Nỗ lực cải thiện vị trí xếp hạng cải cách hành chính
Từ sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, thời gian qua, công tác cải cách hành chính (CCHC) đã được các cấp, ngành, địa phương tích cực vào cuộc và đã đạt được những kết quả khá tốt.
Tuy nhiên, trong công tác CCHC của tỉnh vẫn còn nhiều điểm nghẽn nếu không có giải pháp, sự quyết tâm lớn sẽ khó đạt mục tiêu đề ra.
Nhận diện những điểm nghẽn
Xác định CCHC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay, dù có gặp khó khăn nhưng cũng phải thực hiện với quyết tâm chính trị cao nhất.
Chính từ sự nỗ lực, quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống chính trị, của tất cả cán bộ, công chức, viên chức nên trong năm đầu tiên của giai đoạn 2021 – 2025 đã đạt khá tốt về CCHC.
Giám đốc Sở Nội vụ Tạ Công Dũng cho biết, công tác CCHC của tỉnh trong năm 2021 đã tạo được sự chuyển biến căn bản, chúng ta đã thành công bước đầu trong việc thay đổi vị trí, tăng thứ hạng cao đối với Chỉ số CCHC (PAR Index) và Hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI) so với mục tiêu Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh đã đặt ra.
“Năm 2021, Chỉ số PAR Inder tăng 24 bậc so với năm 2020, từ vị trí thứ 63/63 lên vị trí 39/63 tỉnh, thành phố và là tỉnh có điểm tăng cao nhất; Chỉ số PAPI tăng 17 bậc so với năm 2020, từ vị trí 60/63 lên vị trí 43/63 tỉnh, thành phố. Sự nỗ lực này được Bộ Nội vụ- Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ đánh giá là một trong những tỉnh, thành có chuyển biến đột phá về CCHC, về nâng cao chỉ số hiệu quả và quản trị hành chính công năm 2021″, Giám đốc Sở Nội vụ Tạ Công Dũng cho biết.
Đối với Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021, Quảng Ngãi xếp hạng 45/63 tỉnh, thành phố cả nước, giảm 9 bậc so với năm 2020. Tuy xếp hạng chung thấp hơn năm 2020, nhưng trong 10 chỉ số thành phần của PCI, có 3 chỉ số về tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, gia nhập thị trường được cải thiện tốt trong năm 2021, vừa tăng điểm và tăng bậc.
Video đang HOT
Cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo CCHC và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Quảng Ngãi mới đây, các đại biểu đã ‘mổ xẻ’ nhiều ‘điểm nghẽn’ khách quan lẫn chủ quan dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC.
Trong công tác CCHC, mặc dù công tác chỉ đạo, điều hành đạt được điểm số cao 8.14/8,5 điểm, xếp hạng 22/63 tỉnh, thành phố, tăng 39 bậc so với năm 2020 nhưng lại không ổn định và thiếu tính đồng đều giữa các sở ngành và địa phương. Công tác cải cách thể chế tuy tăng 20 bậc nhưng chất lượng cải cách thể chế của tỉnh vẫn còn chưa tốt, chưa có bước tiến bộ, đột phá, còn tình trạng một số sở, ngành đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách không khả thi, thiếu thực tế….
Nhiều địa phương cấp huyện, cấp xã chậm thay đổi, cải tiến trong việc tổ chức của bộ phận một cửa, còn phiền hà, tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính. Người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn chậm đổi mới tư duy, hành động, năng lực yếu, để xảy ra vi phạm trong lãnh đạo, quản lý.
Trong hoạt động quản trị và hành chính công (PAPI), việc huy động sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở nhiều nơi còn hình thức, hiệu quả chưa cao. Cán bộ, công chức, viên chức nhiều nơi còn có thái độ quan liêu, thiếu chuẩn mực trong giải quyết công việc; việc giải quyết đơn thư nhiều nơi còn chậm, thậm chí ‘ngâm’ đơn không giải quyết, gây bức xúc cho người dân…
Khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
Lãnh đạo các sở, ban, ngành nhận định, Chỉ số PCI bị giảm điểm, giảm thứ hạng vừa có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong đó, Chỉ số tính minh bạch giảm 38 bậc, từ 13 xuống 51 so với năm 2020, đây là chỉ số giảm sâu nhất trong năm 2021. Việc tiếp cận thông tin của doanh nghiệp còn nhiều bất cập, nguyên nhân là chưa cập nhật thông tin đầy đủ, nhanh và kịp thời đến cho doanh nghiệp qua cả kênh truyền thống nhận văn bản giấy và qua kênh trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và sở, ban ngành, địa phương. Về Chỉ số cạnh tranh bình đẳng, Chỉ số chi phí không chính thức đều giảm bậc, trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn còn chưa tốt..
