Nợ chồng nợ, mẹ vẫn gắng bán ve chai nuôi con ăn học
Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ bệnh tật nhưng nhiều bạn trẻ vẫn không chịu lùi bước mà luôn cố gắng để được tới trường.
Ngoài giờ học, các bạn trẻ chấp nhận làm thêm, sống tằn tiện để mong kiếm con chữ, tương lai tươi sáng hơn.
Công việc ve chai vất vả, thu nhập thấp nhưng vì cuộc sống nên nhiều người vẫn phải làm. (Ảnh: Lao Động)
Mẹ nuôi con đại học từ gánh ve chai
Mới đây, báo Tuổi Trẻ đã đưa tin về câu chuyện của nam sinh Đặng Văn Kỳ (sống tại Thừa Thiên Huế) là con út trong gia đình có mẹ làm thu nhặt ve chai, bố bệnh nặng thường xuyên đi lang thang khắp xóm làng. Bố không có khả năng lao động nên mọi gánh nặng của gia đình đổ dồn lên đôi vai mẹ (bà Tám) nay đã 56 tuổi.
Bà làm mọi việc để có tiền cho con ăn học. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Được biết, kể từ khi còn nhỏ, Văn Kỳ đã rất ngoan ngoãn, ngoài thời gian học còn tranh thủ theo mẹ nhặt ve chai hay làm bưng bê, phục vụ cho các cửa hàng. Làm việc nhiều là vậy nhưng nhiều năm liên tiếp Văn Kỳ đạt danh hiệu học sinh hỏi. Gần đây, cậu đã trở thành tân sinh viên của Đại học Huế khoa kỹ thuật và công nghệ.
Gia tài của mẹ con Văn Kỳ chẳng có gì ngoài căn nhà cấp 4 được chính quyền hỗ trợ xây từ năm 2013. Thời điểm đó để hoàn thiện nhà, bà Tám chạy vạy khắp nơi, vay mượn được gần 30 triệu đồng đến giờ vẫn chưa thể trả hết. Hoàn cảnh éo le như vậy nên bây giờ bà chẳng dám nghĩ tới gánh nặng học phí của các con lên tới hàng chục triệu đồng.
Bà muốn con tới trường để có cuộc sống tốt đẹp hơn. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Bà chia sẻ với báo Tuổi Trẻ: “Nhiều lúc cảm thấy bất lực, nuôi hai đứa con trai học đại học rất tốn kém, trong khi gia đình thiếu thốn trăm bề không biết làm gì để bù đắp. Ước chi chồng vẫn còn mạnh khỏe”. Tương lai dường như mù mịt nhưng bà Tám vẫn kiên quyết, dù đánh đổi bất cứ cái gì cũng gắng gượng để con cái được học hành tới nơi tới chốn. Bà nghẹn ngào: “Đời chúng tôi đã khổ rồi, không để con phải khổ hơn nữa”.
Về phần Văn Kỳ, kể từ khi nhập học Đại học Huế, cậu luôn cố gắng dù chặng đường còn nhiều gian nan. Hàng ngày, Kỳ phải đạp xe đạp đã cũ kỹ trên quãng đường dài 10km tới trường. Ngoài ra, cậu đang tìm kiếm khắp nơi công việc có thể làm thêm để hỗ trợ mẹ khoản học phí.
Không rõ rồi tương lai của gia đình Văn Kỳ sẽ đi về đâu nhưng tinh thần vượt khó của em khiến nhiều người ngưỡng mộ. Dù khó khăn, gian khổ thế nào đi chăng nữa, cả mẹ và em đều xác định phải học hành đến nơi đến chỗ để tương lai tươi sáng, sớm thoát cảnh nghèo.
