Nổ lớn tại nhà máy Lilama, 1 người chết, nhiều người bị thương
Vụ nổ lớn tại nhà máy chế tạo thiết bị Lilama 69-3 ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương chiều 12-12 đã làm một người chết và nhiều người khác bị thương.
Thông tin ban đầu, vào chiều 12-12, người dân trên địa bàn xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ bất ngờ nghe thấy tiếng nổ lớn phát ra từ khu vực sản xuất bên trong nhà máy Lilama 69-3. Sau tiếng nổ, nhiều công nhân nhà máy di chuyển ra khỏi nhà xưởng sản xuất và nhiều người được chuyển đến bệnh viện cấp cứu.
Nhà máy Lilama ở huyện Tứ Kỳ – Ảnh: Báo Giao thông
Theo lãnh đạo Công an huyện Tứ Kỳ, vào khoảng 15 giờ ngày 12-12, khi các công nhân đang làm việc tại một khu nhà xưởng của nhà máy thì xảy ra vụ tai nạn. Cơ quan chức năng xác định vụ việc có thể xuất phát từ bình khí gas dùng để hàn xì.
Vụ nổ khiến 1 người chết tại chỗ, 1 người khác đứng cạnh đó bị thương nặng và một số công nhân bị thương do mảnh vỡ văng vào người. Sau khi xảy ra vụ việc, Công an huyện Tứ Kỳ đã cử lực lượng xuống bảo vệ hiện trường, phối hợp điều tra nguyên nhân.
Theo thông tin ban đầu, vụ nổ làm 1 người chết và 4 người bị thương. Nạn nhân thiệt mạng là anh Nguyễn Minh Đ. (SN 1981, ở xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc). Các nạn nhân bị thương gồm: Phạm Văn Nh. (SN 1982, quê ở xã Minh Đức); Phạm Mạnh C. (SN 1982, ở xã Tân Kỳ); Phạm Văn Ch. (SN 1965, ở xã Chí Minh), cùng ở huyện Tứ Kỳ; và Nguyễn Văn B. (SN 1990, ở huyện Gia Lộc). Những người bị thương đã được chuyển lên cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên tối 12-12, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương cho biết khoảng 16 giờ cùng ngày, tại khoa cấp cứu của bệnh viện có tiếp nhận các bệnh nhân là công nhân làm việc tại nhà máy chế tạo thiết bị Lilama 69-3. Ngoài một số bệnh nhân nhẹ đã chuyển Khoa ngoại điều trị thì có 2 người bị nặng.
Trong đó, 1 công nhân bị vết thương hở, tình trạng nặng nên gia đình xin chuyển lên Bệnh viện Việt Đức Hà Nội. Hiện tại, khoa cấp cứu vẫn đang tích cực điều trị cho 1 công nhân nhưng trường hợp này có diễn biến sức khỏe xấu.
Tr.Đức
Theo Nguoilaodong
Nông dân sáng chế máy làm cả triển lãm trầm trồ đến từ tỉnh nào?
Ngày 31/10 tại Hà Nội đã khai mạc Triển lãm Thiết bị và Công nghệ nông lâm ngư nghiệp - VIETNAM GROWTECH 2019 do Cục phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học công nghệ (NATEC) và Công ty Cổ phần ADPEX, Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản (AGROTRADE) phối hợp tổ chức.
Khai mạc Triển lãm Thiết bị và Công nghệ nông lâm ngư nghiệp 2019.
Mục tiêu của triển lãm Vietnam Growtech năm nay hướng tới với mong muốn góp phần củng cố sự phát triển công nghệ của nền Nông - Lâm - Ngư nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị sử dụng cao, nâng cao năng suất canh tác cho người dân. Vietnam Growtech 2019 hứa hẹn là một sân chơi tầm cỡ quốc tế giúp phát triển bền vững cho Nông - Lâm - Ngư nghiệp toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.
Với sự góp mặt các sản phẩm của các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền khoa học kỹ thuật nông nghiệp thông minh như: Hà Lan, Isarael, Pháp, New Zealand, Ý, Chile, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, Indonesia, Ấn Độ... Triển lãm Quốc tế Thiết bị & Công nghệ Nông - Lâm - Ngư nghiệp (Vietnam Growtech) năm nay xứng đáng là địa chỉ tin cậy để hỗ trợ xúc tiến thương mại giữa nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, triển lãm có sự hiện diện của các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam, thông qua các chương trình hỗ trợ từ Bộ Khoa học và Công nghệ. Những thương hiệu lớn của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và phân phối sản phẩm ngành nông nghiệp cũng góp mặt trong triển lãm như: ứng dụng sản phẩm IoT của Công ty Eplusi đến từ Cần thơ giới thiệu các ứng dụng: Môi trường nước thủy sản, kho lạnh, vườn rau hữu cơ, vườn rau thủy canh, trang trại nấm, nuôi yến, trang trại cà chua, tưới tự động trong nông nghiệp...
