Nỗ lực cứu loài tê giác đen quý hiếm của các nước châu Phi
Chuyến “hành hương” về quê hương mới của các cá thể tế giác đen bắt đầu từ hôm 11-11 và được đánh giá là một trong những chiến dịch vận chuyển tê giác đen quốc tế lớn nhất từ trước đến nay.
Ngày 13-11, Malawi đã nhận từ Nam Phi 17 con tê giác đen, loài động vật quý hiếm từng biến mất ở nước này từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước.
Đây là một phần trong chương trình bổ sung các loài động vật đã tuyệt chủng tại một quốc gia, do Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) khu vực miền Nam Phi cùng Chính phủ Malawi và Nam Phi phối hợp thực hiện.
Chuyến “hành hương” về quê hương mới của các cá thể tế giác đen bắt đầu từ hôm 11/11 và được đánh giá là một trong những chiến dịch vận chuyển tê giác đen quốc tế lớn nhất từ trước đến nay.
Các con tê giác được chuyển bằng ôtô từ khu bảo tồn động vật hoang dã Ezemvelo KZN Wildlife ở Nam Phi.
Sau 8 giờ trên đường, đàn tê giác đã đến Công viên Quốc gia Liwonde ở miền Nam Malawi, cũng là nơi các binh sỹ Anh đang huấn luyện lực lượng an ninh sở tại các kỹ năng chống săn bắn trộm động vật.
Video đang HOT
Lãnh đạo tổ chức từ thiện Africa Parks do Hoàng tử Anh Harry đứng đầu cho biết, tổ chức này ủng hộ nỗ lực nhân rộng đàn tê giác đen tại Malawi cũng như hỗ trợ chính quyền sở tại bảo tồn loài động vật quý hiếm này.
Các cá thể tê giác này sẽ được gắn thiết bị định vị để có thể được theo dõi từ trên không và được các đội tuần tra hằng ngày giám sát.
Giám đốc Cơ quan Quản lý các công viên và khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã của Malawi, ông Brighton Kumchedwa hoan nghênh sáng kiến tăng số lượng tê giác đen sau khi chúng không còn tồn tại tại nước này từ thập niên 80 và đến năm 1993 mới có 4 cá thể xuất hiện trở lại.
Các nước khu vực Nam sa mạc Sahara của châu Phi từng là nơi có số lượng lớn loài tê giác đen, nhưng chúng đã dần biến mất do hoạt động săn bắn trộm.
Theo WWF, đến năm 1993, cả khu vực còn khoảng 2.475 cá thể tê giác đen. Các nước đặt mục tiêu tăng số lượng tê giác đen lên 5.000 con.
Theo baoangiang.com.vn/TTXVN
Australia nỗ lực bảo vệ gấu koala trong thảm họa cháy rừng
Ngoài bảo vệ người và tài sản, nhiều cá nhân, tổ chức tại Australia cũng đang cố gắng bảo vệ gấu koala trong các đám cháy rừng.
Thảm họa cháy rừng đang tàn phá diện tích đất và rừng lên tới khoảng 1 triệu héc-ta tại Australia, làm 3 người thiệt mạng, hàng chục người khác bị thương, phá hủy khoảng 300 ngôi nhà và gây nhiều hậu quả khôn lường về môi trường. Song song với những nỗ lực dập lửa và bảo vệ con người và tài sản, nhiều cá nhân, tổ chức tại Australia cũng đang cố gắng bảo vệ koala, một loài động vật bản địa quý hiếm của Australia.
Nằm không xa khu vực đang diễn ra các đám cháy rừng tại thị trấn Taree thuộc bang New South Wales, ngôi nhà của đôi vợ chồng Paul và Christeen McLeod những ngày này trở thành nơi trú ẩn an toàn của 24 chú gấu túi koala, loài động vật bản địa quý hiếm của Australia.
Ông Paul McLeod cho biết, vợ chồng ông đã mang những chú koala đang bị nguy hiểm về nhà để chăm sóc trong giai đoạn khó khăn này: "Khi đi ngang qua, chúng tôi thấy koala đang ở tít trên cành cao, chúng tôi phải đi lấy xe tải và thang để có thể đưa koala xuống".
