Nợ công của Mỹ Latinh, Caribe vượt 4.000 tỷ USD
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD), nợ công của các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe đã tăng lên trong đại dịch COVID-19 và vượt 4.000 tỷ USD.
Đồng USD. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Mức nợ đã tăng lên kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu vào năm 2020, khi các quốc gia phản ứng nhằm tăng cường hệ thống y tế công cộng, hỗ trợ các gia đình và bảo vệ cơ cấu sản xuất dẫn đến thâm hụt tài chính kỷ lục.
Thập kỷ trước chứng kiến sự chuyển đổi lớn khi chu kỳ nguyên liệu thô kết thúc. Cùng với đó, tăng trưởng kinh tế chậm lại và thâm hụt tài chính kéo dài đã khiến nợ công của khu vực gia tăng đáng lo ngại. Thống kê cho thấy, nợ công trong khu vực đã tăng từ 2.440 tỷ USD năm 2010 lên 3.520 tỷ USD vào năm 2019 và đến cuối năm 2022 lên tới 4.010 tỷ USD. Những con nợ lớn nhất là Brazil với 1.840 tỷ USD và Mexico với 950 tỷ USD.
Sự gia tăng này diễn ra phổ biến và vào năm 2022, 19 trên tổng số 33 quốc gia trong khu vực có mức nợ công tương đương 60% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trở lên, so với con số 9 quốc gia vào năm 2010. Trong số đó 12 nước ghi nhận mức nợ từ 80% GDP trở lên, nhiều hơn so với con số 5 nước vào năm 2010. Mức tăng nợ công lớn nhất trong giai đoạn 2010-2022 được ghi nhận ở Venezuela, Suriname, Bahamas, Bolivia và Argentina.
Ngược lại với xu hướng chung trong khu vực, mức nợ công đã giảm ở Belize, Grenada, Guyana, Jamaica và Saint Kitts và Nevis. Hai quốc gia sau cùng trong danh sách trên đã thực hiện hợp nhất tài chính quy mô lớn trong bối cảnh có các thỏa thuận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Theo Unctad, nợ nước ngoài đang là nguồn tài chính ngày càng quan trọng cho các hoạt động của chính phủ ở một số quốc gia châu Mỹ Latinh và Caribe. Tại một nửa số quốc gia trong khu vực, nợ nước ngoài đã tăng từ 17,5% GDP lên 30,3% GDP trong giai đoạn 2010-2021, và mức tăng này đã đặt gánh nặng lớn hơn lên nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu. Cùng giai đoạn này, tỷ lệ giữa nợ công nước ngoài và xuất khẩu đã tăng từ 74% lên 114,3%. Xu hướng ngày càng xấu đi này cảnh báo rằng các nước đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đối ngoại với năng lực xuất khẩu hiện tại của mình.
Hơn nữa, tỷ lệ nợ công do các chủ nợ không cư trú nắm giữ, bao gồm cả những người nắm giữ nợ bằng tiền tệ quốc gia, đã tăng lên trong khu vực trong thập kỷ qua, từ 23,4% năm 2010 lên 32,5% vào năm 2021. Tỷ lệ chủ nợ không cư trú tăng rõ rệt trong giai đoạn này ở Chile, Colombia và Paraguay khi ghi nhận mức tăng hơn 20 điểm phần trăm. Cả ba nước trên đều tích cực vay nợ trên thị trường tài chính quốc tế trong thời gian đó.
Các quốc gia khác cũng sử dụng rộng rãi thị trường trái phiếu quốc tế, chẳng hạn như Peru. Ngược lại, tỷ lệ nợ công nước ngoài giảm rõ rệt ở Guatemala và Mexico.
Bất chấp những xu hướng chung này tỷ lệ chủ nợ bên ngoài ở hầu hết các quốc gia trong khu vực vẫn cao hơn các thông số dễ bị tổn thương được cảnh báo sớm của IMF (trong khoảng từ 20 đến 60%). Cộng hòa Dominica và Paraguay nổi bật với tỷ lệ chủ nợ không cư trú lần lượt là 74 và 89%.
