Nợ đồng lần, đại gia hại nhau
Thời buổi khó khăn chồng chất, vỡ nợ hàng loạt đã khiến không ít các doanh nghiệp trở nên bất tín với nhau, với khách hàng, với cổ đông. Hiện tượng nợ nần lẫn nhau và kéo dài trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
Hoành tráng nhưng thiếu tiền
Hơn nửa năm chờ đợi, cổ đông của Công ty Cổ phần Công nghiệp khoáng sản Bình Thuận (KSA) nhận được tin cổ tức bị cắt giảm chỉ còn 400 đồng thay vì 1.000 đồng/cp như đã công bố trước đó.
Thất vọng nằm ở chỗ cổ đông đã 4 lần mừng hụt vì công ty liên tục đưa ra những lời hứa chắc chắn nhưng cho tới thời điểm này, ngay cả 400 đồng cũng chưa đến được tay cổ đông mà được lùi đến cuối tháng 8/2013.
Việc hoãn chậm, thậm chí cắt giảm, cắt bỏ cổ tức năm 2012 rất phổ biến trên TTCK như trường hợp AAA, SMA, MSN, V15, LAF, MHL… Tuy nhiên, việc thất hứa liên tục như KSA thì hiếm gặp.
Lý giải sự thất hứa, KSA cho biết do một số khoản nợ khách hàng đã chưa trả cho công ty đúng như cam kết nên doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền để thanh toán cổ tức. Lý do đưa ra sau đó là do công ty phải ứng vốn cho thi công.
Trên thực tế, KSA kinh doanh có lãi trong các quý và cả năm 2012 nhưng dòng tiền thường xuyên ở trong tình trạng âm vài tỷ cho tới vài chục tỷ mà lý do chủ yếu là do doanh nghiệp không thu hồi được công nợ đúng hạn. Tổng số tiền KSA dự kiến trả cổ tức 1.000 đồng/cổ phiếu chỉ hết khoảng trên 15 tỷ đồng, không hề lớn so với khoản phải thu lên tới trên 50 tỷ đồng của công ty. Không lớn nhưng không trả được cho thấy dòng tiền của doanh nghiệp này có vấn đề.
Hiện tượng nợ nần chồng chất, dây dưa trong cộng đồng doanh nghiệp rất phổ biến, từ các tập đoàn cho tới các doanh nghiệp lớn nhỏ niêm yết trên sàn.
Trở lại trường hợp Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong vài năm qua không chỉ tạo ra khoản lỗ vài chục ngàn tỷ mà còn để lại nhiều khoản nợ lớn dẫn tới khó khăn tài chính cho đối tác đầu vào nguồn điện.
Gần đây, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoán sản Việt Nam (TKV) cho biết, tập đoàn đang phải chịu thiệt hại gần chục nghìn tỷ đồng do phải bán than dưới giá thành cho sản xuất điện và bị EVN nợ cũng cả ngàn tỷ. Theo TKV, do EVN nên tập đoàn đang đứng trước nguy cơ thua lỗ trầm trọng.
Video đang HOT
Một nạn nhân khác của EVN là Tập đoàn Sông Đà với khoản tiền chưa thanh toán lên tới một nửa tổng số công nợ phải thu, trị giá hàng ngàn tỷ đồng. Còn PVN là chủ nợ thường xuyên và lâu đời của EVN với số tiền lên hàng chục ngàn tỷ đồng.
Nợ đồng lần hại nhau
Hiện tượng nợ đồng lần phổ biến hơn nhiều. Một số ngân hàng cho biết thời gian gần đây tình hình có đỡ hơn nhưng khoảng một năm trước đây họ phải đi vay các ngân hàng này, nhưng ngân hàng khác lại nợ họ.
Trên thực tế, việc vay lẫn nhau giữa các ngân hàng là hoạt động bình thường trên thị trường liên ngân hàng, nó xảy ra hàng giờ, hàng ngày. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, hiện tượng vay rồi không có trả, ngân hàng bé vay của lớn, lớn vay của bé hay vay của lớn hơn xảy ra quá nhiều, phức tạp và quan trọng là không thanh toán đúng hạn, nợ dây dưa, khó đòi, gây ra sự mất niềm tin trong hệ thống.