Video đang HOT
Cậu cố gắng học tập, sống tằn tiện. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Bố bán vé số nuôi con học đại học
Cùng chung hoàn cảnh khó khăn như câu chuyện trên, trước đây mạng xã hội từng chia sẻ về người cha Nguyễn Văn Anh khi phải lang thang khắp nơi để bán vé số kiếm tiền nuôi con học đại học. Ông Văn Anh sinh ra ở vùng quê nghèo, phải làm mọi việc để nuôi gia đình. Sóng gió ập đến khi ông gặp sự cố mất đi sức lao động và phải lang thang khắp nơi bán vé số. Dù nghèo khổ nhưng ông vẫn luôn gắng để 2 con trai học hành đến nơi đến chốn.
Người cha bán vé số nuôi con đi học. (Ảnh: Vietnamnet)
Thế nhưng, hoàn cảnh quá nghèo khiến cậu con cả bỏ dở ước mơ vào Đại học Đà Lạt. Mọi niềm hi vọng được gia đình gửi gắm vào Nguyễn Ngọc Sĩ – con trai út. Nhờ kiên trì học tập, cậu đã đỗ vào Đại học Công Nghệ thông tin truyền thông Việt Hàn. Ngày nghe tin con đỗ đại học, ông Anh không khỏi vui mừng, tâm sự: “Nó báo kết quả lúc tôi đang đi bán, mừng quá tôi bỏ ngang đi về phòng. Gọi lại, nó bảo ba chuẩn bị tinh thần, tui nói ba biết rồi, rồi tự nhiên nước mắt trào ra”.
Những tờ vé số giúp nhiều người kiếm tiền lo cho gia đình. (Ảnh minh họa: Lao Động)
Để có chi phí cho con đi học, hàng ngày ông chấp nhận làm việc tới 1h sáng. Sáng từ 4h30 đã thấy ông thức giấc rồi lao ra đường kiếm sống. Mỗi ngày ông chỉ dám tằn tiện bỏ ra 20 nghìn đồng ăn 3 bữa. Ông nói: “Mỗi ngày 20.000 đồng tôi ăn ba bữa, nhiều người bán hàng thấy thương, họ gắp thêm cho đồ ăn nên cũng đủ no. Mình già rồi, tình thương và tương lai cả nhà dành cho thằng út”.
Cậu cố gắng học tập để không phụ lòng bố. (Ảnh: Vietnamnet)
Ngôi nhà trọ nhỏ mà người bố ở để tiết kiệm tiền cho con ăn học. (Ảnh: Vietnamnet)
Những câu chuyện vượt khó lúc nào cũng truyền cảm hứng, điều tích cực tới cuộc sống. Họ là những tấm gương sáng minh chứng cho việc, dù cuộc sống khó khăn nhưng mỗi chúng ta cũng cần nỗ lực và cố gắng hết sức để tương lai được tốt đẹp hơn.
Chồng ra đi sớm, mẹ đau ốm bật khóc vì không có tiền nuôi con ăn học
Trong cuộc sống, có những người mong thành ông to bà lớn, có những người mong cuộc sống chỉ cần hạnh phúc, nhưng cũng có những người chỉ ước có thể thuận lợi đến trường như bao bạn bè đồng trang lứa.
Ấy thế nhưng, trên chặng đường tìm kiếm tri thức và hoàn thành ước mơ đấy, có những bạn sinh viên gặp không ít khó khăn bởi gia cảnh thiếu thốn. Câu chuyện của gia đình em Hồ Hoàng Minh Trang (18 tuổi) cùng mẹ Hoàn Thị Hoa (50 tuổi) được báo Vietnamnet chia sẻ khiến không ít người xót xa vì có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Cô học trò nhỏ với hành trang nhập học là vài miếng cá khô
Hai mẹ con bà Hoa sống trong căn nhà cấp 4 cũ kỹ khoảng 20m2 nằm sâu trong ngõ tại thôn Bình Lâm, xã Yến Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã được nhiều năm. Bà Hoa vì đau ốm liên miên nên không có công việc ổn định, hai mẹ con đành nương tựa nhau qua ngày bằng công việc mò cua bắt ốc của bà. Thế nhưng, kể từ khi con gái lên Hà Nội học đại học đến nay, mớ ốc mà bắt được chẳng đáng là bao so với chi phí phải chi trả trên thành phố đắt đỏ.