Trưởng Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN tỉnh Hà Hoàng Việt Phương cho rằng, đối với dịch vụ công trực tuyến hiện nay của các đơn vị, địa phương đang có ‘điểm nghẽn’ và trở ngại khiến cho người dân và doanh nghiệp không mặn mà tiếp cận. Vì vậy, chúng ta cần đánh giá lại giao diện, đổi mới, nâng cấp giao diện, làm sao đơn giản hóa đến mức thấp nhất để cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được thuận tiện hơn, tránh gây cản trở, phiền hà.
Để thực hiện tốt hơn nữa Chỉ số PAPI trong thời gian tới và phấn đấu lọt vào tốp 30 của cả nước, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Võ Thanh An cho biết, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ tiếp tục quán triệt cho khối Mặt trận, đoàn thể và có kế hoạch phối hợp triển khai để cải thiện và nâng thứ cao hạng chỉ số PAPI. Đồng thời, sắp tới sẽ mời các đơn vị liên quan ở trung ương về tập huấn cho các sở, ban ngành và huyện, thị xã, thành phố để phục vụ cho việc điều tra về Chỉ số PAPI.
Kỳ vọng ở sự quyết liệt
Theo Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Cao Phúc, để cải thiện và nâng cao Chỉ số PAR Inder, PAPI, PCI là việc không dễ dàng, cần sự vào cuộc đồng bộ của tất cả các sở, ngành, địa phương. “Cuộc chạy đua này, chúng ta vừa chiến thắng chính bản thân mình, đó là chỉ số năm sau phải cao hơn năm trước, nhưng cũng vừa phải chiến thắng các tỉnh, thành khác, trong khi các tỉnh bạn cũng nhìn mình mà phấn đấu. Chính vì vậy, chúng ta phải tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa. Bên cạnh chỉ đạo cả hệ thống hành chính thì các đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội cũng như HĐND, Ban Thường vụ các địa phương phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thì mới giải quyết được”, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Cao Phúc nói.
Trong cuộc đua cải thiện và nâng cao các Chỉ số CCHC và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, nếu muốn có kết quả tốt, cần phải nhận diện cho được những điểm nghẽn, ách tắc, vướng mắc để gỡ bỏ. Vì thế, giải pháp hiệu quả nhất vẫn cần tập trung vào người đứng đầu các cấp, bởi đây là tâm điểm của vấn đề có tiếp tục đổi mới sáng tạo hay không..
Cũng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo CCHC và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh, nhiều đại biểu cho rằng, đối với người đứng đầu của từng sở, ngành, địa phương và mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện CCHC có trách nhiệm rất lớn. Qua công bố kết quả chỉ số CCHC của tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương đã thẳng thắn nhìn nhận những mặt hạn chế trong CCHC ở cơ quan, đơn vị mình và bày tỏ quyết tâm khắc phục.
Cải thiện các chỉ số CCHC nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp.
Đặt mục tiêu Quảng Ngãi cải thiện mạnh mẽ Chỉ số PAR Inder, SIPAS, PAPI, PCI trong năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban ngành, địa phương ban hành ngay kế hoạch khắc phục kịp thời các tồn tại, hạn chế đối với những chỉ tiêu, chỉ số thành phần của các Chỉ số PAR INDER, SIPAS, PAPI, PCI trong năm 2021. Các cơ quan được giao chủ trì tham mưu từng tiêu chí, chỉ số thành phần và các cơ quan liên quan phải tiếp tục thực hiện kịp thời, đầy đủ tất cả các nhiệm vụ có liên quan đến việc thực hiện các chỉ số từ nay đến cuối năm đã được UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo phân công, giao nhiệm vụ.
