Nổ liên tiếp tại kho vũ khí ở Syria, 40 người chết
Ít nhất 40 người đã thiệt mạng trong một vụ tấn công bằng rocket nhằm vào một kho vũ khí ở thành phố Homs, miền trung Syria hôm qua.
Quả cầu lửa khổng lồ bốc lên trên bầu trời thành phố Homs.
Các hình ảnh cho thấy một quả cầu lửa khổng lồ bùng nổ trên bầu trời thành phố Homs.
Video đang HOT
Quân đội Syria giải phóng (FSA), lực lượng đối lập chính tại Syria, tuyên bố đã thực hiện vụ tấn công, vốn đánh trúng một khu vực do chính phủ kiểm soát.
Các nhân chứng đã miêu tả hàng loạt vụ nổ kéo dài hơn 1 giờ, nói rằng các rocket đã rơi trúng các chất nổ được cất giữ tại kho vũ khí.
Các nam giới ghi hình một trong số các đoạn video về vụ nổ được nghe thấy đang ăn mừng với những câu reo hò như “Thượng đế vĩ đại”.
Ít nhất 40 người đã thiệt mạng trong các vụ nổ. Tổ chức quan sát nhân quyền Syria cảnh báo rằng số người chết có thể còn tăng vì hơn 100 người đã bị thương trong vụ tấn công, nhiều trong số đó bị thương nặng.
Một tháng trước, quân đội chính phủ đã mở một cuộc tấn công nhằm truy quét các phần tử nổi dậy khỏi Homs và giành lại một trong những quận chính của thành phố này hôm 29/7. Nhưng các nhà phân tích nói rằng vụ tấn công rocket hôm qua cho thấy phe nổi dậy vẫn có khả năng đáp trả.
Homs từng là một trung tâm của tình trạng bất ổn trong cuộc nổi dậy kéo dài 2 năm chống lại Tổng thống Bashar al-Assad. Liên hợp quốc cho hay hơn 100.000 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột.
Cuộc tấn công gần đây của quân đội đã giúp chính phủ giành quyền kiểm soát các quận phía đông của thủ đô Damacus và phía tây Aleppo, thành phố chính ở phía bắc Syria.
Tổng thống Bashar al-Assad hôm qua cho hay ông tin chắc chắn sẽ giành chiến thắng trong cuộc xung đột, vốn nổ ra kể từ đầu năm 2011.
Theo Dantri
Syria tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn khủng bố
Quan hệ giữa Damacus và Ankara trở nên căng thẳng trong thời gian qua, đặc biệt sau vụ Syria bắn hạ một máy bay do thám F-4 của Thổ Nhĩ Kỳ.
Chính quyền Syria vừa lên tiếng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò chủ yếu trong việc hậu thuẫn khủng bố bằng việc mở cửa sân bay và biên giới cho các tay súng Al-Qaeda cũng như các lực lượng Hồi giáo vũ trang khác tiến hành các vụ tấn công vào bên trong lãnh thổ Syria.
Trong một thông cáo, Bộ Ngoại giao Syria nêu rõ Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã thiết lập nhiều cơ sở quân sự trên lãnh thổ của họ, nơi mà các cơ quan tình báo của Israel, Mỹ, Qatar và Saudi Arabia có thể trực tiếp chỉ đạo các nhóm khủng bố trong cuộc chiến nhằm vào người dân Syria. Một số nguồn tin cũng cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã liên minh với Saudi Arabia và Qatar để xây dựng một căn cứ bí mật nhằm trực tiếp chỉ đạo về quân sự cũng như viện trợ các thiết bị thông tin liên lạc cho các nhóm vũ trang tại thành phố Azana nằm ở khu vực gần biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Chính quyền Damacus cho rằng rất nhiều kẻ khủng bố đang ở Syria.