Thời điểm đỉnh cao của hoạt động nợ nần chồng chéo dây dưa giữa các ngân hàng là cuối 2011 và đầu 2012. Và có trường hợp tới cuối 2012 mới hoàn trả được toàn bộ khoản vay cả chục nghìn tỷ đồng tiền nợ gốc và hàng nghìn tỷ đồng tiền lãi.
Kinh doanh trong năm vừa qua cho thấy hiện tượng nợ đồng nần, nợ lẫn nhau, dây dưa, khó đòi rất phổ biến. Ở mảng ngân hàng đã tồi tệ thì ở mảng BĐS càng rối ren hơn. Hiện tượng chủ đầu tư nợ doanh nghiệp xây dựng, nợ khách hàng doanh nghiệp xây dựng nợ đơn vị bán vật liệu xây dựng, nợ lương
Nhiều doanh nghiệp cả năm trời không làm ăn gì, công việc chủ yếu là đi đòi nợ để trả nợ ngân hàng. Một số thậm chí còn phải bán tài sản riêng như nhà cửa, ô tô để trả nợ trong khi vẫn đang là chủ nợ của nhiều đối tác, khách hàng khác.
Nhiều khi các doanh nhân này cũng tính “làm mạnh tay” nhưng thực tế các con nợ của họ cũng ở trong tình trạng không còn gì, kể cả uy tín, làm mạnh có khi lại phạm pháp. Song hành với sự rối ren đó, với cách hành sử không đàng hoàng của nhiều doanh nghiệp, niềm tin vào họ dường như ngày càng đi xuống.
Sự đóng băng của thị trường BĐS, sự trầm lắng của TTCK và thái độ hững hờ với nguồn vốn ngân hàng phần nào cho thấy niềm tin trên thị trường đang suy giảm nghiêm trọng.
Hàng loạt các doanh nghiệp gần đây đặt ra cho mình mục tiêu thấp hơn để thoát bẫy tăng trưởng nóng, với định hướng là củng cố, an toàn và ổn định. Nhiều đơn vị đã lên kế hoạch tái cơ cấu.
Tuy nhiên, việc tái cơ cấu cần cần một thời gian dài bởi nhiều doanh nghiệp đã sa lầy quá sâu và quá lâu vào bùn đen. Với các doanh nghiệp như vậy, đôi khi phải đối mặt với khả năng phá sản. Còn với các doanh nghiệp vẫn có cơ hồi phục, ngoài định hướng tái cơ cấu theo hướng phát triển bền vững, vấn đề quan trọng còn là xây dựng lại niềm tin đối với ngân hàng, khách hàng, đối tác và cả các cổ đông.
Theo Dantri
Triều Tiên "lộ" kịch bản đánh bại Hàn Quốc trong 3 ngày
Triều Tiên đã đưa ra kịch bản mô tả cuộc tấn công chớp nhoáng vào Hàn Quốc chỉ trong vòng 3 ngày nhằm thống nhất hai miền.
Trang mạng tuyên truyền Triều Tiên Uriminzokkiri đăng clip mô tả kịch bản cuộc tấn công chớp nhoáng vào Hàn Quốc chỉ trong 3 ngày. Và mục tiêu của cuộc tấn công không gì khác là nhằm thống nhất hai miền.
Nội dung của clip kế hoạch tác chiến trong "cuộc chiến tranh thống nhất đất nước" chỉ trong 3 ngày là:
"Vào ngày đầu tiên, khi mệnh lệnh tấn công được ban hành, Quân đội Nhân dân Triều Tiên sẽ khai hỏa các giàn pháo phản lực phóng loạt cỡ 240mm. Ngoài ra còn có 250.000 tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa và 1.000 tên lửa đất đối đất bắn trong 30 phút đầu tiên về phía Hàn Quốc và các căn cứ quân sự Mỹ. Cuộc tấn công như một cơn mưa đạn từ trên trời rơi xuống.
