Nợ công vẫn ở ngưỡng an toàn
Ngày 20-6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2011.
Theo đó, Quốc hội giao Chính phủ kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời các sai phạm trong quản lý, điều hành ngân sách và báo cáo kết quả với Quốc hội khi trình báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2012. Đối với vấn đề nợ công, theo báo cáo của Chính phủ, hết năm 2011, tỷ lệ nợ công của Việt Nam là 54,9% GDP, tỷ lệ nợ công năm 2012 là 55,7% GDP, vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Dù vậy, Ủy ban Tài chính – Ngân sách đề nghị Chính phủ tăng cường triển khai các biện pháp cần thiết, kiểm soát chặt chẽ nợ công, bảo đảm khả năng trả nợ, giữ vững an ninh tài chính quốc gia.
Cùng ngày, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật Doanh nghiệp.
Theo ANTD
Video đang HOT
Sửa 1 điều luật để cứu hàng nghìn doanh nghiệp FDI "ngắc ngoải"
Thời hạn đăng ký lại đã hết, khiến nhiều doanh nghiệp FDI phải ngừng hoạt động. Vì thế Quốc hội đang xem xét, sửa luật để cứu các doanh nghiệp dạng này.
Có hàng nghìn doanh nghiệp FDI hết thời hạn đăng ký lại (Ảnh minh họa)
Cũng trong sáng nay (28-5), các ĐBQH đã tiến hành thảo luận tại tổ về Dự án luật sửa đổi, bổ sung điều 170 của Luật doanh nghiệp (DN). Nguyên nhân phải sửa một điều khoản duy nhất này là do quy định về thời hạn đăng ký lại đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Luật DN đã khiến nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động.
Theo Bộ Kế hoạch đầu tư, đến ngày 31-5-2013, có 2.916 doanh nghiệp trong tổng số 6.000 doanh nghiệp FDI chưa thực hiện thủ tục đăng ký lại, nguyên nhân là vì doanh nghiệp muốn duy trì mô hình hoạt động, phương thức quản lý hiện tại hoặc là không đạt được nhất trí giữa các bên liên doanh. Nhưng do không đăng ký lại, khi hết thời hạn đầu tư hoặc muốn bổ sung ngành nghề, những doanh nghiệp này không được gia hạn giấy phép đầu tư và có nguy cơ chấm dứt hoạt động.
Doanh nghiệp FDI cũ rơi vào thế yếu
Tại đoàn Hà Nội, ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường mở đầu: Dự thảo luật cho phép những doanh nghiệp FDI đã hết hạn đầu tư thì có thể đăng ký lại, trong trường hợp mở rộng ngành nghề đăng ký thì phải đăng ký lại theo quy định hiện hành. Tôi nghĩ rằng, nếu doanh nghiệp FDI đã có thành công nhất định, tạo ra công ăn việc làm cho người địa phương... thì được đăng ký lại như dự thảo là hợp lý. Như thế, chúng ta tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người lao động xây dựng môi trường hoạt động bền vững.
ĐB Đinh Xuân Thảo lên tiếng: Tôi thống nhất cần sửa đổi ngay. Luật DN hiện nay có nhiều cái vướng: Năm 2005 chúng ta nhập 2 lĩnh vực DNNN và DNTN vào với nhau, nhưng tới nay thì nảy sinh một số bất cập. Quy định như dự thảo luật là phù hợp, đã phân lại những đối tượng nào được áp dụng, không áp dụng hồi tố, chỉ áp dụng những đối tượng nào có đủ điều kiện.
"Nếu không thực hiện đăng ký lại thì tạo ra bất bình đẳng giữa doanh nghiệp FDI cũ và mới. Các doanh nghiệp cũ sẽ không mở rộng đăng ký kinh doanh, không thể đầu tư thêm vì thiếu hành lang pháp lý"- ĐB Nguyễn Minh Quang đóng góp ý kiến- "Cái này là phí phạm, vì để thu hút nhà đầu tư mới chúng ta phải tổ chức rất nhiều hội thảo, mời chào... trong khi lại không giữ nhà đầu tư cũ, lâu năm. Việc sửa đổi điều 170 là rất cần thiết, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI, tăng hiệu quả đầu tư. Không những sửa đổi mà cần quy định thủ tục đăng ký cho thông thoáng, giảm thiểu tối đa những giấy tờ không cần thiết".
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài có điều kiện
Tuy nhiên cũng có nhiều ĐBQH hoặc không đồng tình với việc sửa riêng điều 170, hoặc đồng ý sửa nhưng với những điều kiện nhất định. ĐB Nguyễn Quốc Bình nói: Thực chất thời gian vừa qua nhiều doanh nghiệp FDI cố tình trì hoãn không đăng ký lại. Chúng ta thu hút đầu tư bằng chiến lược dài hạn, cân đối; chứ không phải thu hút đầu tư bằng mọi giá. Việc sửa đổi là cần thiết để cứu doanh nghiệp năng lực có thể vừa phải, nhưng mong muốn tiếp tục đầu tư, và chấp hành tốt pháp luật. Còn nếu không phải cương quyết cho giải thể doanh nghiệp, tránh tình trạng chuyển giá, trốn thuế, mang lại hiệu quả không lớn. Các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp FDI đang có hiện tượng chuyển giá, nếu chúng ta không siết quản lý. Theo tôi, chúng ta cần có điều kiện chuyển đổi áp cho doanh nghiệp như: đủ điều kiện để hoạt động có hiệu quả, chấp hành pháp luật tốt, không vi phạm luật môi trường, không chuyển giá...
ĐB Nguyễn Thị Ngọc Thanh băn khoăn: Tôi thấy điều 170 của Luật DN không có trong chương trình xây dựng luật- pháp lệnh năm 2013, vậy việc chúng ta đang thảo luận tại đây cần được hiểu như thế nào?
Tại đoàn TP.Hồ Chí Minh, cũng có nhiều vị ĐBQH lên tiếng về vấn đề này. ĐB Đỗ Văn Đương cho rằng, cơ sở đưa ra sửa lại một điều duy nhất trong Luật DN này chưa rõ. Vì sao có những doanh nghiệp FDI dù hết hạn nhưng không chịu đăng ký? Đăng ký chỉ là thủ tục hành chính song lại là trách nhiệm đóng thuế của doanh nghiệp- khúc mắc nằm tại chỗ này. Nếu sợ vì hết thời hạn song cần đảm bảo cơ sở pháp lý trong giao dịch cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý thì có thể cho phép hồi tố một thời gian. Đến năm 2014, đưa Luật DN ra sửa toàn diện thì sẽ sửa luôn điều 170. Vì lập luận trên, ông Đương đề nghị chưa sửa như dự thảo luật.
Theo ANTD
Nghe báo cáo chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, tại phiên họp thứ 18, khai mạc sáng nay, 14-5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ nghe báo cáo về tình hình chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII....