Nỗ lực “cứu” 300 xác ướp cổ nhất thế giới
Các nhà nghiên cứu Chile đang tìm kiếm tài trợ để bảo tồn gần 300 xác ướp Chinchorro, có niên đại từ 5.000 năm trước Công nguyên đến 1500 năm trước Công nguyên.
Hai trong số hàng trăm xác ướp Chinchorro được tìm thấy ở sa mạc Atacama
Những xác ướp cổ nhất thế giới đang tan chảy thành chất nhờn màu đen khi nhiều loại vi khuẩn tấn công.
Theo các chuyên gia, việc “cứu” các xác ướp hiếm có là cuộc chạy đua với thời gian. Chúng có niên đại từ 5000 năm trước Công nguyên đến 1500 năm trước Công nguyên.
Gần 300 xác ướp được gọi là Chinchorro đã được phát hiện ở sa mạc Atacama, gần biên giới Chile và Peru.
Các xác ướp có niên đại từ 5000 năm trước Công nguyên đến 1500 năm trước Công nguyên
Nhưng sau khi được lấy ra khỏi vùng sa mạc khô cằn, xác ướp bắt đầu bị vi khuẩn ăn da. Các nhà nghiên cứu Chile đang tìm kiếm viện trợ để ngăn chặn sự xâm nhập này. Được biết sự tấn công của vi khuẩn là do nhiệt độ và độ ẩm xung quanh thay đổi.
Video đang HOT
Sau hàng ngàn năm bị chôn vùi dưới cát sa mạc, hiện nay, độ ẩm đã giúp các vi khuẩn phát triển mạnh trên da của xác ướp, theo giáo sư sinh vật học Ralph Mitchell. Ông nói với trang Live Science: “Ngay sau khi nhiệt độ và độ ẩm thích hợp xuất hiện, vi khuẩn bắt đầu ăn da”.
Sau khi được lấy ra khỏi vùng sa mạc khô cằn, xác ướp bắt đầu bị vi khuẩn ăn da
Xác ướp cần được giữ trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cụ thể để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn. Hiện, chúng đang được lưu giữ tại Bảo tàng Azapas San Miguel ở thành phố Arica, miền bắc Chile.
Không giống như xác ướp Ai Cập thường là những thành phần tinh hoa trong xã hội, xác ướp Chinchorro bao gồm nhiều thành phần hơn như trẻ em và thai nhi bị sẩy. Các nhà nghiên cứu tin rằng nhiều dân thường đã thiệt mạng khi ngọn núi lửa gần đó khiến nguồn nước uống bị ô nhiễm.
Được biết sự tấn công của vi khuẩn là do nhiệt độ và độ ẩm xung quanh thay đổi
Theo Trà My – Mirror (Dân Việt)
Xác ướp sư tử con nguyên vẹn hơn 3 vạn năm ở Siberia
Xác hai con sư tử con hầu như còn nguyên vẹn sau hơn 30.000 năm nhờ được bảo quản trong môi trường đóng băng vĩnh cửu ở Siberia, Nga.
Xác sư tử con gần như nguyên vẹn sau hơn 30.000 năm.
Theo Daily Mail, hai con sư tử nhỏ được các nhóm nghiên cứu đặt tên Uyan và Dina, chỉ khoảng một tuần tuổi khi bị chết trong hang đá ở Siberia cách đây hơn 30.000 năm. Hai con sư tử con được tìm thấy vào năm ngoái trong "ngôi mộ băng" bao trùm cả lớp lông, phần mô hay râu", Tiến sĩ Albert Protopopov, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Viện khoa học Yakutian nói.
Tiến sĩ Protpopov trả lời truyền thông khi phát hiện hai con sư tử con này: "So với sư tử hiện đại ngày nay, Uyan và Dina khá nhỏ, chỉ khoảng 1-2 tuần tuổi".
Hai còn sư tử con bị đè chết chỉ khoảng một tuần tuổi.
Xác sư tử Uyan nguyên vẹn hơn Dina, nặng khoảng 2,8 kg, nhỉnh hơn 2,1 kg so với sư tử hiện đại mới chào đời. Nhóm nghiên cứu không thể xác định rõ Uyan và Dina là con đực hay con cái vì những con sư tử mới sinh không có đặc điểm giới tính dễ nhận biết.
Sư tử con Dina và Uyan còn quá nhỏ nên chưa thể nhìn rõ. "Mí mắt của Dina vẫn khép kín, trong khi đó, mắt trái của Uyan nhắm chặt còn mí mắt phải hơi hé mở", Protpopov nói. Các nhà nghiên cứu chưa rõ mí mắt phải của Uyan mở ra trước hay sau khi con vật chết.
Hai con sư tử Uyan và Dian chưa kịp mở mắt.
Bản chụp cắt lớp vi tính xác Uyan và Dian cho thấy răng sữa và răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc bên dưới lợi của cả hai con vật. "Quá trình mọc răng sớm của Uyan chỉ ra răng sữa chắn chắn sẽ rụng ở thời điểm sớm hơn, độ khoảng hai tháng tuổi", nhóm nghiên cứu nhận định.
Trong khi đó, răng sữa của sư tử hiện đại nhú ra khi con non ba tuần tuổi, được thay thế bằng răng vĩnh viễn ở ba tháng tuổi. Dạ dày của Uyan trống rỗng nhưng bản chụp cắt lớp cho thấy sư tử con đã bú sữa mẹ vài tiếng trước khi chết.
Các nhà nghiên cứu lấy mẫu da và mô từ "xác ướp" sư tử con.
Những con sư tử hang động cuối cùng sống ở Alaska và phía tây bắc Canada cách đây khoảng 14.000 năm. Các nhà nghiên cứu ngày nay không có nhiều bằng chứng về sự tồn tại của loài sư tử này. Do đó, phát hiện đôi sư tử con có ý nghĩa rất quan trọng, giúp hé lộ cách sư tử cổ đại sinh trưởng và trông như thế nào khi so sánh với các loài hiện đại.
Nhưng ngay cả khi hai xác ướp sư tử con khá nguyên vẹn, bộ DNA của chúng "trong tình trạng khá tệ" và các nhà nghiên cứu khó có thể nhân bản, Beth Shapiro, phó giáo sư khoa Sinh thái học và Sinh học tiến hóa tại Đại học California (Mỹ) cho biết.
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail (Dân Việt)
Bí ẩn "xác ướp la hét" trong hầm mộ hoàng tộc Ai Cập Gương mặt xác ướp méo mó lộ rõ vẻ kinh hoàng, không giống với tín ngưỡng người Ai Cập cổ đại, đã thôi thúc các nhà khảo cổ tìm kiếm manh mối danh tính bí ẩn của người đã khuất. Xác ướp lộ rõ vẻ mặt kinh hoàng khi chết. Theo Ancient Origins, các nhà khảo cổ năm 1881 đã phát hiện 40...