Các giàn pháo phản lực 240mm sẽ oanh tạc dữ dội Hàn Quốc trong ngày đầu cuộc chiến.
Hàn Quốc và các lực lượng không quân Mỹ sẽ hoảng hốt, sợ hãi và co cụm lại đến nỗi ngay cả một chiếc máy bay cũng không cất cánh nổi.
Sau đó, 50.000 bộ binh thuộc các lực lượng đặc biệt của Triều Tiên sẽ "triển khai tấn công bất ngờ vào Hàn Quốc và các căn cứ không quân, hải quân, tên lửa của Mỹ cũng như nhiều nhà máy điện khác".
Tiếp theo, video tuyên truyền của Triều Tiên mô tả Tiều Tiên đã bắt giữ 150.000 người Mỹ đang sống tại Hàn Quốc như là "tù binh chiến tranh".
Vào ngày thứ hai của "Cuộc chiến tranh thống nhất", 10.500 lính dù Triều Tiên đổ bộ xuống Seoul bằng máy bay.
Đồng thời, 4.600 xe tăng, 3.000 xe bọc thép của Triều Tiên cũng tấn công ồ ạt Seoul và quét sạch kẻ địch ra khỏi thành phố.
"Tất nhiên, ngay khi chiến tranh bắt đầu, chúng tôi sẽ tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương và quét sạch quân Mỹ ", người bình clip nói.
Vào ngày thứ ba, công dân ở Thủ đô Seoul cho tới các thành phố của Hàn Quốc sẽ bị bao vây trong "một đất nước hỗn loạn không có bất cứ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, nước, mạng lưới truyền thông và mạng lưới giao thông nào".
Ảnh đồ họa lính Triều Tiên đổ bộ xuống Seoul.
Sau đó, các lực lượng Triều Tiên "sẽ chiếm Hàn Quốc" mà không cần tốn một viên đạn nào và tái ổn định các hoạt động cũng như khôi phục lại các nguồn cung cấp thiết yếu".
"Như vậy, chúng ta có một kịch bản chiến tranh thống nhất kết thúc chỉ trong vẻn vẹn 3 ngày", clip tuyên truyền của Triều Tiên khẳng định.
Cuối cùng, video kết thúc với kết luận: "Dù cho Mỹ vẫn ngoan cố luyện tập xâm lược Triều Tiên trên hệ thống máy tính nhưng chúng luôn run sợ và không thể khởi động kịch bản chiến tranh trên thực tế".
Tất nhiên, đây chỉ clip kịch bản của trang mạng chuyên tuyên truyền cho Triều Tiên. Vì vậy, không lạ khi nó phóng đại quá mức về thông tin vũ khí Triều Tiên. Nước này không thể có một số lượng tên lửa đạn đạo tầm trung - xa lên tới 250.000 quả.
Các cuộc tấn công vượt qua vĩ tuyến 38 cũng không dễ dàng khi quân đội Hàn Quốc luôn duy trì lực lượng quân sự đông đảo tại đây.
Trên biển, các đội tàu chiến của Hàn Quốc đều là những loại tối tân, trang bị tên lửa đối không tầm cao và tên lửa đối đất tầm xa. Nước này đã phóng thử thành công tên lửa hành trình đối đất có tầm bắn xa tới 1.000km. Với loại vũ khí này, khi một cuộc chiến xảy ra, họ có thể dễ dàng oanh tạc Bình Nhưỡng.
Theo vietbao
Triều Tiên báo động, sẵn sàng tấn công căn cứ Mỹ Vào 9h32 sáng (21/3), quân độiTriều Tiênđã ban hành cảnh báo bị đột kích trên không và ra lệnh cho các đơn vị quân sự sẵn sàng chiến đấu hướng về các căn cứ Hải quânMỹtại Okinawa và Guam. Theo Yonhap, Đài truyền hình trung ương và đài phát thanh Triều Tiên đã phát đi báo động phòng không cho cả quân đội...