vì thương, muốn bà được hưởng một phần tài sản sau khi mình qua đời để có cuộc sống tốt hơn. Thế nhưng, kết hôn xong, người đàn bà thay đổi tính tình hoàn toàn. Bà chiếm thẻ lương, thẻ bảo hiểm y tế và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Li. Các khoản trợ cấp từ chính phủ và các tổ chức xã hội của chồng, bà cũng giữ chặt.
"Bà ấy liên tục đòi tôi sang tên căn nhà cho mình, bắt tôi viết di chúc và không còn lo chăm sóc sinh hoạt hàng ngày của tôi như trước", ông lão kể tội vợ.
Ảnh minh họa: Visual China.
Tuy nhiên, bà Zhang lại nói đồng ý kết hôn vì tình cảm sâu đậm 10 năm qua dành cho chồng, tuyệt nhiên không phải lợi dụng. Theo bà, ông Li đòi ly hôn vì bị các con lừa dối.
Mâu thuẫn không thể giải quyết, ông Li đâm đơn ra tòa. Hai vợ chồng ông lão ly thân trước khi tòa xét xử. Hiện nay, ông Li được con cháu chăm sóc.
Tại phiên xét xử, tòa sơ thẩm cho rằng thời gian hai bên đăng ký, hai con của ông Li không chứng kiến. Ông lão đã lớn tuổi, do vậy, không có chứng cứ chứng minh ông quyết định kết hôn khi đã cân nhắc kỹ lưỡng.
Xét hoàn cảnh thực tế của vụ án, để tôn trọng nguyện vọng thực sự của người cao tuổi, tòa cho phép hai bên được ly hôn và chia tài sản chung. Ông Li bồi thường cho bà Zhang 50.000 tệ. Bà này buộc phải nghỉ việc.
Thẩm phán cho biết, người cao tuổi được bảo mẫu chăm sóc ngày càng phổ biến trong xã hội Trung Quốc. Do đó, việc họ kết hôn với người giúp việc không phải là hiếm. Điều này cũng đã dẫn đến nhiều tranh chấp trong gia đình.
Vị thẩm phán khuyến cáo việc kết hôn nên dựa trên tình cảm và cần cân nhắc kỹ lưỡng. Người già nên lắng nghe ý kiến của người thân, nhất là con cháu khi quyết định tái hôn để cuộc sống gia đình sum vầy, vợ chồng giúp đỡ nhau khi tuổi già ập đến.
"Ngoài ra, con cái cũng nên quan tâm đến cha mẹ hơn, không chỉ là vật chất mà còn cần an ủi tinh thần. Đừng để người già sống một mình trong cô đơn. Sự trống trải khiến lý trí của người cao tuổi bị ảnh hưởng", thẩm phán nói.
Anh tung bằng chứng cáo buộc Huawei có liên quan tới chính phủ Trung Quốc Hội đồng Quốc phòng Anh bố trích dẫn các báo cáo chứng minh mô hình hoạt động của Tập đoàn Huawei có liên hệ với Chính phủ Trung Quốc. Hội đồng Quốc phòng Anh mới đây tuyên bố có bằng chứng rõ ràng về sự kết hợp giữa tập đoàn công nghệ Huawei và Chính phủ Trung Quốc, đồng thời kêu gọi liên...