Nổ lớn rung chuyển New York, 2 tòa nhà đổ sập
Một vụ nổ lớn tại trung tâm thành phố New York, Mỹ vào trưa 12.3 (giờ địa phương) làm ít nhất 2 người thiệt mạng và 22 người bị thương.
Khói bốc mù mịt một góc New York sau vụ nổ kinh hoàng – Ảnh: AFP
Theo tờ The New York Times, vụ nổ xảy ra lúc 9 giờ 30 (giờ địa phương), gần như san bằng 2 tòa nhà 5 tầng nằm kế cận nhau tại đường Park Avenue, khu East Harlem của New York. Nhiều tòa nhà xung quanh cũng bị hư hại nặng nề. Trong tòa nhà xuất phát vụ nổ có nhiều căn hộ chung cư, một cửa hàng bán đàn piano và một nhà thờ.
Thông tin ban đầu cho thấy ít nhất 2 nạn nhân nữ thiệt mạng và 22 người bị thương. Tuy nhiên, con số thương vong có thể còn tăng cao vì trả lời Đài truyền hình CBS, một nhân chứng cho biết: “Các tòa nhà bị sập có rất nhiều người sinh sống”. Một nhân chứng khác vẫn chưa trấn tĩnh khi kể lại: “Ban đầu tôi nghĩ là một vụ động đất. Tôi chạy ra ngoài để xem điều gì xảy ra thì thật đáng sợ. Cứ như một bãi chiến trường. Tôi thấy nhiều người bỏ chạy mà không kịp mang giày”. Có cư dân địa phương còn khẳng định “thấy nhiều người nhảy khỏi cửa sổ trong cơn hoảng loạn”. Hình ảnh truyền trực tiếp trên Đài CNN cho thấy khói bụi bay mù mịt, bao phủ cả một vùng trời rộng lớn của New York còn tại vị trí của 2 tòa nhà nói trên chỉ còn một đống gạch vụn khổng lồ.
Video đang HOT
Chính quyền New York đã điều động 250 lính cứu hỏa đến hiện trường để dập lửa và cứu hộ. Ít nhất 2 người trong số đó bị thương trong lúc làm nhiệm vụ. Mức độ nghiêm trọng của vụ hỏa hoạn đã được nâng từ bậc 3 lúc ban đầu thành bậc 5. Đến khuya hôm qua, lực lượng cứu hỏa đã dần kiểm soát được tình hình nhưng vẫn chưa dập tắt được đám cháy. Tất cả các chuyến tàu điện ngầm ở ga gần đó đi về trạm Grand Central đều bị hoãn để đảm bảo an ninh.
Nạn nhân được đưa đi cấp cứu – Ảnh: Reuters
Hiện nguyên nhân vụ nổ vẫn đang được điều tra. Theo thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio điều tra ban đầu cho thấy đây là vụ nổ do rò rỉ gas. Ông Blasio cho biết: “Cơ quan hữu trách nhận được thông báo rò rỉ khí gas khoảng 15 phút trước khi xảy ra sự cố và đã cử lực lượng đến ngay, nhưng chưa kịp tới nơi thì tòa nhà đã nổ. Hiện vẫn còn nhiều người mất tích, công tác cứu hộ sẽ được tiếp tục sau khi dập tắt đám cháy”. Trả lời tờ New York Daily News, nhân chứng Ashley Rivera nói: “Chúng tôi nghe mùi gas từ cả tuần nay”.
Theo quy trình an ninh được đặt ra sau vụ khủng bố 11.9.2001, giới chức Mỹ lập tức cử các chuyên gia xử lý chất nổ đến hiện trường nhưng không tìm thấy dấu hiệu khả nghi.
Hỏa hoạn nghiêm trọng tại San Francisco Một tòa nhà đang trong quá trình xây dựng ở thành phố San Francisco (Mỹ) đã bốc cháy dữ dội vào rạng sáng qua, theo Reuters. Khói đen từ vụ cháy tỏa ra che phủ cả một vùng trời. Gần 150 lính cứu hỏa đã được huy động đến hiện trường. Nhà chức trách nhanh chóng cho sơ tán gần 100 người trong các tòa nhà gần đó khi vụ cháy kéo dài nhiều giờ liền không có dấu hiệu suy giảm. Lực lượng cứu hỏa đã phải lập vành đai an toàn quanh khu vực do lo ngại tòa nhà có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Đài News 10 dẫn lời giới chức cho hay tòa nhà đang xây dựng nên chưa được lắp đặt hệ thống chống lửa, khiến công tác cứu hỏa càng thêm khó khăn. Đến tối qua, đám cháy đã bị dập tắt nhưng nhiều người vẫn chưa thể trở về nhà. Theo Thị trưởng Ed Lee, đây là vụ cháy lớn nhất ở San Francisco trong vòng nhiều năm qua. Hiện chưa rõ nguyên nhân gây cháy nhưng cũng như vụ nổ ở New York, cơ quan hữu trách cho biết chưa có dấu hiệu cho thấy đây là vụ khủng bố hay cố ý phá hoại.
Theo TNO
Biểu tình rầm rộ tại Ukraine
Nhiều cuộc biểu tình được tổ chức trên khắp nước Ukraine trong ngày 9.3 tiếp tục làm tăng nhiệt cuộc khủng hoảng tại nước này.