Là người có nhiều kinh nghiệm chăm sóc koala, vợ chồng bà McLeod biết rằng, điều kiện thời tiết khắc nghiệt và cháy rừng như hiện tại đang làm cho cuộc sống của những chú gấu koala vốn đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, nay lại càng trở nên khó khăn hơn.
Vì thế, bà Christeen McLeod đã không ngần ngại khi biến cả phòng khách của nhà mình thành bệnh viện dã chiến cho koala: "Koala đang bị ảnh hưởng rất nặng nề từ cháy rừng. Tất cả các móng đã bị bỏng. Cả mũi và má cũng đều như vậy. Điều chúng tôi làm là sẽ làm sạch và làm dịu các vết bỏng này. Chúng tôi cũng phải xử lý các phần da đã bị bong và cả phần tai. Chúng tôi cần phải làm sạch những chỗ này".
Không chỉ riêng gia đình ông McLeod, các bệnh viện thu ý của bang New South Wales và Queensland trong những ngày qua luôn bận rộn tiếp đón các động vật bị ảnh hưởng bởi cháy rừng, trong đó có không ít những chú gấu túi koala.
Trong những ngày qua, 150 tình nguyện viên thuộc Bệnh viện gấu túi koala ở Port Macquarie, bang New South Wales đã liên tục tìm kiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lake Innes để giải cứu một đàn gấu túi quý hiếm và đa dạng về di truyền lên tới 600 con.
Bà Sue Ashton, Giám đốc bệnh viện cho biết, bệnh viện đang nuôi giữ 43 con gấu túi, trong đó có 16 con mới được giải cứu khỏi khu vực hỏa hoạn. Những con gấu túi được cứu sẽ được kiểm tra y tế trong 3 ngày, nhưng những con bị bỏng có thể cần tới 6 tháng để phục hồi hoàn toàn. Mặc dù đội ngũ nhân viên và tình tình nguyện viên đã làm việc không mệt mỏi những ngày qua, nhưng bà Ashton vẫn lo ngại cháy rừng có thể đã giết chết 350 con gấu túi trong khu vực này.
Trong khi đó, Bệnh viện Động vật hoang dã Currumbin của bang Queensland cũng đang rất bận rộn khi phải tiếp nhận khoảng 54 "bệnh nhân" động vật mới mỗi ngày trong đó có nhiều gấu koala, là nạn nhân trực tiếp của các vụ hỏa hoạn đang tàn phá trên khắp khu vực Đông Nam của bang Queensland.
Bác sỹ thú y Michael Pyne của bệnh viện này lo ngại, cháy rừng không chỉ làm ảnh hưởng đến số lượng koala đang sinh sống ở đây mà còn làm thu hẹp nghiêm trọng khu vực sinh sống và nguồn thức ăn của loài động vật quý hiếm này.
"Thật đáng buồn là nhiều koala không thoát khỏi các đám cháy. Nhưng vấn đề quan trọng hơn đó là chúng mất đi môi trường sống. Hiện vẫn còn những con koala đang sinh sống ngoài kia nhưng thức ăn còn lại rất ít. Khô hạn và nắng nóng đã gây ra rất nhiều vấn đề và giờ đây lại thêm cháy rừng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống của koala. Hiện môi trường sống của chúng đang bị thu hẹp và đây sẽ là thách thức lớn nhất đối với sự sinh tồn của koala trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng tới".
Theo thống kê của Australia, hiện nước này có khoảng 50.000-100.000 con gấu túi. Tuy nhiên, với tốc độ biến đổi khí hậu như hiện nay, gấu koala tại Australia có thể bị tuyệt chủng trong tự nhiên vào giữa thế kỷ này./.
Việt Nga, Hữu Tiến/VOV-Australia
Theo vov.vn
Quảng Bình: Đi đánh cá, bắt được "sâm động vật" dưới nước quý hiếm Khi ra đồng, một người dân ở Quảng Bình may mắn bắt được một con lươn vàng hiếm gặp, được ví như "sâm động vật" dưới nước. Người may mắn trên là anh Nguyễn Thế Thành (31 tuổi, ngụ xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình). Anh Thành cho biết khi anh đang bắt cá tại một cánh đồng ở TP...