Nợ học phí “khổng lồ”, sinh viên Mỹ trốn sang nước ngoài sinh sống
Chadd Haag (sinh viên Mỹ, 29 tuổi) cho biết mình “tẩu thoát” khỏi Mỹ để trốn nợ sinh viên. Bây giờ anh ta đang sống ở một ngôi làng Ấn Độ.
Sinh viên Mỹ trốn sang nước ngoài sinh sống
“Tôi đã bỏ nước Mỹ lại sau lưng”, Chadd Haag nói. Trước đó, anh từng suy nghĩ việc sống trong hang nhưng sau cùng, anh chọn một kế hoạch ít rủi ro hơn là rời khỏi Mỹ.
Hiện Chadd Haag chuyển đến sống trong một ngôi làng ở Uchakkada, với mức sinh hoạt phí vỏn vẹn 50 USD/tháng (khoảng hơn 1 triệu đồng). Cách ngôi nhà không xa là cây cối um tùm, những chú gà chạy bộ và voi lững thững dạo quanh. Chàng trai Mỹ thậm chí còn hi vọng, sẽ không bao giờ đặt chân vào siêu thị Walmart (ở Mỹ) nữa.
Nơi ở mới cách nơi anh trưởng thành (Colorado) đến 9.000 dặm (khoảng 14.500 km), có vẻ như khoản học phí đè nặng không còn hiện hữu trước mắt Chadd Haag. Đây không phải là trường hợp duy nhất. Không ít sinh viên Mỹ đã “khăn gói quả mướp” chạy trốn khỏi quê hương đến một nước khác, nơi mà sinh hoạt phí rẻ hơn và những “chủ nợ” có ít quyền lực hơn với “con nợ”.
Mặc dù không có dữ liệu quốc gia chính thức về việc có bao nhiêu người rời khỏi Mỹ vì nợ sinh viên, nhưng những người vay học phí đã kể câu chuyện bi đát của họ ở các nhóm trên Facebook, kênh Reddit.
Barmak Nassirian, Giám đốc đối ngoại liên bang của Hiệp hội Các trường đại học và cao đẳng tiểu bang Hoa Kỳ cho biết, đây có thể là một vấn nạn.
Nợ học phí của sinh viên Mỹ đã tăng gấp 3 lần trong thập kỷ qua và dự đoán đạt con số 2.000 tỉ USD vào năm 2022. Trung bình một sinh viên tốt nghiệp đại học nợ khoảng 30.000 USD, tăng từ mức 16.000 USD vào đầu những năm 1990 (đã tính lạm phát). Trong khi đó, mức lương cho cử nhân mới tốt nghiệp, tính luôn lạm phát, gần như không thay đổi trong vài thập kỷ qua.
Trường hợp của Chadd Haag, anh nợ 20.000 USD, con số tuy không nhiều so với nợ của nhiều sinh viên khác nhưng theo Haag, anh khó có thể tìm việc (với mức thu nhập trung bình của bằng đại học ở Mỹ) để trả được số nợ này chỉ với tấm bằng cao đẳng.
Video đang HOT
“Nếu bạn không kiếm được tiền lương đủ sống, thì khoản nợ 20.000 USD quả là khủng khiếp và có sức tàn phá cuộc sống”, Haag nói.
Anh đã vật lộn với nhiều nghề trong thời buổi suy thoái kinh tế như bốc dỡ hàng, chế tạo tên lửa đồ chơi sau khi tốt nghiệp ĐH Bắc Colorado vào năm 2011. Sau đó, Hagg tiếp tục trở lại trường học để theo đuổi bằng thạc sĩ về Văn học tại Đại học Colorado Boulder.
Nỗ lực không ngừng, Hagg cố gắng trở thành trợ lý giáo sư, nhưng anh vẫn không thể kiếm sống cùng với một lớp học một học kỳ được chỉ định.
Haag lại tiếp tục nuôi hy vọng thoát nợ khi anh kiếm được công việc toàn thời gian như một người chuyển phát y tế ở Denver, giao mẫu nước tiểu và máu cho các bệnh viện. Tuy nhiên, anh đã thất vọng khi thấy rằng anh chỉ mang về 1.700 USD/tháng.
Trừ một phần vào khoản nợ sinh viên, Haag chẳng còn lại là bao. Anh ta nằm mơ cũng không thể mua một căn hộ trong thành phố, nơi mà giá thuê đang tăng mạnh. Hagg sống với mẹ và hiếm khi đi chơi với bạn bè.
Rời Mỹ, Haag đã cưới được vợ là giáo viên ở Ấn Độ vào năm ngoái, có cả visa 5 năm và có cuộc sống ổn định ở nơi mới, dù cuộc sống ở đây không hoàn toàn dễ dàng.
Tuy nhiên, Mark Kantrowitz – chuyên gia về học phí đại học cảnh báo, những sinh viên trốn nợ học phí như trên khi trở về Mỹ sẽ thấy nợ không những còn đó mà còn tăng lên thêm do tiền lãi và tiền phạt đóng chậm.