Công ty HACHI, Doanh nghiệp vườn ươm công nghệ cao, Học viện Nông nghiệp, Viện nghiên cứu rau quả, Viện máy Nông nghiệp, Công ty TNHH MTV Động cơ và Máy nông nghiệp Miền Nam sản xuất, cung cấp máy Nông ngư cơ khí...
Nhà sáng chế Phạm Văn Hát chia sẻ về các thiết bị máy thân thiện với môi trường.
Thứ trưởng Bô Khoa học & Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết: Triển lãm năm nay có quy mô với hơn 250 gian hàng đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, dự kiến sẽ thu hút 10 ngàn lượt khách tham quan trong đó trên 6,000 là khách chuyên môn tới tham quan và giao dịch tại triển lãm.
Sự kiện này sẽ góp phần tạo ra môi trường liên doanh, liên kết trong hoạt động khoa học và công nghệ với các đối tác nước ngoài giúp cho các nhà chuyên môn, các doanh nghiệp nông nghiệp, hội nông dân, các hợp tác xã Việt Nam có cơ hội tiếp cận với khoa học và công nghệ cao ứng dụng vào nông nghiệp để mang lại hiệu quả cao nhất cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Ngoài việc trải nghiệm các sản phẩm triển lãm cũng là nơi để là nơi giới thiệu những tiến bộ, thành tựu mới của ngành Nông nghiệp Việt Nam và thế giới, những thành tựu nổi bật của ngành nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua; tạo cơ hội để các tổ chức, doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, nắm bắt cơ hội đầu tư, mở rộng thị trường, liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh,....
Đến với triển lãm Vietnam Growtech 2019 lần này, các doanh nghiệp và đối tác khách mời có thể tham quan và tham dự các diễn đàn, hội thảo chuyên đề tập trung giới thiệu sự phát triển thị trường, công nghệ mới và ứng dụng phổ biến và hiện đại nhất trong ngành nông nghiệp.
Sáng chế máy phun thuốc trừ sâu của ông Phạm Văn Hát có thể phun được 2 mẫu ruộng thay thế cho nhiều lao động trên đồng ruộng.
Triển lãm, người xem cũng được trực tiếp chứng kiến nhiều sáng chế nổi bật của các nông dân, kỹ sư Việt Nam như kỹ sư Lê Thanh Trị tại tỉnh Lâm Đồng với sáng chế: máy gieo hạt tự động thế hệ mới, máy rửa củ quả tự động, Công Ty TNHH Sản xuất và Kinh Doanh Đại Nghĩa từ Thái bình thì có máy máy cấy không động cơ và máy cấy động cơ điện , Nhà sáng chế Hoàng Văn Liêm đến từ Cần Thơ có các sản phẩm máy xúc lúa, cà phê vào bao, máy vét bùn....
Đặc biệt Vietnam Growtech 2019 có sự tham gia của nhà sáng chế Phạm Văn Hát - Thôn Kim Đôi, xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương người đã mang tới Triển lãm nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường. Trong đó, tiêu biểu là chế tạo ra máy phun thuốc sâu với giá 50 - 70 triệu đồng/chiếc. Máy phun có sải cánh bề ngang 20m, mỗi lượt phun được 20m. Hiện nay, với giá thành phù hợp ông đã nhận được hàng trăm đơn hàng từ người nông dân từ khắp các địa phương gửi về.
Ông Hát cho biết thêm, cấu tạo chiếc máy khá đơn giản với những nguyên liệu có sẵn và dễ làm như một bộ khung thép hình chữ nhật, đầu ô tô cũ, hai bánh xe cỡ lớn, máy nổ 10 ngựa, hộp số, côn, phanh, bình chứa 500 lít... Trong thời gian 20 phút, máy phun được 2 mẫu ruộng nên thay thế cho nhiều lao động. Bánh xe của máy được thiết kế với đặc trưng riêng, khi hoạt động dưới ruộng không chèn lên lúa và có thể vượt qua các chướng ngại vật một cách dễ dàng. Đặc biệt, hệ thống điều khiển cánh tay phun được thiết kế bằng thủy lực nên vận hành rất nhẹ nhàng, thuận tiện.
Theo Huy An (Báo Tài nguyên và Môi trường)
Anh nông sáng chế ra robot bán đi 14 nước là người tỉnh nào? Sau thời gian hoàn chỉnh hồ sơ, tháng 8/2019 vừa qua, sản phẩm robot gieo hạt do nông dân Phạm Văn Hát (SN 1972, ngụ thôn Kim Đôi, xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) đã được đăng ký bản quyền. Ngoài máy gieo hạt, anh Hát còn là "cha đẻ" hơn 30 loại máy nông nghiệp khác, nhiều sản phẩm...