Nợ chồng chất, Sri Lanka tiếp tục vay Trung Quốc 1 tỷ USD
Sri Lanka tiếp tục vay gần 1 tỷ USD của Trung Quốc để xây đường cao tốc, trong bối cảnh đã phải cho Trung Quốc thuê cảng chiến lược trong 99 năm để trừ nợ vay trước đó.
Khung cảnh ở Colombo, Sri Lanka.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), ngân hàng Trung Quốc đã đồng ý cấp khoản vay 989 triệu USD cho Sri Lanka để xây đường cao tốc.
Con đường mới sẽ kết nối khu trồng chè ở miền trung nước này đến cảng biển do Trung Quốc kiểm soát ở vùng ven biển phía nam.
Tổng chi phí cho toàn bộ dự án này là 1,16 tỷ USD, Bộ Tài chính Sri Lanka cho biết đây là khoản vay lớn nhất của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc cho Sri Lanka.
Video đang HOT
Bộ trưởng Tài chính Sri Lanka R H S Samaratunga và Đại sứ Trung Quốc tại Sri Lanka Cheng Xueyuan- người thay mặt cho ngân hàng Trung Quốc, đã cùng ký thỏa thuận cho vay tại thủ đô Colombo.
Dự án đường cao tốc được kỳ vọng sẽ cải thiện việc liên kết các khu vực với nhau và nâng cao tính hiệu quả của toàn bộ mạng lưới. Dự án này cũng sẽ kết nối “một số tỉnh và cảng, sân bay và thành phố thương mại có tầm quan trọng về kinh tế”.
Thông tin trên xuất hiện trong bối cảnh Sri Lanka vẫn loay hoay trong việc trả 5,9 tỷ USD nợ nước ngoài trong năm nay. 40% số tiền này phải được trả trước cuối tháng 3.
Sri Lanka đã phải dùng dự trữ ngoại hối để trả nợ khoảng 1 tỷ USD cách đây vài tháng. Phần lớn nợ nước ngoài của Sri Lanka là nợ Trung Quốc, bao gồm các khoản vay để xây tuyến đường cao tốc và các dự án cơ sở hạ tầng. Nhiều dự án hoạt động không thực sự hiệu quả khiến gánh nặng nợ nần của Sri Lanka càng trầm trọng.
Năm 2017, Sri Lanka buộc phải giao cảng chiến lược cho Trung Quốc với thời hạn 99 năm, để khấu trừ khoản nợ khổng lồ. Cảng Hambantota là một phần trong kế hoạch được gọi là chuỗi ngọc trai của Bắc Kinh, gồm một loạt các cảng trải dài từ vùng biển của Trung Quốc tới vịnh Ba Tư.
Theo Danviet
Mỹ bất ngờ giáng đòn trừng phạt liên quan đến Triều Tiên sau thượng đỉnh
Mỹ đã giáng đòn trừng phạt mới nhằm vào hai công ty Trung Quốc vi phạm lệnh cấm vận Triều Tiên, dù chỉ mới chưa đầy tháng trước, ông Trump ca ngợi bắc Kinh vì giúp giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Các tàu Trung Quốc bị tố lén lút làm ăn với Triều Tiên.
Theo RT, hai công ty đóng tàu Trung Quốc - Dalian Haibo và Liaoning Danxing bị liệt vào danh sách đen của Bộ Tài chính Mỹ hôm 21.3, vì có "hành động lừa dối" để giúp Triều Tiên mua hàng hóa.
Bộ Tài chính Mỹ không nêu rõ những hàng hóa Triều Tiên mua thông qua hai công ty này bao gồm những gì. Một công ty hợp tác với công ty thương mại Triều Tiên, còn công ty kia hoạt động trong ngành vận tải Triều Tiên.
Washington cũng cập nhật cảnh báo mới, giúp các doanh nghiệp và các nước khác "tránh giao dịch nhầm lẫn với Triều Tiên". Cảnh báo cũng bao gồm việc cảnh giác với các tàu hàng không rõ nguồn gốc, vì các tàu này có thể làm ăn với Triều Tiên.
Các tàu nằm trong diện tình nghi của Mỹ bao gồm hai tàu Nga, hàng chục tàu Triều Tiên và một vài nước châu Phi. Bộ Tài chính Mỹ nhấn mạnh danh sách các tàu trong tài liệu không phải là "danh sách cấm vận".
Động thái này đến chưa đầy một tháng sau hội nghị thượng đỉnh lần hai. Tại hội nghị, ông Trump đã ca ngợi bước tiến dù hai bên không đạt thêm thỏa thuận mới.
Sau hội nghị thượng đinh, ông Trump nói với các phóng viên về cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ca ngợi Bắc Kinh "đã làm rất, rất tốt.... về vấn đề Triều Tiên".
Dấu hiệu mới cho thấy Washington chưa sẵn sàng cho việc từ bò chính sách cấm vận để ngăn chương trình tên lửa và hạt nhân Triều Tiên.
Theo Danviet
Bão phá hủy tên lửa S-400 Nga bàn giao cho Trung Quốc Nga buộc phá hủy các tên lửa S-400 bàn giao cho Trung Quốc sau khi các tên lửa này bị hư hại do tàu chở hàng gặp bão trên đường vận chuyển, hãng tin TASS cho biết ngày 18/2. Hệ thống S-400 của Nga (Ảnh: Sputnik) Hãng tin TASS dẫn lời ông Sergei Chemezov, người đứng đầu tập đoàn quốc phòng Rostec của...