Nổ liên tiếp tại phía Tây thủ đô Kabul, Afghanistan
Ngày 7/3, nổ lớn đã xảy ra tại một buổi lễ ở phía Tây thủ đô Kabul, khiến sự kiện này nhanh chóng bị hủy và nhiều người tham gia phải chạy khỏi hiện trường, trong đó có các quan chức chính phủ hàng đầu của Afghanistan.
Nhân viên an ninh điều tra tại hiện trường vụ đánh bom ở Kabul. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Một quan chức an ninh giấu tên cho biết ít nhất 4 quả đạn cối đã rơi xuống gần khu vực Mosala-e-Shahid Mazari. Trong khi đó, người phát ngôn của Bộ Nội vụ Afghanistan nêu rõ đã xác định được vị trí bắn là một ngôi nhà gần đó. Vụ việc đã khiến 3 người bị thương và một đối tượng liên quan bị bắt giữ.
Hãng TOLO News đưa tin ít nhất 10 vụ nổ đã được nghe thấy. Đa số các quan chức chính phủ đã rời khỏi khu vực trên an toàn sau sự việc.
Video đang HOT
Vụ nổ xảy ra tại buổi lễ kỷ niệm 24 năm ngày mất của thủ lĩnh cộng đồng người Hồi giáo Shi’ite Hazara Abdul Ali Mazari với sự tham gia của hàng trăm người, trong đó có Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Afghanistan Abdullah Abdullah và cựu Tổng thống Hamid Karzai. Hiện chưa có nhóm nào nhận là thủ phạm.
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh Mỹ và lực lượng Taliban đang đàm phán tại Qatar nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 18 năm tại Afghanistan. Vụ tấn công lớn gần đây nhất tại thủ đô Kabul xảy ra vào tháng 1 vừa qua, trong đó Taliban thừa nhận đánh bom xe gần khu ngoại giao đoàn ở phía Đông Kabul khiến hàng chục người thương vong.
Afghanistan rơi vào tình trạng bất ổn an ninh do các cuộc giao tranh giữa lực lượng an ninh và phiến quân Taliban. Lợi dụng tình hình rối ren, nhiều tổ chức khủng bố đã thiết lập mạng lưới tại quốc gia Nam Á này. Các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột của Mỹ tại Afghanistan đã được đẩy mạnh trong năm 2018 sau khi Mỹ bổ nhiệm đặc phái viên người gốc Afghanistan Zalmay Khalilzad đứng đầu các cuộc đàm phán trực tiếp với Taliban. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán mới đây nhất hồi tháng 1 vừa qua tại Qatar giữa Mỹ và Taliban nhằm thúc đẩy hòa bình ở Afghanistan đã không đạt được tiến triển khi không có đại diện của chính quyền Kabul.
Đặng Ánh (TTXVN)
Theo Tintuc
Tổng thống Macron hoan nghênh quyết định giữ quân tại Syria của ông Trump
Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý rằng khoảng 400 binh sĩ sẽ ở lại Syria sau khi phần còn lại sẽ được về nước, động thái cho thấy áp lực do các quan chức chính phủ và giới quân đội đã tác động lên nhà lãnh đạo nước này.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hoan nghênh quyết định duy trì khoảng 400 binh sĩ ở Syria của người đồng cấp Mỹ Donald Trump.
"Tôi hoan nghênh quyết định này của chính phủ Mỹ", Tổng thống Macron phát biểu trong một cuộc họp báo với người đồng cấp Iraq Barham Salih. "Quyết định của Mỹ là một điều tốt. Chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động trong khu vực".
Các lực lượng còn lại sẽ đóng quân ở hai khu vực: 200 quân tại căn cứ al-Tanf và khoảng 200 binh sĩ nữa ở khu vực phía đông bắc Syria với nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, theo hãng tin Reuters.
Theo các quan chức quân đội Mỹ, nhóm binh sĩ được triển khai ở phía đông bắc sẽ là một phần của một đội ngũ lớn hơn, bao gồm các đồng minh châu Âu của Washington. Lực lượng này sẽ lên đến khoảng 800-1.500 binh sĩ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sẽ rút toàn bộ quân đội khỏi Syria vào tháng 12 năm 2018, sau khi cho rằng đã chiến thắng hoàn toàn tổ chức khủng bố IS.
Tuy nhiên, gần đây thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders nói rằng "một nhóm gìn giữ hòa bình" gồm khoảng 200 binh sĩ sẽ ở lại Syria "trong một khoảng thời gian" sau khi phần lớn được rút về nước.
Huy Vũ
Theo Ngày Nay/Sputnik
Dòng vàng hàng trăm triệu USD chảy vào ngân quỹ Venezuela như thế nào? Để không bị đánh bại trước sức ép từ Mỹ, chính quền Venezuela thực hiện các chương trình thu gom vàng trong dân. Ít người biết cách thức cụ thể của các chương trình này. Để không bị đánh bại trước sức ép từ Mỹ, nhà nước Venezuela đã thực hiện các chương trình mua vàng trong dân Các hoạt động tài chính...