Ngôi nhà nhỏ cũ kỹ xin ông bà ngoại của gia đình bà Hoa. (Ảnh: Vietnamnet)
Suốt một tháng qua, số tiền bán ốc, bán cua mà bản thân đem ra chợ bán bà Hoa đều không dám sử dụng. Bà dành dụm từng đồng để mong có thêm chút tiền gửi cho Minh Trang. Song, dù đã chắt góp hết mức nhưng khi dồn lại số tiền cũng chỉ được vài trăm nghìn đồng. Quá bất lực vì không thể lo cho con, bà Hoa nức nở gọi điện xin con nghỉ học về quê làm việc.
Vốn cơ thể đã mắc bệnh tim, lại phải thường xuyên lội nước đi mò cua bắt ốc nên bà Hoa không chịu nổi, đổ bệnh khiến Trang phải ngay lập tức về thăm mẹ. Còn bà Hoa thì thương Trang vì không đủ sức nuôi em học hành, hai mẹ con cứ thế ôm nhau khóc nấc.
Nhà nghèo, hai mẹ con bất lực chỉ biết ôm nhau khóc. (Ảnh: Vietnamnet)
Được biết, năm 2000, sau khi rời Thanh Hóa vào miền Nam mưu sinh, bà lấy chồng đồng cảnh ngộ rồi sinh ra Minh Trang. Bất hạnh thay, chồng bà đã không may ra đi khi con gái nhỏ chỉ mới tròn 3 tháng. Khi đó, một thân một mình không thể tự mình gắng gượng, bà Hoa đành về quê nhờ bố mẹ đẻ, xây một ngôi nhà ở đến ngày nay.
Bà Hoa rơi nước mắt vì không thể lo cho Trang học như em mong muốn. (Ảnh: Vietnamnet)
Để không phụ lòng mẹ, Trang luôn nỗ lực thành một học sinh chăm ngoan, học giỏi. Trong 3 năm cấp 3, biết hoàn cảnh gia đình Trang khó khăn, nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất để em học tập. Ngay cả đi học thêm, thầy cô bộ môn cũng không thu học phí của em.
Thế nhưng, suốt 12 năm nuôi Trang ăn học, chi tiêu của hai mẹ con hầu như không dư nổi một đồng tiết kiệm Chính vì vậy, khi nghe tin con đậu Học viện Tài chính, bà lo nhiều hơn mừng vì biết rằng khó có thể lo cho con đi học đại học. Nhiều hôm không ngủ được, hai mẹ con lại ngồi ôm nhau khóc. Bà từng khuyên con ở nhà đi làm công ty để có đồng ra đồng vào.
Thương mẹ, Trang luôn nỗ lực học tập để trở nên thật giỏi giang. (Ảnh: Vietnamnet)
Thế nhưng, Trang đã cố gắng thuyết phục mẹ. "Cháu bảo làm công ty cũng được, nhưng sau này con cũng sẽ khổ như mẹ. Chỉ có học sau này con mới có công việc ổn định, mới có thể kiếm tiền nuôi mẹ được. Mẹ cứ để cho con đi học, con sẽ vừa học vừa làm kiếm tiền trang trải", bà Hoa chia sẻ với Vietnamnet.
Trước ngày Trang nhập học, bà Hoa chỉ có vỏn vẹn 3 triệu đồng tiền tiết kiệm. Thương cho hoàn cảnh của hai mẹ con, cô giáo chủ nhiệm và hàng xóm đã mỗi người một ít, gom góp đủ 10 triệu để Trang nộp học phí. Hành trang của cô học trò nhỏ khi nhập học cũng chỉ có vài bộ quần, cá khô, mắm muối cùng một bì gạo vừa xát.
