Nỗ lực chạy nước rút, Mường Khoa sắp cán đích nông thôn mới
Chỉ còn 4 tiêu chí nữa làn cán đích nông thôn mới (NTM) nên thời điểm này, chính quyền, nhân dân xã Mường Khoa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) đang nỗ lực chạy nước rút. Cả xã rộ lên phong trào thi đua sôi nổi…
Mường Khoa là xã vùng 3 của huyện Bắc Yên nằm trên trục Quốc lộ 43, cách trung tâm huyện chừng 20 km. Xã có 10 bản với hơn 1.000 hộ dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập của người dân trong xã thấp, đất sản xuất nông nghiệp ít, bạc màu…là những rào cản trong thực hiện chương trình xây dựng NTM ở xã vùng 3 này.
100% hộ dân ở xã Mường Khoa không còn nhốt gia súc dưới gầm sản
Ông Lừ Văn Chuyền – Chủ tịch UBND xã Mường Khoa, cho biết: Tuy được chọn là xã điểm xây dựng NTM của huyện, nhưng Mường Khoa cũng không nhỉnh hơn các xã khác là bao nhiêu. Xã bắt tay vào xây dựng NTM với xuất phát điểm thấp.
Dẫu rằng còn nhiều khó khăn, trở ngại nhưng khi được huyện tin tưởng chọn làm xã điểm xây dựng NTM, chính quyền và nhân dân xã Mường Khoa cũng cảm thấy tự hào, lấy đó làm động lực để phấn đấu hoàn thành các tiêu chí NTM.
Để nâng cao thu nhập cho người dân, xã Mường Khoa đã vận động bà con trồng cây ăn quả, trong đó có trồng nhãn trên đất dốc
Với cách làm sáng hay, sáng tạo và sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của huyện, xã Mường Khoa đã xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể, chi tiết đối với từng tiêu chí, từ đó tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân các bản thực hiện.
Nhân dân đồng thuận, phong trào xây dựng NTM phát triển rộng khắp các bản, tới từng hộ dân. Nhân dân tích cực đóng góp tiền của, công sức, hiến đất làm đường giao thông, nhà văn hóa. Đến nay, xã đã hoàn thành được 15/19 tiêu chí NTM. Chúng tôi đang dốc sức thực hiện nốt 4 tiêu chí chưa đạt, để được công nhận đạt chuẩn xã NTM vào cuối năm nay – ông Chuyền phấn khởi nói
100% tuyến đường nội bản ở xã Mường Khoa đã được bê tông hóa
Video đang HOT
Đi trên con đường bê tông sạch sẽ, rộng rãi vào bản Phúc (Mường Khoa) chúng tôi gặp lão nông Lừ Văn Úa (70 tuổi) ở giữa bản, khi ông đang chỉ trỏ, hướng dẫn tốp thợ thi công phần móng của ngôi nhà.
Ông Úa vui vẻ nói: Có cái NTM về, bản tôi thay đổi rõ rệt. Con đường mòn, lầy lội mỗi khi mưa xuống vào bản ngày nào, giờ đã bê tông hóa, rộng rãi, thuận tiện cho bà con đi lại, thương lái đánh cả xe ô tô vào tận nơi thu mua nông sản của người dân. Tích cóp, dành dụm được khoản tiền kha khá, tôi thuê đội thợ làm ngôi nhà mới, an hưởng tuổi già. Lần này, tôi làm cả nhà tắm, nhà vệ sinh để tiện cho việc sinh hoạt, chấm dứt cảnh tắm suối trước đây.
Nhiều hộ dân ở xã Mường Khoa đã xây bể nước, nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh
Anh Hà Văn Thủy – Phó Chủ tịch UBND xã Mường Khoa, cho hay: 100% tuyến đường nội bản trên địa bàn xã đã được bê tông hóa. Phong trào làm đường giao thông thu hút được sự tham gia tích cực của người dân các bản. Nhiều gia đình cũng đã đổ bê tông lối đi từ đường bản vào nhà. Tuy nhiên, xã vẫn gặp khó khăn đối với tiêu chí giao thông, đó là đường trục xã, liên xã vẫn chưa đạt theo quy định.
Chúng tôi quyết tâm hoàn thiện chỉ tiêu này vào cuối tháng 8. Hiện, xã đang nỗ lực thực hiện chỉ tiêu này theo Nghị quyết 115/NQ-HĐND tỉnh và Nghị quyết số 60, ngày 26.12.2016 của HĐND huyện Bắc Yên. Mặc khác, xã huy động nguồn lực đóng góp từ nhân dân và các nguồn lực khác để làm đường trục xã, liên xã… – anh Thủy nhấn mạnh.