Quan hệ giữa Damacus và Ankara trở nên căng thẳng trong thời gian qua, đặc biệt sau vụ Syria bắn hạ một máy bay do thám F-4 của Thổ Nhĩ Kỳ. Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhiều lần kêu gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhanh chóng từ chức, đồng thời cho biết Ankara đã dựng nhiều trại tị nạn dọc biên giới nhằm tiếp nhận những người tị nạn Syria.Bên cạnh đó, thông cáo trên cũng chỉ trích Mỹ và Pháp khi hai nước này cung cấp các các thiết bị liên lạc viễn thông cho các nhóm vũ trang ở Syria. Nhiều nguồn tin cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký một thỏa thuận bí mật, trong đó ủng hộ các nhóm vũ trang đối lập tại Syria nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Trong khi đó, chính quyền Syria và nhiều nước trên thế giới đã bày tỏ lấy làm tiếc về việc ông Kofi Annan từ chối tiếp tục đảm nhiệm vai trò Đặc phái viên chung của LHQ và Liên đoàn Arab về vấn đề Syria. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Syria tỏ ý lấy làm tiếc về quyết định của Đặc phái viên quốc tế Kofi Annan, đồng thời cáo buộc nhiều nước đã cản trở "sứ mệnh hòa bình của ông Annan" hòng gây bất ổn ở Syria và chống phá chính quyền hiện nay. Thông cáo cũng nêu rõ Syria luôn tuân thủ kế hoạch hòa bình 6 điểm do ông Annan đề xuất, và cho rằng lối thoát duy nhất cho cuộc khủng hoảng tại Syria hiện nay là đối thoại, hòa giải dân tộc mà không có bất cứ sự can thiệp nào của nước ngoài.
Tại Washington, chính quyền Mỹ cho rằng việc ông Annan từ chối tiếp tục vai trò của mình cho thấy chính quyền của Tổng thống al-Assad đã không tuân thủ kế hoạch hòa bình, đồng thời đổ lỗi cho Nga và Trung Quốc đã không gây sức ép với ông al-Assad. Quan điểm của Nhà Trắng vẫn là Tổng thống al-Assad phải từ bỏ quyền lực. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng lấy làm tiếc về quyết định của ông Annan, song tin tưởng động thái này sẽ không làm ảnh hưởng đến các nỗ lực tìm giải pháp ngoại giao cho tình hình Syria.
Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) thì chia sẻ với những khó khăn mà ông Annan phải đối mặt trong sứ mệnh tại Syria. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh ủng hộ mọi đề xuất có thể giúp giải quyết vấn đề Syria một cách hòa bình, công bằng và phù hợp. Còn đại diện EU hối thúc LHQ và Liên đoàn Arab nhanh chóng chỉ định người thay thế ông Annan.
Trước đó, ông Annan cùng với kế hoạch hòa bình 6 điểm của mình từng được coi là hy vọng giúp giải quyết cuộc khủng hoảng tại quốc gia Trung Đông này. Tuy nhiên, ông đã buộc phải tuyên bố từ chức sau khi cuộc khủng hoảng Syria ngày càng nghiêm trọng. Ngày 2-8, vị cựu Tổng Thư ký LHQ này thừa nhận những nỗ lực của ông trong việc đem lại hòa bình cho Syria đã thất bại. Tuy nhiên, có lẽ là để bảo vệ uy tín của mình, ông đổ lỗi thất bại cho phía các cường quốc đã tuyên bố ủng hộ ông. Ông cho rằng kế hoạch hòa bình của ông không nhận được sự ủng hộ cần thiết từ phía các cường quốc.
Theo PLXH
Syria: Quân đội phản công mạnh ở phía nam Damacus Một vụ nổ lớn đã xảy ra ở Damascus, Syria ngày 20-7, truy cập mạng đã đứt hoàn toàn. Theo nguồn tin từ an ninh thì quân đội Syria đã bắt đầu một cuộc phản công để giành lại quyền kiểm soát thủ đô Damascus. Maria Finoshina - phóng viên của RT cho biết sau tiếng nổ được xem là lớn nhất có...