Xe bán ốc của bà Hoa chỉ có thể giúp hai mẹ con sống "lay lắt qua ngày. (Ảnh: Vietnamnet)
Tiền đã nộp hết cho trường, lộ phí dọc đường 3 triệu cũng phải đi vay, bà Hoa càng điêu đứng hơn khi đóng tiền phòng trọ. Chỗ trọ nơi Trang ở bắt phải đóng tiền theo năm, với bà Hoa, đây là một số tiền quá lớn lúc bấy giờ. May sao, bạn cùng phòng đã cho Trang vay 6 triệu. Bà Hoa đợi sắp tới khi đến dịp vay sinh viên, bà sẽ trả cho người ta, đồng thời đóng nốt tiền trọ.
Nam sinh nghèo hiếu học, vì bố mà cố gắng
Giống như trường hợp của Minh Trang, Vũ Quang Đăng (ngụ tiểu khu 2, phường Hải Hoà, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa) đã thi đỗ vào Đại học Bách Khoa Hà Nội, thế nhưng con đường đến với giảng đường đại học của em rất nhiều gập ghềnh, gian nan.
Quang Đăng vốn sinh ra trong một gia đình có đầy đủ tình thương của cả bố và mẹ, nhưng không may mắn, mẹ Quang đã ra đi trong một lần đi mua thức ăn về nấu cho cả nhà. Sau đó 4 năm, Bố Đăng cũng đột ngột ra đi, để lại các con đang trong độ tuổi ăn học bơ vơ không nơi nương tựa.
Đăng một mình chăm bà già yếu và hai em gái đang tuổi ăn tuổi học. (Ảnh: Vietnamnet)
Vì thương đàn cháu nhỏ, bà nội của Đăng đã chuyển xuống ở cùng để đàn cháu không thiếu thốn tình cảm gia đình. Song, vì bà tuổi già sức yếu lại mắc bệnh nặng nên những bữa cơm hàng ngày của bà cháu đều là nhờ sự quyên góp của hàng xóm láng giếng.
Thấy cuộc sống quá khó khăn, Đăng từng có ý định nghỉ học, đi làm kiếm tiền nuôi em, đỡ đần bà nội. Nhưng tâm nguyện của bố em là nhìn thấy con cái được ăn học đến nơi đến chốn, bố mong 3 anh em phải học thật giỏi để sau này không phải khổ sở, vất vả bươn chải như bố mẹ.
Bố mẹ mất sớm, Đăng thành chỗ dựa để cả nhà tựa vào. (Ảnh: Vietnamnet)
Chính nhờ điều ấy mà em mới quyết tâm dù khổ đến mấy cũng phải "đi tìm con chữ". Đăng học rất giỏi nên trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia vừa qua em đã đỗ vào Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tuy nhiên, đi học đại học rất tốt kém, tiền học phí, tiền thuê trọ, tiền sinh hoạt hàng ngày,... là những khoản phí khổng lồ đối với gia đình em.
Hoàn cảnh của nhà cháu như hiện nay, sợ rằng sẽ khó thực hiện được ước mơ và nguyện vọng của bố", Quang Đăng buồn bã chia sẻ với Vietnamnet.
Em gái của Đăng cũng thường xuyên đỡ đần anh công việc. (Ảnh: Vietnamnet)
Có thể thấy, dù hoàn cảnh khó khăn nhưng cả Trang và Đăng đều cố gắng học tập. Mong rằng với tinh thần hiếu học của hai em, những cánh tay tốt bụng sẽ vươn ra, giúp đỡ gia đình tiếp bước cho các em được đến trường.
Nhà nghèo, nam sinh shipper đi học không có thời gian thay đồ Nhiều đứa trẻ sinh ra trong gia đình khó khăn, đến cơm ăn còn phải chạy vạy lo từng bữa, chưa nói đến chuyện tới trường, học đại học. Chính vì vậy, các em cần phải cố gắng, nỗ lực hơn rất nhiều so với bạn bè cùng trang lứa để được đặt chân đến trường. Video ghi lại cảnh 1 lớp học...