Nổ bom gần Lãnh sự quán Thụy Điển tại Libya
Một xe ô tô cài bom đã phát nổ bên ngoài Lãnh sự quán Thụy Điển tại thành phố Benghazi của Libya ngày hôm qua, làm hư hại nghiêm trọng tòa lãnh sự nhưng không gây thương vong.
Tòa nhà Lãnh sự quán Thụy Điển bị hư hại nặng sau khi quả bom phát nổ.
Lãnh sự quán Thụy Điển nằm tại quận Al -Fouihet của Benghazi, là một trong số ít cơ quan ngoại giao nước ngoài vẫn duy trì hoạt động tại thành phố bất ổn này kể từ khi bùng phát làn sóng nổi dậy ở Libya năm 2011 lật đổ nhà lãnh đạo Moamer Kadhafi.
Đây là lần thứ hai có bom phát nổ gần tòa lãnh sự Thụy Điển. Vụ nổ trước xảy ra hồi tháng 8 nhằm vào Lãnh sự quán Ai Cập nằm ngay gần Lãnh sự quán Thụy Điển.
Vụ việc này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh tại Libya, đặc biệt là sự an toàn của các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài.
Video đang HOT
Đầu tháng này, hôm 2/10, Đại sứ quán Nga tại Tripoli bị một số tay súng tấn công. Tháng 1 đầu năm, Lãnh sự Italia tại Benghazi bị ám sát hụt, Lãnh sự Pháp tại thành phố này cũng bị mưu sát. Tuy nhiên, đẫm máu nhất phải kể đến vụ tấn công Lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi tháng 9 năm ngoái làm Đại sứ Mỹ và 3 nhân viên ngoại giao thiệt mạng.
Không chỉ tấn công nhằm vào các nhà ngoại giao phương Tây, các tay súng ở Libya cũng tấn công cả giới chức lãnh đạo chóp bu, mà điển hình nhất là vụ băt coc Thu tương Ali Zeidan tại khách sạn Corinthia ở thủ đô Tripoli hôm 10/10. Tuy nhiên, Thủ tướng Ali Zeidan đã được thả ra sau đó vài tiếng mà chưa rõ nguyên nhân.
Theo Dantri
Ly kì vụ Thủ tướng Libya bị bắt
Ngày 10/10, truyền thông quốc tế dồn dập đưa tin về vụ Thủ tướng Libya Ali Zeidan bị một nhóm vũ trang "bắt cóc". Ngay sau đó khoảng 6 giờ, kênh truyền hình quốc gia Libya chính thức phát đi thông báo cho biết ông Zeidan đã được thả tự do, đang trên đường trở về văn phòng Thủ tướng.
Bắt cóc hay bắt giữ?
Trang web của chính phủ Libya dẫn một thông báo ngắn cho biết rạng sáng ngày 10/10, Thủ tướng Zeidan đã bị một nhóm nghi là quân nổi dậy "bắt cóc" tại khách sạn Corinthia ở thủ đô Tripoli và đưa đến một địa điểm chưa được xác định. Điều đáng nói là sau khi ông Zeidan bị bắt, dư luận đã tranh cãi về lực lượng đứng đằng sau và động cơ của vụ bắt giữ. Giám đốc phụ trách thông tin của Thủ tướng Lybia khẳng định có sự việc này, đồng thời bày tỏ: "Vụ việc diễn ra như thế nào - tôi thực sự không có thông tin. Tôi chỉ chắc rằng, những kẻ thực hiện vụ này đã có sự chuẩn bị rất kĩ lưỡng". Trong khi đó, nói với hãng tin Aljazeera, các vệ sĩ tại khách sạn Corinthia cho biết, họ nhìn thấy nhóm người có vũ trang áp giải ông Zeidan từ khách sạn đi ra, họ mô tả đó dường như là hành động "bắt giữ".
Thủ tướng Libya Ali Zeidan.
Ít giờ sau, thông qua mạng xã hội Facebook, một tổ chức có tên gọi "Phòng tác chiến cách mạng Libya" (ORLR) đã lên tiếng nhận trách nhiệm vụ bắt giữ trên. Thông báo của ORLR nói rằng tổ chức này đã bắt giữ ông Zeidan "theo lệnh của công tố viên... căn cứ vào Luật hình sự của Libya".
