No đói nơi ruộng bậc thang được “phong hàm”
Giọt mồ hôi làm nên những kiệt tác ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì để có một cuộc sống gạo đầy chum, thóc đầy bồ chứ đâu phải để được “phong hàm” di tích.
Di tích không phải là hư danh
Mới đây, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang được đón nhận bằng di tích quốc gia. Về mặt tổng thể thì đây có thể nói là tín hiệu vui đối với cộng đồng dân tộc nơi này.
Tuy nhiên, tín hiệu ban đầu là thế, còn về thực chất thì chúng ta nên có cái nhìn kỹ lưỡng hơn, thấu đáo hơn để xem đồng bào sẽ được gì và mất gì khi những “tuyệt tác” của đồng bào không còn của riêng mình nữa.
Nếu mùa màng, hoa màu, rau củ được phủ bốn mùa no đủ thì quả là một tuyệt tác
Chắn hẳn, nơi được công nhận di tích tầm quốc gia, ắt phải đầu tư, và điều đó là đương nhiên bởi nếu không có đầu tư thì thu hút du lịch thế nào đây, chẳng lẽ phong danh xong để tự thân nó như vậy. Thế nhưng đầu tư vào đâu, và đầu tư cái gì thì phải cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng bởi nếu không sẽ không chỉ mất tiền mà còn làm ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa của đồng bào.
Ai cũng hiểu rõ những tuyệt tác ruộng bậc thang ở vùi núi cao nói chung và ở Hoàng Su Phì nói riêng là những giọt mồ hôi, công sức và thời gian của đồng bào nơi ấy. Cái gì làm nên điều đó? Trước tiên phải nói đặc trưng sinh hoạt của đồng bào dân tộc và sự cam chịu không ngại lao động của đôi bàn tay chịu thương, chịu khó.
Video đang HOT
Chính cái đặc trưng sống nơi non cao của một số đồng bào Mông, La Chí, Tày, Nùng, Dao làm nên điều mà chúng ta đang thấy nó là kiệt tác, là di sản. Còn đối với đồng bào, chỉ đơn giản là xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, và phải làm để sống.
Ở nơi địa hình phúc tạp, non núi trùng điệp thì những thửa ruộng bậc thang là thứ không thể nằm ngoài sự canh tác nương lúa đối với đồng bào. Và điều dễ nhìn ra nhất là cái nghèo khó thôi thúc những đôi bàn tay phải bền bỉ hơn để sinh nhai.
Đường đến trường của các em học sinh Trường tiểu học Suối Thầu 2
Cứ thế, những ruộng bậc thang nâng cao theo từng nấc thang ruộng chìm trong mây mù. Nó đẹp từ xưa đến nay và nó vẫn hùng vĩ như thế từ bao đời qua. Cho dù được công nhận hay không công nhận di tích thì đồng bào vẫn cần mẫn, miệt mài để sống và những ruộng bậc thang vẫn được bảo quản, giữ gìn một cách đúng nhất, hiểu nhất mà không phải có sự can thiệp “dự án bảo tồn” nào cả.
“Hàm” cao nhất cho di tích là chất lượng cuộc sống
Chúng ta có thể thấy được trong quần thể di tích ruộng bậc thang này có dấu ấn của từng con người cụ thể, và có đậm nét dấu ấn văn hóa lao động của cộng đồng dân tộc.
Còn nó đẹp hay xấu thì phải tùy thuộc sự cảm nhận về thiên nhiên của mỗi con người và tùy theo tiêu chí đề ra của người chọn phong cho nó. Đối với đồng bào, đẹp hay xấu, di tích hay di sản chỉ là điều viển vông, nếu như những danh đó không có thực, không làm nâng cao được chất lượng cuộc sống của mình.
Tôi đã nhiều lần đến với Hà Giang, riêng huyện Hoàng Su Phì thì từng sống với bà con nhiều ngày. Vẫn biết, cuộc sống vùng núi thì gian khó là nét chung nhất.
Thế nhưng, ở nơi mà mới được đón nhận di tích ruộng bậc thang Hoàng Su Phì không chỉ nghèo mà còn khó muôn phần. Điện, đường, trường trạm còn tạm bợ. Trường tiểu học Suối Thầu 2 vẫn là những mái tranh rất tạm bợ. Các cháu, các cô vẫn ở chênh vênh trên núi trong những “phòng” thật đơn sơ.
Khung cảnh Trường tiểu học, nhà bán trú của thầy cô giáo trường Tiểu học Suối Thầu 2
Còn việc canh tác trên những ruộng bậc thang “di sản” này cũng thật hạn chế. Một năm trông chờ vào 2 màu gặt lúa, còn lại đi rừng kiếm củi, kiếm rau. “Dân ở đây còn nghèo lắm. Ruộng chỉ có 2 mùa lúa. Còn lại bỏ cỏ mà thôi”- ông Đặng Văn Nam, Bí thư chi bộ xã Bản Luốc, huyện Hoàng Su Phì cho biết. Sở dĩ ông Nam than thở như vậy là vì chúng tôi trò chuyện vào đúng nỗi nhọc nhằn của ông và bà con dân bản.
