Nô lệ tình dục Anh kể chuyện 13 năm bị hãm hiếp hàng đêm
Suốt 13 năm ròng, Anna Ruston bị kẻ bắt cóc cô giam giữ, đánh đập và đối xử như nô lệ tình dục.
Anna Ruston suốt 13 năm đằng đẵng bị giam cầm, hành hạ, đánh đập và đối xử không khác gì một nô lệ tình dục. Ảnh minh họa: Mirror
Hầu hết thời gian bị nhốt trong một căn phòng ngủ, Anna Ruston (tên nhân vật đã được thay đổi để đảm bảo an toàn) chỉ có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài qua những lần tới bệnh viện điều trị những vết thương do bị đánh đập và 4 lần sinh nở. Những đứa trẻ này là kết quả của nhiều đêm Ruston bị kẻ bắt cóc cưỡng hiếp, hành hạ thể xác, theo Mirror.
Ruston bị một tài xế taxi người châu Á tên là “Makil” bắt cóc lúc mới 15 tuổi. Cô đã phải sống 13 năm trong cảnh “địa ngục”, bị lạm dụng tình dục dã man. Ruston kể kẻ bắt cóc không chỉ cưỡng hiếp mà còn bắt ép cô quan hệ với những gã đàn ông khác và bán 4 đứa con cô mang nặng đẻ đau để kiếm tiền.
Vì bị nhốt trong phòng kín, Ruston phải đi vệ sinh vào một chiếc can đặt ở góc buồng. Thứ mùi kinh khủng bốc lên từ nó đến giờ vẫn ám ảnh tâm trí cô. Mùi tỏi nồng nặc từ thân thể kẻ bắt cóc cũng khiến cô rùng mình mỗi lần nghĩ đến.
Sống cùng Ruston không chỉ có kẻ bắt cóc mà còn cả mẹ cùng gia đình anh em trai hắn. Dù vậy, không một ai dang tay ra giúp đỡ Ruston. Vợ của những người anh em trai, theo Ruston, cũng bị lạm dụng tình dục. Họ thường trang điểm cho Ruston để che giấu đi những vết bầm tím quanh đôi mắt cô. Đôi khi, họ tiêm thuốc giảm đau cho cô.
“Tôi vẫn có thể mường tượng ra khung cảnh căn phòng ấy, góc phòng nơi tôi phải chịu những cơn đau đớn dày vò. Sau một khoảng thời gian, cơ thể tôi không còn cảm thấy đau nữa, nhưng đó là lúc tôi kiệt sức”, Ruston chia sẻ.
Câu chuyện Ruston kể có nhiều nét tương đồng với vụ việc từng gây sốc cả thế giới của Elisabeth Fritzl, người bị chính cha ruột giam cầm dưới một căn hầm ở Áo suốt 28 năm. Theo Ruston, những vụ việc như thế này có khả năng “xảy ra trên bất kỳ đường phố nào” ở nước Anh.
Thời điểm bị bắt cóc, Ruston đang sống cùng một người bạn sau khi bà cô qua đời và cha mẹ thì từ chối nuôi dưỡng cô. Malik biết rõ nếu cô đột nhiên mất tích sẽ không có ai để ý đến, Ruston quả quyết.
Video đang HOT
Trong cuốn sách với tựa đề “Secret Slave” (Nô lệ Bí mật), Ruston giải thích chính hoàn cảnh không người thân thích đã khiến cô rơi vào vòng tay cám dỗ của Malik. Hắn dụ dỗ Ruston bằng cách mời cô đến nhà uống trà, ăn bánh và dùng tình cảm gia đình để thu phục sự tin tưởng của cô.
Nhưng một ngày nọ, Malik bắt đầu lộ rõ bản chất tàn bạo, bệnh hoạn. Hắn liên tục cưỡng hiếp Ruston, gọi cô là “con điếm da trắng” rồi nhốt cô lại sau cánh cửa đóng kín. Ruston nhớ trong ròng rã 13 năm, gần như đêm nào cô cũng bị ép quan hệ tình dục.
