Nổ lớn như “cầu lửa” ngoài khơi Azerbaijan, nghi do núi lửa phun trào
Một vụ nổ lớn đã xảy ra trên biển Caspi, ngoài khơi Azerbaijan. Nguyên nhân ban đầu được cho là do núi lửa phun trào.
Nổ lớn như “cầu lửa” ngoài khơi Azerbaijan, nghi do núi lửa phun trào
Vụ nổ bùng lên dữ dội ngoài khơi Azerbaijan (Ảnh: Tass).
Theo RT , vụ việc xảy ra trên biển Caspi vào hôm qua, 4/7. Ban đầu, có thông tin nghi ngờ vụ nổ quy mô lớn này có liên quan tới một giàn khoan dầu ven biển của Azerbaijan.
Tuy nhiên, Công ty Dầu khí Nhà nước của Cộng hòa Azerbaijan (SOCAR) đã lên tiếng bác bỏ nghi vấn trên, khẳng định các giàn khoan của ngoài khơi của họ không xảy ra bất cứ sự cố nào.
“Không có vấn đề gì với giàn khoan ngoài khơi và các cơ sở công nghiệp do SOCAR kiểm soát trực tiếp. Nếu có thêm thông tin, chúng tôi sẽ thông báo tới công chúng”, SOCAR cho hay.
Trong khi đó, Bộ Sinh thái Azerbaijan cho hay, vụ việc đang được điều tra và nguyên nhân ban đầu được cho là do núi lửa phun trào trên biển.
Các video và hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy vụ nổ quy mô lớn trên biển, với lửa và khói bốc lên “ngùn ngụt”. Một số hình ảnh được ghi lại từ trong lãnh thổ Azerbaijan, trong khi số khác được quay từ tàu dầu trên biển. Hiện chưa có thông tin gì về việc liệu có ai bị thương vong sau vụ nổ hay không.
Vụ việc nghi là do núi lửa phun trào trên biển (Ảnh: Tass).
61 trận động đất trong 24 giờ
Các nhà địa chất học của Cộng hòa Dân chủ Congo báo cáo 61 trận động đất trong 24 giờ qua xung quanh khu vực núi lửa Nyiragongo.
Báo cáo hôm nay của Đài quan sát Núi lửa Goma (GVO) cho biết động đất được ghi nhận xung quanh Nyiragongo, núi lửa phun trào một tuần trước. Cơ quan này giải thích "miệng núi lửa đang tiếp tục đổ sụp, góp phần gây động đất và lượng tro bụi có thể nhìn thấy từ Goma".
Núi lửa cao hơn 3.500 mét nằm cách Goma, thành phố với khoảng 670.000 người, khoảng 15 km. Một phát ngôn viên của chính quyền địa phương ngày 28/5 cho biết khoảng 400.000 người đã sơ tán khỏi thành phố, khi giới chức cảnh báo về lần phun trào thứ hai. Vụ phun trào đầu tiên ngày 22/5 khiến ít nhất 31 người thiệt mạng.
Một vết nứt xuất hiện trên đường do dư chấn sau vụ phun trào núi lửa Nyiragongo gần Goma, CHDC Congo ngày 26/5. Ảnh: Reuters.
Kể từ đó, khu vực này chứng kiến hàng loạt dư chấn và động đất, một số có thể được cảm nhận từ thủ đô Kigali của Rwandan, cách núi lửa hơn 100 km. Báo cáo của GVO cảnh báo dòng dung nham "có thể gây ngạt thở, bỏng nặng hoặc tử vong".
GVO đã đưa ra 4 kịch bản, trong đó tốt nhất là các trận động đất dừng lại và không có vụ phun trào thứ hai xảy ra. Nhưng cơ quan này cũng cảnh báo khi dung nham tiếp tục chảy qua khe nứt về phía hồ Kivu, một vụ phun trào dưới lòng hồ có thể xảy ra và thải khí độc, phun ra mảnh vụn. Đây là kịch bản tệ nhất.
Các khe nứt cũng có thể thải ra nồng độ khí gây chết người, theo đó báo cáo kêu gọi mọi người tránh xa khu vực núi lửa. Ngoài ra, báo cáo cũng cảnh báo người dân nên cảnh giác trong việc sử dụng nước để uống hoặc rửa rau, vì tro núi lửa có thể khiến bể chứa nước bị nhiễm bẩn.
Nhật Bản nâng mức cảnh báo sau khi núi lửa Otake phun trào Núi lửa Otake trên đảo Suwanose thuộc tỉnh Kagoshima, Tây Nam Nhật Bản đã phun trào ngày 30/3, khiến đất đá văng ra xa hàng trăm mét và buộc Cơ quan Khí tượng nước này nâng mức cảnh báo. Hiện chưa có báo cáo thương vong hay thiệt hại do núi lửa phun trào. Núi lửa Otake. Nguồn: EPA Chính quyền địa phương...