Những nhà hoạt động thân Nga và cảnh sát khống chế một người biểu tình thân Ukraine sau cuộc đụng độ tại thành phố Sevastopol ở Crimea - Ảnh: AFP
Phần lớn những cuộc biểu tình nói trên được tổ chức với lý do "chính thức" là kỷ niệm ngày sinh của thi hào Taras Shevchenko (1814 - 1861), biểu tượng của thi ca và văn hóa Ukraine. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là dịp để chính phủ lâm thời Ukraine khẳng định chủ quyền với Nga, trong bối cảnh quan hệ ngoại giao hai nước đang sứt mẻ nghiêm trọng. Tại đợt xuống đường ở thủ đô Kiev ngày 9.3, AFP dẫn lời quyền Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk tuyên bố: "Nga và tổng thống của họ cần biết đây là lãnh thổ của chúng tôi, chúng tôi sẽ không để mất một tấc đất". Ngoài ra, ông Yatseniuk cũng nhận định Mỹ và Anh, với một thỏa thuận ký năm 1994, sẽ đảm bảo nền độc lập cho Ukraine. Tuyên bố lần này rất cứng rắn so với những phát biểu gần đây của quyền Thủ tướng Ukraine, vốn luôn khẳng định "hy vọng một giải pháp chính trị" cho khủng hoảng tại Crimea. Hôm qua, ông Yatseniuk cũng thông báo sẽ đến Washington trong tuần này để thảo luận với chính phủ Mỹ.
Khác với không khí khá "êm ả" ở Kiev, những cuộc biểu tình tại các vùng khác của Ukraine đã diễn ra trong căng thẳng, đặc biệt ở Crimea và các thành phố miền đông. Tại một số thành phố miền đông và đông nam Ukraine như Donetsk, Kharkov, những người ủng hộ Kiev cũng tập trung nhân "ngày của thi hào Shevchenko". Còn tại thành phố Sevastopol ở Crimea, đụng độ đã xảy ra giữa người biểu tình thân Nga với người biểu tình ủng hộ chính phủ lâm thời Ukraine. Khoảng 200 người đã tập trung ở quận gần khu trung tâm Sevastopol để phản đối Moscow. Những người biểu tình thân Nga quá khích đã dùng gậy gộc đập phá xe hơi và một số khu nhà mà họ cho là thuộc sở hữu của đảng cực hữu Khu vực cánh hữu. Hiện vẫn chưa rõ các vụ đụng độ nói trên có dẫn đến thương vong hay không.
Trong khi đó, tình hình tại Crimea tiếp tục căng thẳng sau khi nghị viện địa phương ngày 6.3 ra sắc lệnh ủng hộ việc sáp nhập vào Nga. Theo tờ Le Figaro, hôm qua, chính quyền vùng này đã giới thiệu một nhóm binh sĩ như "lực lượng quân sự tương lai". Cùng ngày, giới chức Ukraine thông báo các tay súng thân Nga đã chiếm trạm biên phòng Tchernomorskoye của Ukraine ở phía tây Crimea. Trước đó, lực lượng biên phòng của Ukraine cho biết một máy bay trinh sát của nước này bị bắn khi bay vào gần Crimea nhưng không ai bị thương. Ngoài ra, ngày 8.3, đoàn quan sát viên của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) lần thứ 3 liên tiếp bị ngăn không cho vào Crimea. AFP dẫn nguồn tin từ OSCE cho biết các tay súng "lạ" còn bắn chỉ thiên để bắt buộc đoàn quay về.
Cũng trong cuối tuần qua, lãnh đạo đảng Khu vực cánh hữu Dmytro Yarosh tuyên bố sẽ ra tranh cử Tổng thống Ukraine. Ông Yarosh, 42 tuổi, là người nổi tiếng chống Nga rất quyết liệt. Đảng Khu vực cánh hữu cũng bị xem là một nhân tố quan trọng làm bạo lực bùng phát dữ dội tại thủ đô Kiev hồi tháng 2. Moscow cáo buộc ông Yarosh kêu gọi thủ lĩnh phiến quân Chechnya Dokka Umarov tấn công khủng bố nước Nga nên đã ra lệnh truy nã. Do đó, việc lãnh đạo đảng cực hữu trở thành ứng viên tổng thống Ukraine càng khiến nỗ lực tìm giải pháp cho căng thẳng ngoại giao giữa Kiev - Moscow thêm khó khăn. Các nhà lãnh đạo Nga, Mỹ và nhiều nước EU đã liên tục gặp gỡ, điện đàm trong những ngày qua. Các bên đưa ra đủ mọi luận điểm, từ "hy vọng giải pháp ngoại giao" đến đưa ra các biện pháp trừng phạt nhưng vẫn chưa đạt kết quả đáng chú ý.
Lan Chi
Theo TNO
Thị trưởng Rio de Janeiro ra lệnh phạt mình Thị trưởng thành phố Rio de Janeiro (Brazil) Eduardo Paes vừa đề nghị Công ty Vệ sinh thành phố phạt mình vì xả rác, theo AFP ngày 9.3. Thị trưởng Rio de Janeiro Eduardo Paes tự đề nghị phạt mình tội xả rác để làm gương - Ảnh: Reuters Trước đó, trong một đoạn phim được lan truyền trên mạng xã hội, thị...