Lần đầu tiên có thai, Ruston bồi hồi sung sướng. Cô viết “khi cảm thấy một đứa trẻ cựa quậy trong bụng, bạn biết rằng có ai đó đang bên cạnh mình, bạn không còn cô độc nữa”.
Lúc mang thai, Malik ngừng đánh đập cô nhưng niềm hy vọng có một đứa con ngay lập tức tan vỡ. Malik đã cướp đi đứa con trai đầu lòng ngay trên tay cô. Qua 4 lần sinh nở, Ruston hiếm khi được bế ẵm hay thậm chí là nhìn mặt con. Cô cho rằng Malik đã “bán chúng”.
Ruston cũng cho biết sở dĩ cô rơi vào hoàn cảnh này một phần cũng bởi nhà chức trách ngần ngại giúp đỡ vì lo sợ bị cáo buộc phân biệt chủng tộc.
“Malik bắt tôi ăn mặc theo văn hóa của hắn, nhuộm tóc tôi thành màu đen, ép tôi đeo khăn trùm và luôn phải cúi đầu”, Ruston kể. “Khi hắn thay tôi nói, người ta tưởng đấy là văn hóa của chúng tôi. Và tôi nghĩ mọi người đều sợ bị buộc tội phân biệt chủng tộc”.
Ruston có lần tìm cách bỏ trốn theo lối cửa sau nhưng rồi bị phát hiện và bị đánh đập tàn nhẫn đến nỗi cô từ bỏ luôn ý định trốn chạy.
Ngay cả bây giờ, Ruston vẫn sống trong sợ hãi nên không dám tố giác kẻ bắt cóc dù cảnh sát đảm bảo rằng một cô gái khác cũng sẽ ra mặt với cáo buộc tương tự nếu Ruston đồng ý.
Thời điểm tuyệt vọng nhất, Ruston từng tự vẫn bằng cách thắt cổ nhưng một nhân viên y tế đã đến kịp thời và cứu tính mạng cô.
Ruston một lần nữa lấy đủ dũng khí để bỏ trốn sau khi biết được rằng gia đình kẻ bắt cóc đang bận rộn chuẩn bị cho một lễ hội Hồi giáo. Nhân viên y tế thường thăm khám cho Ruston đồng ý giúp đỡ cô. Người này hứa sẽ chờ bên ngoài ngôi nhà và gọi điện thoại cho gia đình kẻ bắt cóc ba lần.
Khi nghe thấy tiếng chuông điện thoại, Ruston lao nhanh ra cửa. May mắn đã đứng về phía cô khi lúc đó gia đình kẻ bắt cóc đang bận cầu nguyện và chìa khóa, như thường lệ, được đặt phía trước cửa ra vào.
Kể từ đó, Ruston bắt đầu làm lại cuộc đời với một người bạn trai mà cô từng hẹn hò khi còn là một thiếu nữ. Họ đã rất vui mừng khi gặp lại nhau nhưng Ruston phải mất nhiều năm mới có thể kể hết những gì xảy ra trong quá khứ cho bạn trai.
Cặp đôi hiện sống cùng nhau và có 4 con. Ruston đã trốn thoát 16 năm nhưng suy nghĩ về những đứa con bị kẻ bắt cóc đem bán nhiều lúc vẫn tìm về và khiến trái tim cô thổn thức.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Phụ nữ Bangladesh bị lừa sang Syria làm nô lệ tình dục
Sau những lời hứa hão huyền về nghề nghiệp, nhiều phụ nữ Bangladesh bị bán sang khu vực chiến tranh ở Syria và bị bắt làm nô lệ tình dục, theo Reuters hôm 1.3 cho biết.
