Nợ của các tập đoàn, tổng công ty chiếm quá nửa tổng vốn
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, 127 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ – công ty con có tổng số nợ phải trả xấp xỉ 1,35 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với 2011, chiếm 56% tổng nguồn vốn.
Những ngày cuối cùng của kỳ họp thứ 6, Chính phủ gửi đến Quốc hội báo cáo về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của các doanh nghiệp (DN) do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và DN có cổ phần, vốn góp của nhà nước. Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thay mặt Chính phủ ký báo cáo.
Theo báo cáo, kết thúc năm tài chính 2012, cả nước có 846 DN do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước vẫn gặp nhiều khó khăn, Chính phủ khẳng định, hầu hết các DN này vẫn duy trì được hoạt động sản xuất, kinh doanh, đóng góp nguồn thu cho ngân sách.
Cụ thể, về tình hình tài chính, theo báo cáo hợp nhất của các DN này, tổng tài sản gần 2,57 triệu tỷ đồng, tăng 13% so với thực hiện năm 2011. Trong đó, khối các tập đoàn, TCTy, Công ty mẹ – con là gần 2,4 triệu tỷ đồng, chiếm 85% tổng tài sản các DNNN toàn quốc, các DN còn lại chiếm 15%.
Vốn chủ sỡ hữu của toàn khối là 1 triệu tỷ, tăng 26% so với 2011. Doanh thu đạt 1,7 triệu tỷ (tăng 4,3%), lợi nhuận trước thuế là 166.941 tỷ (tăng 12%), nộp ngân sách 221.673 tỷ (tăng 7%).
Trong khi khối các tập đoàn lợi nhuận đạt 125.187 tỷ đồng, tăng 12% thì khối tổng công ty chỉ đạt 26.965 tỷ và tăng 2% so với năm trước.
Mặc dù nhận xét khối tổng công ty có mức tăng trưởng chậm, song Chính phủ khẳng định các tập đoàn, tổng công ty vẫn đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước trên toàn quốc. Khối các công ty mẹ – con, các chỉ tiêu đều bị giảm sút trên 10%. Khối DN độc lập tuy số lượng lớn (719/846 DN) nhưng đóng góp không nhiều cho ngân sách do quy mô nhỏ hoặc chỉ là DN hoạt động cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích, trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng.
Về bộ phận nhỏ mà đóng góp lớn hơn trong khối DNNN là 127 tập đoàn, TCty, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tổng tài sản của khối này là 2,4 triệu tỷ đồng, tăng 28,2% so với năm 2011.
Video đang HOT
Các con số về đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn đều tăng lần lượt ở mức 28,25 và 5,07% với các con số tương ứng là 153.575 tỷ và 171.373 tỷ.
127 DN này có tổng số nợ phải thu năm 2012 là 275.975 tỷ đồng, trong đó nợ phải thu khó đòi là 13.490 tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm trước và chiếm 4,89% tổng số nợ phải thu.
Chính phủ cũng điểm danh một số công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản ở mức trên 50%, thậm chí trên 60%. Như Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco 8) nợ phải thu chiếm 66% (1.036 tỷ đồng), Công ty mẹ – Tổng Cienco 5 chiếm 62% 9684 tỷ đồng), Công ty mẹ – TCty xây dựng Trường Sơn chiếm 55% (808 tỷ đồng)…
Về hàng tồn kho của khối này hiện là 222.264 tỷ đồng, giảm 4% so với thực hiện năm 2011 và chiếm 9,3% tổng tài sản.
Vinalines, PetroVietnam đứng đầu danh sách nợ
Xét về nguồn vốn, trước hết, nợ phải trả là những con số lâu nay dư luận đã băn khoăn, nghi ngại nhiều. Báo cáo của Chính phủ thể hiện, hệ số nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu bình quân năm 2012 là 1,46 lần. Có 48 tập đoàn, TCty có tỷ lệ nợ phải trả lớn hơn 3 lần số vốn chủ sở hữu, 41 công try mẹ có tỷ lệ nợ lớn hơn 3 lần vốn chủ sở hữu.
Cụ thể, TCty lắp máy Việt Nam Lilama là 53,19 lần, TCTy Xây dựng Bạch Đằng là 20.97 lần, Cienco 8 là 20,02 lần, Tcty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) là 12,5 lần, Viglacera 7,28 lần…
Các chỉ số khác như hệ số tự tài trợ bình quân (vốn chủ sở hữu/tổng tài sản) là 0,39 lần; hệ số nợ tổng quát là 0,56 lần; hệ số khả năng thanh toán tổng quát là 1,77 lần.
Từ những con số này, Chính phủ nhận định “rất nhiều tập đoàn, TCty đang hoạt động phụ thuộc vào nguồn vốn vay nên chi phí tài chính lớn. Một số tập đoàn, TCty đang có nợ quá hạn như Tập đoàn Dầu khí (PVN – PetroVietnam) nợ quá hạn 2.174 tỷ đồng, Vinalines nợ 6.681 tỷ đồng, TCty Cà phê 153 tỷ đồng…
Có 4/127 tập đoàn, TCty có hệ số thanh toán nợ tổng quát nhỏ hơn 1 như TCty xăng dầu quân đội (0,9), Vinalines (0,99), Haprosimex Hà Nội (0,98) do kinh doanh thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu nên tài sản không đảm bảo khả năng thanh toàn nợ hiện có.