Các cơ quan tiếp tục có giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ công chức làm tốt công tác CCHC, kiểm soát thủ tục hành chính, xúc tiến đầu tư và lưu ý tham mưu đề xuất bố trí đủ nguồn lực tài chính cho công tác CCHC và chủ động có giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư trong tất cả các khâu từ công khai, tìm hiểu, tiếp cận các thông tin về quy hoạch, đất đai, chính sách pháp luật…; nghiêm túc quán triệt, có giải pháp xử lý nghiêm, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng lạm dụng chức quyền để hạch sách, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
“Không để tái diễn, lặp lại những nội dung đã bị trừ điểm trong năm 2021 kéo sang năm 2022 và các năm tiếp theo. Từ năm 2022 trở đi, cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân nào chậm trễ, thiếu trách nhiệm, để xảy ra mất điểm trong 3 Chỉ số PAR Inder, PAPI, PCI của tỉnh do lỗi chủ quan thì phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và thủ trưởng cơ quan, đơn vị và địa phương đó; đồng thời, xem xét đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ của năm tiếp theo”, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh chỉ đạo.
Kỳ vọng rằng từ nhận thức đúng đắn, những giải pháp hiệu quả được xây dựng và triển khai sẽ góp phần cải thiện một cách bền vững và thực chất các Chỉ số PAR Inder, SIPAS, PAPI, PCI của tỉnh trong năm 2022 và thời gian tới nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đến tìm hiểu, tiếp cận môi trường đầu tư của tỉnh; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội.
'Ngày hội' giải quyết thủ tục hành chính trong ngày ở TP Hồ Chí Minh
Ngày 8/6, ngày hội giải quyết thủ tục hành chính đã được tổ chức tại Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh. Theo đó, có 6 thủ tục hành chính được các đơn vị tiếp nhận và giải quyết trong ngày để đem lại sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.
Ngày hội giải quyết thủ tục hành chính được khai mạc sáng ngày 8/6.
Ghi nhận từ sáng sớm, đã có đông công nhân và doanh nghiệp ó mặt tại Nhà Văn hóa Lao động Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh (TP Thủ Đức) chờ được tiếp nhận, tư vấn và giải quyết các thủ tục hành chính.
Tại đây, ban tổ chức đã bố trí khu vực tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính ngay trong ngày đối với 6 thủ tục hành chính gồm: Ngừng hoạt động dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao (nhà đầu tư quyết định ngừng); đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư; cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và cấp lại hoặc hiệu đính giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Tại sự kiện còn có các hoạt động tư vấn của các sở, ngành cho người lao động, doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, thuế, hải quan, cấp giấy phép lao động, việc làm và cấp phiếu lý lịch tư pháp; tọa đàm "Trao đổi, giải pháp về thủ tục hành chính trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp tại Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh"...
Người lao động được tư vấn và trả hồ sơ trong ngày khi tham gia tư vấn, nộp hồ sơ tại ngày hội.
Ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh cho biết, đến nay Ban quản lý cơ bản đã cấp phép và giao 95% đất thương phẩm của khu công nghệ cao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một số thủ tục của doanh nghiệp còn chậm do một số thủ tục hành chính vẫn đang bị vướng ở một số khâu. Tuy nhiên, sau hội nghị này, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp và người lao động; nếu vấn đề nào còn vướng thuộc thẩm quyền cấp trên, Ban sẽ kiến nghị với UBND TP Hồ Chí Minh để có hướng giải quyết thuận lợi cho doanh nghiệp và lao động...
Tại chương trình, Ban quản lý khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh cũng đã ký kết 3 biên bản ghi nhớ với các Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh, Sở Tư pháp, Đoàn Luật sư thành phố và Công đoàn viên chức TP Hồ Chí Minh về việc phối hợp hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp khi yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính.
Gỡ vướng về quản lý đất đai - Bài 1: Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính Thực tế hiện nay còn nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ để việc quản lý và sử dụng đất đạt hiệu quả cao hơn. Tại Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Cần phải kế thừa, bổ sung, phát triển Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XI (Nghị...