Những người phụ nữ Bangladesh bị lừa sang Syria làm nô lệ phần lớn xuất phát từ làng quê, thiếu kiến thức - Ảnh minh họa: Reuters
Người đứng đầu của Tiểu đoàn Phản ứng nhanh (RAB), một đơn vị cảnh sát tinh nhuệ của Bangladesh, cho biết RAB đã điều tra được 45 trường hợp phụ nữ bị lạm dụng, đánh đập, tra tấn hoặc hãm hiếp ở Syria trong một năm qua.
"Câu chuyện bắt đầu từ một người phụ nữ được gọi là Shahinoor, đã trốn khỏi những kẻ đã bắt cóc mình ở Syria. Cô ấy đã gọi điện cho mẹ mình, người sau đó đã phàn nàn với chúng tôi", Reuters dẫn lời Chỉ huy Khadaker Golam Sarowar của tiểu đoàn RAB-3 nói hôm 29.2.
Ông Sarowar cho biết người phụ nữ này 34 tuổi, đang ở trong trạng thái "bệnh nặng và không thể di chuyển". Các quan chức Bangladesh ở Syria đã giúp đưa người phụ nữ này đến Dhaka để trị bệnh thận.
"Shahinoor ban đầu được cho sẽ đến Li Băng. Tuy nhiên cô bị đưa tới Dubai cùng 5 người phụ nữ khác, rồi chuyển tới Syria và bị bán cho những người khác. Có lúc cô phải làm người giúp việc, có lúc phải phục vụ tình dục. Cô nói với chúng tôi rằng còn có nhiều người khác giống như cô", ông Sarowar nói thêm.
Tổ chức Quốc tế về Người di cư (IOM) ước tính hơn 8 triệu công dân Bangladesh đang làm việc ở nước ngoài, nhiều người trong số họ ở các quốc gia thuộc Vịnh Ả Rập và Singapore, Đông Nam Á và Nam Á.
Nhiều người di cư tự nguyện nhưng lại vào diện lao động cưỡng bức một phần do chi phí tuyển mộ cắt cổ cần phải hoàn trả và số lượng nhân viên hạn chế. Đặc biệt, phụ nữ phải làm việc như những nhân công quốc nội tại các nước vùng Vịnh, nơi họ bị lạm dụng và thiếu sự tự do, Reuters cho biết.
Ông Sarowar nói rằng Syria, nơi đang có cuộc nội chiến, trở thành địa điểm cho các nhóm buôn người. Họ mượn các công ty tuyển mộ nhân sự ở Bangladesh để hợp pháp hóa chuyện đưa người tới các nước như Jordan và Li Băng. Từ đây, các nhóm buôn người bắt đầu tiến hành mua bán, khiến nhiều người Bangladesh hầu như không có cơ hội trốn thoát.
Đã có 8 cá nhân bị bắt từ các công ty tuyển dụng ở Bangladesh, trong đó chưa xác định ai nằm trong đường dây buôn người quốc tế. Khá nhiều kẻ buôn người tại Jordan, Syria và Li Băng vẫn đang nằm ngoài vòng pháp luật, ông Sarowar nói.
Các nạn nhân người Bangladesh phần lớn là những người phụ nữ nghèo khổ ở nông thôn. "Họ là những người phụ nữ ngây thơ, thiếu học thức từ các làng xã. Họ không biết gì về Syria và những chuyện đang xảy ra ở đó. Họ chỉ nghĩ rằng mình chuyển tới Li Băng hay Jordan để cuộc sống được tốt hơn", ông Sarowar cho biết.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Bác sỹ nhốt bệnh nhân làm nô lệ tình dục lộ mặt Bác sỹ Thụy Điển Martin Trenneborg bị cáo buộc mời nạn nhân ăn đồ trộn thuốc mê Rohypnol rồi bắt cóc và hãm hiếp cô suốt 5 ngày. Bác sĩ Trenneborg trong phiên tòa ở Stockholm không rõ ngày tháng. Ảnh: Rex Theo Mirror, nạn nhân khoảng 30 tuổi, sau khi mê man đã bị Trenneborg, 38 tuổi, đưa khỏi nhà riêng tới...