Các khoản nợ vay từ các ngân hàng thương mại của khối 127 DN này tăng nhẹ 2% so với năm 2011 với 402.955 tỷ đồng. Tiêu biểu, những DN có số nợ vay tương đối lớn là Tập đoàn Dầu khí 124.499 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực 103.194 tỷ, Vinalines 31.681 tỷ…
Các tập đoàn, tổng công ty cũng đang nợ nước ngoài 315.851 tỷ đồng, vay ngắn hạn là 70.659 tỷ, dài hạn là 245.192 tỷ. Trong đó, vay lại vốn ODA của Chính phủ là 54,574 tỷ đồng, vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 150.681 tỷ, còn lại các doanh nghiệp tự vay, tự trả.
Bộ trưởng Tài chính khái quát, xét tổng thể, các tập đoàn, TCty bảo toàn được vốn chủ sở hữu, hệ số bảo toàn vốn bình quân là 1,27 lần. Nhưng cũng có những tổng công ty không bảo toàn được vốn chủ sở hữu do kinh doanh thua lỗ, gặp nhiều rủi ro, không tự chủ được về tài chính dẫn đến vốn chủ sở hữu giảm sút (hệ số bảo toàn vốn H nhỏ hơn 1 hoặc âm).
Các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu âm được điểm tên là Tổng công ty Xăng dầu Quân đội – 205 tỷ, Vinalines – 2.177 tỷ, Tổng công ty Cơ khí xây dựng – 316 tỷ…
Về tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo hợp nhất của 25 tập đoàn, tổng công ty đến 31/12/2012 có lỗ lũy kế là 17.033 tỷ đồng và 16 công ty mẹ lỗ lũy kế 11.820 tỷ đồng, báo cáo cho hay. Có tên trong danh sách lỗ này là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam với 4.562 tỷ đồng, Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC lỗ 246 tỷ, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 lỗ 44 tỷ…
Tại báo cáo, Chính phủ vẫn nêu tình trạng đầu tư ra ngoài ngành của doanh nghiệp nhà nước còn lớn, kém hiệu quả, trong khi hầu hết các “ông lớn” đều đang đầu tư dựa trên vốn vay. Các con số cụ thể cho thấy giá trị đầu tư vào chứng khoán, vào quỹ đầu tư, bảo hiểm của các công ty mẹ đều giảm, riêng đầu tư vào ngân hàng lại tăng 3% so với năm 2011, với 13.152 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, giá trị đầu tư vào bất động sản của các công ty mẹ không có ngành kinh doanh chính trong lĩnh vực bất động sản là 6.089 tỷ đồng, tăng 1.188 tỷ so với năm trước.
Theo Dantri
Cắt điện hai đường dây 500kV đang bổ sung điện cho miền Nam
Tập đoàn Điện lực VN (EVN) sáng 23-11 ra thông báo cho biết ngày 24-11, EVN sẽ tiếp tục cắt điện cả hai đường dây 500kV Bắc Nam đang bổ sung điện từ miền Bắc, miền Trung cho miền Nam.
Trước đó, ngày 10-11, EVN đã cắt điện một lần cả hai mạch, dự kiến lần cắt điện ngày 24-11, theo kế hoạch, sẽ là lần cắt cuối cùng nhằm phục vụ thi công đường dây 500kV mạch thứ ba (Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông). EVN cho biết mục đích việc cắt điện là để thi công đấu nối.
Đường dây 500kV
Hiện hai đường dây 500kV đang bổ sung điện cho miền Nam mỗi ngày khoảng 2.000MW. Khi cắt điện hai đường dây trên, EVN cho biết để đảm bảo việc cung cấp điện cho miền Nam vẫn liên tục, ổn định và an toàn, EVN đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật và đầu tư, trong đó có việc huy động cao các nhà máy điện chạy khí, các nhà máy thủy điện, thậm chí có thể phải phát cả điện chạy bằng dầu với giá rất cao.
EVN cam kết sẽ vẫn bảo đảm cung cấp đủ điện cho các hộ tiêu thụ. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn cho hệ thống, EVN đề nghị khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hợp lý, góp phần giảm sức ép trong vận hành hệ thống điện.
Trước đó, EVN cho biết mặc dù đã có hai mạch đường dây 500kV Bắc Nam hỗ trợ điện cho miền Nam nhưng nhiều thời điểm hệ thống này vẫn bị căng thẳng. Vì vậy, để phục vụ nhu cầu tăng thêm và sự ổn định của hệ thống điện miền Nam, cần thiết phải đầu tư thêm mạch đường dây 500kV thứ ba (Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông).
Theo Tuổi Trẻ
Nơi ngủ không cần khóa cửa ở Sài Gòn Đảo Thiềng Liềng từ lâu là một cù lao bốn bề sông nước, kênh rạch chằng chịt, điện lưới quốc gia chưa được kéo tới, là nơi đầu sóng ngọn gió, không được nhiều người biết đến. Ít ai ngờ rằng, giữa TP.HCM sôi động phồn hoa lại có một cù lao nhỏ chỉ với hơn 200 hộ dân. Muối "đắng" Từ thị...