Các trái chủ tư nhân là chủ nợ bên ngoài quan trọng nhất ở Mỹ Latinh và Caribe, khi sự thống trị của các bên cho vay đa phương và song phương nhanh chóng bị xói mòn trong những năm 2010 khi nợ công nước ngoài ngày càng tập trung vào tay các chủ nợ tư nhân. Tỷ lệ chủ nợ đa phương, song phương giảm từ mức tối đa 33% năm 2010 – sau cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu 2008-2009 – xuống còn 26% vào năm 2021.
Tỷ lệ nợ công nước ngoài trong tay các chủ nợ tư nhân ở Mỹ Latinh lớn hơn tất cả các nền kinh tế đang phát triển cộng lại. Tầm quan trọng tương đối lớn của các trái chủ nợ nước ngoài được thể hiện rõ ở nhiều quốc gia: họ chiếm hơn một nửa tổng nợ công nước ngoài ở Argentina, Colombia, Costa Rica, El Salvador , Guatemala, Mexico, Paraguay, Peru và Cộng hòa Dominica.
Bên cạnh đó, các nhà cho vay đa phương và song phương vẫn là chủ nợ quan trọng đối với các quốc gia có khả năng tiếp cận thị trường tài chính quốc tế hạn chế, như Bolivia, Haiti, Honduras và Nicaragua.
Việc trả lãi vay ngày càng tăng làm thay đổi nguồn lực trong nước dành cho đầu tư công và chi tiêu xã hội. Ở một số nước trong khu vực, các khoản thanh toán này vượt quá chi tiêu công cho y tế, giáo dục và đầu tư. Vào năm 2021, chi tiêu công cho các khoản thanh toán lãi vay đã vượt quá chi tiêu cho giáo dục ở Bahamas, Jamaica, Trinidad và Tobago và tương đương 60% chi tiêu giáo dục trở lên ở nhiều quốc gia khác. Kết quả tương tự cũng được thấy khi so sánh với chi tiêu chăm sóc sức khỏe, nơi tỷ lệ này vượt quá 100% ở Barbados, Cộng hòa Dominica, Honduras, Jamaica và Trinidad và Tobago.
Hơn một nửa dân số Mỹ Latinh và Caribe (351 triệu người) sống ở các quốc gia chi tiêu nhiều cho lãi suất hơn là sức khỏe. Các khoản thanh toán lãi liên quan đến đầu tư công – mua lại tài sản cố định – ở mức cao tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Brazil và Costa Rica.
Unctad cảnh báo xu hướng nợ công này sẽ làm gia tăng các thách thức phát triển đối với những quốc gia châu Mỹ Latinh và Caribe vào thời điểm khó khăn hiện tại.
Ukraine thất bại trong chiến lược quyến rũ Mỹ Latinh?
Khu vực này, với những ưu tiên nội bộ của mình, không xem xung đột Ukraine-Nga là vấn đề trọng tâm.
Đồng thời, mối quan hệ bền chặt giữa Nga và nhiều quốc gia trong khu vực, cùng với sự thờ ơ từ phía Mỹ Latinh, đã khiến Kiev khó có thể đạt được mục tiêu của mình.
Video đang HOT
Ukraine đang gặp khó khăn trong nỗ lực thu hút sự ủng hộ từ các quốc gia Mỹ Latinh trong bối cảnh xung đột với Nga. Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một cuộc gặp ở Mỹ. Ảnh: EPA-EFE
Theo tờ Izvestia của Nga ngày 17/9, trong bối cảnh xung đột kéo dài với Nga, Ukraine đã nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ từ các quốc gia ở khu vực Mỹ Latinh. Tuy nhiên, những nỗ lực này không đạt được kết quả như mong muốn. Theo đó, các cuộc đàm phán về việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh Ukraine - Mỹ Latinh, vốn do Argentina khởi xướng, đã lắng xuống. Điều này phản ánh sự khó khăn của Kiev trong việc quyến rũ các quốc gia Mỹ Latinh vào vòng ảnh hưởng của mình.
Sự thờ ơ từ khu vực Mỹ Latinh
Cuộc xung đột Ukraine - Nga không phải là ưu tiên của hầu hết các quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh. Đại sứ Nga tại Buenos Aires, ông Dmitry Feoktistov, trong cuộc phỏng vấn với Izvestia, đã khẳng định rằng Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe (CELAC) không có sự thống nhất về cuộc xung đột ở Ukraine. Ông Feoktistov cho rằng các nước trong khu vực này đang đối mặt với những thách thức riêng, từ kinh tế đến xã hội, và do đó không có đủ nguồn lực để tập trung vào các vấn đề quốc tế như cuộc chiến ở Ukraine.