Vận động người dân làm công nhân trong các doanh nghiệp trong nước là một trong những giải phấp nâng cao thu nhập ở Mường Khoa
Cũng theo anh Thủy, ngoài tiêu chí giao thông, xã Mường Khoa còn 3 tiêu chí khác chưa đạt, đó là: trường học, thu nhập và môi trường. Xã đã thành lập 5 tổ công tác, thường xuyên xuống các bản, đến từng gia đình vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, vận động người dân trong độ tuổi lao động tích cực tham gia lao động tại các doạnh nghiệp trong nước để nâng cao thu nhập. Theo thống kê, đến nay, thu nhập bình quân đầu người trong xã đạt khoảng 25 triệu đồng/người/năm. Tiêu chí này chắc chắn cũng sẽ đạt vì nhiều loại cây ăn quả trên địa bàn xã đã và đang cho thu hoạch như: nhãn, táo mèo.
Nhiều hộ dân xây bể chứa rác thải hàng ngày, giúp sạch nhà, sạch ngõ
Với tiêu chí môi trường, đến nay, hơn 700 hộ dân trong xã đã có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt hơn 65% tổng số hộ dân trên địa bàn. Xã đang tập trung rà soát, lập danh sách, để đề nghị phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện tạo điều kiện cho các hộ dân vay, làm nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt…
Theo Danviet
Đừng "giết" nông sản bằng tin đồn!
Nhãn Hưng Yên, Sơn La đang vào vụ, được mùa lớn, sản lượng tăng đột biến, việc tiêu thụ được địa phương và người dân đặc biệt quan tâm. Vậy nên, việc xuất hiện thông tin thất thiệt nhãn nhúng lưu huỳnh trên một số trang tin điện tử khiến nhiều người bức xúc, bởi đằng sau con chữ vô tình, có thể là ảnh hưởng xấu đến những khu vườn sum suê trái ngọt đang chờ người thu hái.
Tin bẩn đầu vụ
Ngay trước thời điểm Hưng Yên và nhiều tỉnh phía Bắc chuẩn bị bước vào thu hoạch nhãn thì một số trang tin điện tử giật lên trang nhất những bài báo, với lời lẽ có thể khiến người tiêu dùng có thể quay lưng với loại đặc sản có một không hai của Phố Hiến, kiểu như: Hoang mang nhãn nhúng lưu huỳnh...
Rất tiếc, đây là những thông tin được xào lại từ một bài báo cũ, từ mùa nhãn... năm 2016 và người tổng hợp lại chắc không biết thông tin, sau khi tìm hiểu kỹ thông tin, phóng viên viết bài đó đã phải xin lỗi doanh nghiệp vì những thiệt hại mà những thông tin thất thiệt đã gây ra cho họ.
Khi nhắc lại sự cố không đáng có chỉ vì sự vô tình của ngòi bút, ông Vũ Tiến Nam - Giám đốc Công ty TNHH Organic (Hưng Yên) cho biết, thông tin nhãn nhúng lưu huỳnh vào mùa nhãn năm 2016 đã khiến doanh nghiệp của ông sống dở chết dở.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và ông Nguyễn Văn Phóng - Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên (phải) cùng trao đổi về kế hoạch tiêu thụ nhãn. Ảnh: Anh Thơ
Chỉ có 2 từ trong một bài báo không được cắt nghĩa rõ ràng đã khiến những người sản xuất, kinh doanh nhãn Hưng Yên năm đó lao đao. Công nghệ bảo quản nhãn tôi mua của một chuyên gia uy tín, có tích hợp cả công nghệ của Úc. Áp dụng công nghệ này, tôi đã đưa 2 công nhãn vào TP.HCM, xuất khẩu sang Mỹ rất thuận lợi. Sau đó, có một bài báo nói tôi dùng lưu huỳnh để xông và hun bảo quản nhãn. Thực tế, xông hay hun là cách làm thủ công, giờ không ai áp dụng, còn công nghệ của tôi là sử dụng lưu huỳnh để bảo quản sinh tiết khô, công nghệ này đã được giám định đảm bảo chất lượng và an toàn với người tiêu dùng, ông Nam cho biết.
Tất nhiên, năm đó hoạt động kinh doanh, xuất khẩu nhãn của ông Nam và nhiều đơn vị khác ở Hưng Yên bị thiệt hại đáng kể, mọi giao dịch bị chững lại, khiến những nông dân tham gia chuỗi liên kết cũng lao đao.
Chính vì vậy, ngay khi thông tin nhãn nhúng lưu huỳnh xuất hiện trở lại trên mạng vào đầu vụ nhãn 2018, nhiều người đã vô cùng nóng mặt. Bởi vào thời điểm nhạy cảm này, khi mà nhãn được mùa lớn, sức ép tiêu thụ gia tăng, chỉ cần một thông tin thất thiệt cũng có thể khiến thành quả của nông dân trôi sông đổ biển. Rất may, trước sức ép của cộng đồng báo chí và dư luận, những bài báo đó đã biến mất.
Thời điểm này, dù sản lượng nhãn tương đối lớn nhưng việc tiêu thụ vẫn diễn ra tương đối thuận lợi nhờ sự vào cuộc tích cực của chính quyền, ngành chức năng, doanh nghiệp và người dân. Nhãn ngon mua tại vườn giá vẫn đạt 30.000 đồng/kg.
Dùng công nghệ Nano cho nhãn
Ông Vũ Tiến Nam khẳng định, ngay cả thị trường Mỹ cũng chấp nhận việc sử dụng lưu huỳnh để xông chống nấm mốc nếu nằm dưới ngưỡng cho phép. Thực tế, doanh nghiệp của ông cũng đã áp dụng kỹ thuật này và xuất khẩu nhãn thành công.
Đồng quan điểm, ông Đặng Văn Xây - Giám đốc Hợp tác xã Nhãn lồng Hồng Nam, xã Hồng Nam (TP.Hưng Yên,
tỉnh Hưng Yên) cho biết, thị trường Mỹ vẫn chấp nhận nếu nằm dưới ngưỡng cho phép thì không thể gọi là độc hại.
Nhiều vùng nhãn ở Hưng Yên được chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP nên màu sắc đã đạt yêu cầu, rất sáng và tự nhiên, chúng tôi không cần dùng đến phương pháp này, nhưng nếu thị trường Mỹ chấp nhận thì rõ ràng nó phải là một kỹ thuật đã được nghiên cứu- ông Xây nói.
Ông Nguyễn Văn Doanh - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hưng Yên cho biết, trên thực tế, loại nhãn IDO khi xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ, người ta có sử dụng lưu huỳnh để xông chống nấm mốc và cơ quan kiểm dịch của châu Âu, Mỹ vẫn có thể chấp nhận nếu nằm dưới ngưỡng cho phép là 0,02%.
Dù việc xông khói lưu huỳnh để chống nấm mốc là một kỹ thuật được phép sử dụng nếu dưới ngưỡng cho phép, nhưng ở Hưng Yên không có chuyện nông dân và doanh nghiệp nhúng trái nhãn vào lưu huỳnh để bảo quản, cho mã đẹp.
Trong canh tác nhãn, nông dân trong tỉnh đã áp dụng công nghệ Nano. Cụ thể, bà con sử dụng phân bón Nano bạc, các chế phẩm sinh học được đánh giá an toàn cho người sử dụng, không gây ô nhiêm môi trường, không tiêu diệt các thiên địch có ích, nông sản đạt các tiêu chí cơ bản như: Sạch, không có tồn dư kim loại nặng và vi sinh, mã quả sáng bóng, đẹp- ông Doanh khẳng định.
Cũng theo ông Doanh, phân bón Nano bạc giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh trên cây nhãn nhờ lớp màng mỏng được tạo nên trên bề mặt sản phẩm, giúp cách ly, ngăn cản vi khuẩn tấn công, giúp giữ gìn chất lượng và kéo dài thời hạn sử dụng trong điều kiện tự nhiên mà hoàn toàn không có tác động xấu của hóa chất độc hại.
Đây được coi là giải pháp hướng đến nông nghiệp sạch, thay thế hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, góp phần hình thành một nền sản xuất nông nghiệp bền vững- ông Doanh nói.
Theo Danviet
Gian lận thi cử: Còn một thủ phạm quan trọng đang bị bỏ quên Những ngày vừa qua, vụ việc gian lận thi cử xuất hiện đầu tiên ở Hà Giang, rồi đến Sơn La, Hòa Bình... Khi sự thật được phanh phui, 7 người đã bị bắt và chắc chắn, con số chưa dừng lại ở đây. Nhưng vẫn còn một thủ phạm rất quan trọng vẫn chưa được nhắc đến. Từ khi sự việc xảy...