Nợ hàng chục nghìn tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, tiền đâu để trả?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nêu một trong những vấn đề nổi cộm trong xây dựng nông thôn mới (NTM) là cả nước nợ đọng hơn 15 nghìn tỷ đồng, với 3637 xã có nợ trong số đó có 147 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, việc nợ này xử lý thế nào?
Ngày 5.10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát chuyên đề: Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM (giai đoạn 2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Bên cạnh những kết quả đạt được, một trong những tồn tại lớn nhất là số tiền nợ đọng của nhiều địa phương khi xây dựng NTM.
Theo tổng hợp số liệu báo cáo của Bộ NNPTNT, tính đến đầu năm 2016 số nợ đọng của các địa phương trong xây dựng NTM khoảng 15.277 tỷ đồng, trong đó 3 khu vực có mức nợ đọng cao nhất là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, miền núi phía Bắc. Một số địa phương có nợ đọng lớn như Bắc Ninh 1.631 tỷ đồng, Thanh Hóa 1.547 tỷ đồng, Thái Bình 1.232 tỷ đồng, Vĩnh Phúc 919 tỷ đồng…
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Nhìn nhận về khoản nợ này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, với hơn 15 nghìn tỷ đồng nợ đọng trong xây dựng NTM, có ý kiến cho rằng không phải lớn. Khoản nợ này nếu được đầu tư cho xây dựng cơ bản thì lành mạnh, nhưng không lành mạnh với nền tài chính quốc gia. Tức là địa phương đang nợ xây dựng cơ bản chưa xử lý xong nhưng vì việc phải cố gắng xây dựng các tiêu chí NTM lại nợ tiếp. “Cả nước nợ hơn 15 nghìn tỷ nhưng 3637 xã có nợ trong đó có 147 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, xử lý thế nào. Nếu kiến nghị sắp tới nguồn ngân sách nhà nước có nguồn trái phiếu hay nguồn gì cho đầu tư công lại ưu tiên giải quyết trả nợ thì sẽ không hợp lý, bất công với những xã khác. Nếu thế thì phong trào cứ vay nợ để đầu tư rồi sẽ được ưu tiên giải quyết nợ. Còn để địa phương đang nợ đó tự phải nỗ lực tìm nguồn kinh phí để giải quyết thấy Đoàn giám sát chưa có kiến nghị” – Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề.
Giải trình về thắc mắc của Chủ tịch Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát cho biết, trong quá trình đi giám sát, làm việc với kiểm toán, có đặt vấn đề này. “Một trong những điều mà chúng tôi cũng rất băn khoăn là giải pháp để làm sao giải quyết được khoản nợ hơn 15 nghìn tỷ đồng nợ đọng tập trung vào một số địa phương. Các địa phương cũng nói rằng sẽ sử dụng quỹ đất của địa phương trong quá trình sau này sẽ đấu giá… trả nợ nhưng chúng tôi cũng rất băn khoăn trong vấn đề này…”- ông Thanh nói.
Ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng, khoản nợ xây dựng NTM cũng là khoản nợ công và đề nghị Bộ Tài chính trong báo cáo trước Quốc hội về tình hình nợ công cần có phân tích kỹ hơn về khoản nợ xây dựng NTM.
Theo Danviet
Chính sách khuyến khích "treo" suốt 3 năm!
Gần 3 năm trước, ngày 19.12.2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 210 về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp. Điều 12 của nghị định này quy định rõ: Nhà đầu tư có dự án trồng cây mắc ca có quy mô từ 50ha trở lên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/ha để xây dựng đồng ruộng, cây giống. Hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống cây mắc ca quy mô 500.000 cây giống/năm trở lên, mức hỗ trợ tối đa là 70% chi phí đầu tư/cơ sở và không quá 2 tỷ đồng.
Tháng 4.2016, Bộ NNPTNT cũng đã ban hành Quyết định số 1134 phê duyệt quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020 là 9.940ha và tiềm năng phát triển đến 2030 là 34.500ha.
Hội thảo đầu bờ về kỹ thuật trồng mắc ca tại xã Tân Hà,huyện Lâm Hà, Lâm Đồng. Ảnh: H.S
Tuy nhiên, gần 3 năm trôi qua kể từ khi có chính sách khuyến khích của Chính phủ, đã có thêm nhiều nông dân và doanh nghiệp tham gia đầu tư trồng mắc ca ở cả Tây Nguyên và Tây Bắc, nhưng chưa có một dự án đầu tư mắc ca nào nào được hưởng chính sách khuyến khích theo Nghị định 210. Trong khi các chuyên gia đang thảo luận là do thiếu tiền, hay thiếu chính sách đồng bộ, thì một số chủ đầu tư mắc ca ví tình cảnh này như là "mỡ treo, mèo nhịn".
Ông Lê Rế - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Krông Năng (Đăk Lăk) cho rằng: Cho dù chính sách khuyến khích trồng mắc ca của Chính phủ đã có từ 2013, nhưng đến nay chỉ mới có quy hoạch vùng, tại Đăk Lăk chưa có quy hoạch chi tiết. Bộ NNPTNT cũng chưa ban hành quy trình kỹ thuật canh tác mắc ca. "Các quy trình hiện nay mà người dân đang áp dụng chủ yếu là qua các công ty tư nhân, chưa có tính chính thống..." - ông Lê Rế nói.
Ông Rế cho biết, việc chưa có các văn bản nêu trên, theo ông Rế, khiến các cơ quan tham mưu về phát triển cây mắc ca ở địa phương thiếu cơ sở vững chắc khi tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương.
Theo Danviet
Vật nuôi mới: Cuộc chơi mạo hiểm của nhà nông Với mong muốn có nguồn thu nhập tốt hơn, nhiều nông dân đã không ngần ngại tìm tòi, thử nghiệm nuôi các loài vật nuôi mới. Chọn một hướng đi vốn không thuộc số đông, nông dân phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả và thậm chí là nguy cơ rủi ro rất lớn. Lãi cao nhờ "độc, lạ" Cuối năm...