Đại sứ Feoktistov nhấn mạnh: "Giải quyết những vấn đề nội bộ đòi hỏi sự tập trung nỗ lực và nguồn lực của các quốc gia này. Vì thế, việc can dự vào cuộc xung đột Ukraine không phải là điều mà họ ưu tiên. Điều này lý giải vì sao các cuộc đàm phán về một hội nghị thượng đỉnh giữa Ukraine và Mỹ Latinh đã không đạt được tiến triển".
Một số quốc gia, đặc biệt là Brazil, đã thể hiện sự quan tâm đến việc đưa ra các giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng họ vẫn chưa thực sự đẩy mạnh các hành động cụ thể để ủng hộ Kiev.
Sự thiếu nhiệt tình từ các quốc gia chủ chốt như Argentina và Brazil càng làm giảm cơ hội của Ukraine trong việc nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ khu vực này.
Vai trò của Nga tại Mỹ Latinh
Dù chính quyền Argentina dưới thời Tổng thống Javier Milei có lập trường thân phương Tây rõ ràng, Nga và Argentina vẫn duy trì mối quan hệ đối thoại tích cực. Ông Milei, được biết đến với quan điểm chỉ trích Nga và ủng hộ mạnh mẽ phương Tây, lên nắm quyền với cam kết thắt chặt quan hệ với các nước phương Tây. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản sự tiếp tục của quan hệ thương mại giữa Argentina và Nga.
Đại sứ Feoktistov đã chỉ ra rằng quan hệ thương mại song phương vẫn được duy trì, dù phải đối mặt với xu hướng tiêu cực trong những năm gần đây. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đã giảm 1/3 so với năm trước và đã giảm gần một nửa kể từ năm 2021. Điều này cho thấy, dù có sự thay đổi chính sách đối ngoại, lợi ích kinh tế vẫn là một yếu tố quan trọng giữ cho mối quan hệ giữa hai nước tồn tại.
Nga cũng vẫn duy trì các cơ chế hợp tác với Argentina thông qua Ủy ban liên chính phủ Nga - Argentina về hợp tác thương mại-kinh tế và khoa học-kỹ thuật. Ủy ban này giúp hai nước tiếp tục quan hệ trong các lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp, năng lượng, giáo dục và công nghiệp. Tuy nhiên, theo ông Feoktistov, phía Argentina đã tỏ ra ít quan tâm đến việc tổ chức thêm các phiên họp mới của ủy ban, mặc dù có những lời nhắc nhở từ phía Nga.
Mặc dù vậy, việc Ukraine không thành công trong thu hút sự ủng hộ từ khu vực Mỹ Latinh phản ánh một thực tế rằng các nước trong khu vực này không muốn bị kéo vào cuộc xung đột giữa Kiev và Moskva. Mỹ Latinh từ lâu đã duy trì lập trường trung lập, ưu tiên giải quyết các vấn đề nội bộ hơn là tham gia vào các xung đột quốc tế. Điều này không chỉ thể hiện qua sự im lặng của CELAC mà còn qua những động thái cụ thể của các quốc gia chủ chốt như Argentina và Brazil.
Ngoài ra, Ukraine cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ Nga, một quốc gia đã có mối quan hệ lịch sử và kinh tế vững chắc với nhiều quốc gia Mỹ Latinh. Dù Kiev đã nỗ lực để thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại với khu vực này, họ vẫn chưa thể đạt được kết quả như mong đợi. Nga, thông qua các cơ chế hợp tác hiện có, đã giữ vững được vị thế của mình trong khu vực.
Cuba tiếp tục là Điểm đến văn hóa tuyệt nhất vùng Caribe Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, Cuba đã xuất sắc vượt qua Barbados, Bermuda, Jamaica, Martinique, Puerto Rico, St. Kitts và Trinidad để tiếp tục được bầu chọn là Điểm đến văn hóa tuyệt nhất ở Caribe vào năm 2024. Quang cảnh đường phố tại La Habana, Cuba. Ảnh: THX/TTXVN Quốc đảo xinh đẹp vùng Caribe đã liên tục được World Travel...