Cả năm chỉ có thế, còn lại thời gian làm việc lặt vặt, chăn nuôi lợn, bò. Mấy lần đến Hoàng Su Phì đều vào khoảng tháng 3, thế nên cái cảnh khô cằn, trơ trọc càng làm cho mảnh đất nơi này thêm khắc nghiệt. Vậy nhưng, bao năm qua họ vẫn sống, vẫn cần mẫn trên mảnh đất của mình.
Tự thân cuộc sống lao động làm nên những tuyệt tác cho cho cuộc sống
Trở lại câu chuyện di tích mà Hoàng Su Phì mới được đón nhận trao cho ruộng bậc thang nơi đây. Vậy thì đồng bào sẽ được gì sau danh hiệu này? Liệu đồng bào có được hưởng cuộc sống tốt hơn hay không? Sẽ có những nghiên cứu thật kỹ lưỡng về phong tục, văn hóa, về thổ nhưỡng để phát triển kinh tế trồng trọt trên chính những tuyệt tác ruộng bậc thang mà bà con làm nên hay không?
Bởi có thể trong giấc mơ, hoặc chưa bao giờ có trong giấc mơ của đồng bào, nhưng nếu có một ý tưởng cụ thể, một người bắt tay chỉ việc làm cho ruộng bậc thang phủ xanh bốn mùa thì mới xứng được công sức mà đồng bào bỏ ra bấy lâu nay.
Như thế, không chỉ là cách giữ gìn, làm đẹp hơn cho di tích mà còn làm đời sống bà con có cơ hội đổi thay ở trên chính từng nấc thang ruộng. Mà cách bảo tồn, gìn giữ tốt nhất theo tôi không phải lập dự án để đưa ra công nhận tấm bằng di tích mà điều cần và thiết thực hơn tất cả là nghiên cứu giống cây trồng cho bốn mùa tươi tốt trên chính những thang ruộng đó mới là di tích đáng được trao bằng.
Theo 24h
Tạm dừng lễ hội ruộng bậc thang do gần 20 người chết
Do thảm họa sạt lở đất vùi lấp 20 người dân ở xã La Pán Tẩn và Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã quyết định không tổ chức lễ hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2012 mặc dù các khâu chuẩn bị cho lễ hội đã được hoàn tất.
Ông Giàng A Tông, Chủ tịch huyện Mù Cang Chải cho biết, một số chương trình của lễ hội có thể tổ chức vào dịp kỷ niệm 55 năm thành lập huyện (18/10/1957-18/10/2012) với một số hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch như lễ hội "Gặt lúa nhanh, cày bừa giỏi," thi đấu các môn thể thao, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim lưu động....
Trước khi xảy ra thảm họa tang thương này thì theo kế hoạch lễ hội diễn ra từ ngày 14 đến 20-9 tại 4 xã: La Phán Tẩn, Dế Xu Phình, Púng Luông, Chế Cu Nha, đây là dịp tôn vinh vẻ đẹp của ruộng bậc thang, "Kỳ quan của đôi bàn tay" từng được Bộ VH-TT&DL công nhận là danh thắng quốc gia. Đến với ngày hội, du khách không chỉ được hòa mình vào không gian rộng lớn và đẹp mắt của các thửa ruộng bậc thang mà còn được tham gia nhiều hoạt động sôi nổi như phiên chợ vùng cao, thi đấu thể thao dân gian, hội chợ thương mại và Hội thi "Gặt lúa nhanh, cày bừa giỏi" tại xã Dế Xu Phình và Lễ đám cưới người Mông tại xã La Pán Tẩn.
Tuy nhiên, do thảm họa sạt lở đất vùi lấp 20 người dân ở xã La Pán Tẩn và Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã quyết định không tổ chức lễ hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2012.
Trong ngày 9-9, tại khu vực khai thác mỏ của công ty TNHH Thịnh Đạt, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Căng Chải lực lượng cứu hộ vẫn đang tiến hành tìm kiếm nạn nhân cuối cùng trong vụ thảm họa này.
Theo ANTD
Lễ hội ruộng bậc thang bị hoãn vì lở đất 20 người chết Do thảm họa sạt lở đất vùi lấp 20 người dân ở xã La Pán Tẩn và Púng Luông (huyện Mù Cang Chải) nên tỉnh Yên Bái quyết định không tổ chức Tuần văn hóa ruộng bậc thang Mù Cang Chải dù việc chuẩn bị cho lễ hội đã hoàn tất. Ông Giàng A Tông, Chủ tịch huyện Mù Cang Chải cho biết,...