Có nhiều cách hợp lý hơn để xử lý nợ của sinh viên, chuyên gia Nassirian, tại Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng nhà nước Mỹ cho biết.
Thay vì trốn sang nước khác, những người vay đang gặp khó khăn nên tham gia vào một trong các kế hoạch trả nợ dựa trên thu nhập của chính phủ. Trong đó, hóa đơn hàng tháng của họ sẽ được giới hạn ở một phần thu nhập của họ.
Nhưng thực tế, nhiều chuyên gia cho rằng quan trọng hơn cả là cần xem xét kỹ lưỡng hệ thống cho vay học phí hiện nay của Mỹ, vì sự việc đã không còn đơn giản khi hệ thống này đang khiến sinh viên, thế hệ tương lai của đất nước, phải trốn chạy đến nơi khác.
Theo dantri
Ngoại trưởng Mỹ nói về trách nhiệm của Triều Tiên với cái chết của công dân Mỹ
Ông Pompeo nhấn mạnh Triều Tiên chịu trách nhiệm cho cái chết của sinh viên Mỹ nhưng không trả lời khi được hỏi về trách nhiệm của ông Kim Jong Un.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 28.2
Trong bài phỏng vấn độc quyền với USA Today ngày 3.3, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng Triều Tiên phải chịu trách nhiệm cho cái chết của sinh viên Mỹ Otto Warmbier. Ông Pompeo cũng bác bỏ ý kiến cho rằng hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội đã thất bại.
Theo USA Today, ông Pompeo trả lời một cách khó chịu khi được hỏi về tuyên bố của Tổng thống Mỹ Trump tại cuộc họp báo ở Hà Nội hôm 28.2. Khi đó, ông Trump nói rằng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un không biết việc sinh viên đại học Mỹ Otto Warmbier bị "ngược đãi" khi bị giam giữ ở Triều Tiên năm 2016.
"Tôi không tin ông ấy (Kim) biết chuyện đó", ông Trump nói tại cuộc họp báo ở Hà Nội tuần trước. "Ông ấy nói với tôi rằng ông ấy không biết gì về chuyện đó, và tôi chấp nhận lời nói này của ông ấy".
Ông Trump cũng cho biết ông Kim cảm thấy rất tồi tệ về cái chết của Warmbier.
Các chuyên gia nói rằng thật vô lý khi ông Kim không biết gì về trường hợp của Warmbier.
Sau khi rời Hà Nội về Mỹ, ông Trump lên Twitter viết rằng ông sẽ buộc Triều Tiên phải chịu trách nhiệm về Warmbier. Tổng thống nói tuyên bố của ông ở Hà Nội đã bị hiểu sai,
Ông Trump viết: "Tôi không bao giờ thích bị hiểu sai, đặc biệt là khi nói đến Otto Warmbier và đại gia đình của cậu ấy. Otto sẽ không chết một cách vô ích. Tôi yêu quý Otto và thường xuyên nghĩ về cậu ấy".
Trong cuộc phóng vấn với USA Today, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo được hỏi liệu có nghĩ ông Kim chịu trách nhiệm cho cái chết của Warmbier hay không.
Ông Pompeo trả lời: "Triều Tiên phải chịu trách nhiệm cho cái chết Otto Warmbier và các vi phạm nhân đạo đang tiếp tục diễn ra".
Phóng viên USA Today tiếp tục hỏi về trách nhiệm cá nhân của ông Kim và liệu ông Kim có biết về trường hợp của Warmbier hay không. Nhưng Pompeo im lặng một lúc trước khi nói rằng ông đã trả lời câu hỏi đó rồi.
Pompeo nói những lời khen của ông Trump dành cho ông Kim không làm giảm cam kết của Mỹ với nhân quyền.
"Nhân quyền trên toàn thế giới dẫn đầu trong danh sách công việc mà tôi làm", trước hết với tư cách là giám đốc CIA và giờ là bộ trưởng ngoại giao của Trump, ông Pompeo nói.
"Tôi có toàn quyền tự do, quyền được Tổng thống trao cho, để đảm bảo quyền con người là một phần quan trọng trong mọi công việc mà tôi làm trong cả hai vai trò đó".
Otto Warmbier, sinh viên đại học ở bang Ohio, bị bắt giữ vì cáo buộc ăn cắp một tấm áp phích tuyên truyền trong chuyến đi tới Triều Tiên vào năm 2016. Khi được trả tự do vào tháng 6.2017, Warmbier bị hôn mê vì chấn thương sọ não và chết ngay sau khi trở về Mỹ.
Theo Danviet
Cố vấn Mỹ: Triều Tiên phải giải thích về cái chết của sinh viên bị mất mô não Triều Tiên nên đưa ra lời giải thích đầy đủ về cái chết của Otto Warmbier - sinh viên Mỹ bị mất mô não ở Triều Tiên, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton nói. Otto Warmbier bị giam 17 tháng ở Triều Tiên vì vi phạm quy định của pháp luật. "Điều tốt nhất Triều Tiên nên làm bây giờ...