Một quan chức giấu tên thuộc Bộ Nội vụ Libya thậm chí tiết lộ ông Zeidan bị giữ tại Cục Phòng chống tội phạm thuộc Bộ Nội vụ, với tình trạng sức khỏe tốt, "được đối xử tốt như là một công dân Libya".
Tuy nhiên, ngay sau thông báo của ORLR, Bộ trưởng Tư pháp Salah al - Marghani khẳng định không thể có hành động bắt giữ Thủ tướng theo lệnh, vì công tố viên trưởng chưa hề ban hành một lệnh bắt nào như vậy. Chính phủ Libya ra thông cáo ghi nhận sự liên can của ORLR và một tổ chức khác có tên gọi là "Lữ đoàn đấu tranh chống tội phạm".
Vài giờ sau khi bị bắt, Thủ tướng Ali Zeidan đã xuất hiện trong cuộc họp nội các được truyền hình trực tiếp. Mặc dù không có thông tin chi tiết, song ông Zeidan nói lời cảm ơn một số tay súng đã giúp ông được thả tự do và kêu gọi nhóm này gia nhập các lực lượng vũ trang chính quy. Phát biểu trên mạng Twitter sau đó, ông Zeidan tiết lộ thêm thông tin rằng những kẻ bắt giam muốn ông từ bỏ quyền lực.
Những uẩn khúc đằng sau vụ việc
Vụ bắt cóc ông Zeidan xảy ra 5 ngày sau khi Mỹ khiến Chính phủ Libya bối rối và tức giận khi cử lực lượng biệt kích bắt giữ thủ lĩnh cấp cao Al - Qaeda, Abu Anas al - Libi ngay giữa đường phố Tripoli.
Phát ngôn viên của ORLR nhấn mạnh vụ bắt giữ có liên quan đến trách nhiệm của chính phủ Libya trong việc để đặc nhiệm Mỹ bắt al - Liby và sau đó đưa đến một căn cứ quân sự của Mỹ tại Địa Trung Hải. ORLR nhấn mạnh chi tiết Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố rằng, chính phủ Libya đã nhận được thông tin về chiến dịch vây giáp, bắt giữ al - Liby.
Đáng chú ý, vụ bắt giữ Thủ tướng Zeidan xảy ra ít giờ sau khi ông có chuyến thăm tới gia đình al - Liby. Trước đó, ông Zeidan cho biết nghi can này cần phải được xét xử tại Libya, nhưng khẳng định chiến dịch của đặc nhiệm Mỹ sẽ không làm phương hại đến quan hệ giữa Tripoli và Washington. Thủ tướng Libya cũng cam kết chính phủ sẽ nỗ lực không để làn sóng phản đối từ nhóm chiến binh Hồi giáo bùng phát, gây mất ổn định tình hình.
Hai năm sau khi chính quyền Muammar Gaddafi sụp đổ, chính phủ lâm thời Libya liên tục phải đối mặt với hoạt động chống đối của nhóm bộ tộc. Chuyên gia về Trung Đông Abdel Bari Atwan nhìn nhận, vụ việc một lần nữa cho thấy "Libya là một quốc gia thất bại. Quân nổi dậy có cánh tay vươn dài mà quân đội không thể nào can thiệp".
ORLR trước đây từng là một nhóm nổi dậy, hoạt động chống lại chính quyền của Đại tá Muammar Gaddafi. Sau khi ông Gaddafi bị giết hại, chính phủ Libya mà trực tiếp là Bộ Nội vụ nước này thuê ORLR thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm an ninh tại Tripoli, giúp lôi kéo các nhóm đối lập gia nhập vào cơ cấu, tổ chức nhà nước.
Theo Dantri
Mâu thuẫn với thủ tướng, bộ trưởng nội vụ Libya từ chức Bộ trưởng nội vụ Libya Mohammed Khalifa al-Sheikh ngày 18/8 đã đệ đơn từ chức do bất đồng với Thủ tướng Ali Zeidan. Bộ trưởng Nội vụ Libya Khalifa al-Sheikh giữa vòng vây báo chí sau khi đệ đơn từ chức. Một nghị sĩ Quốc hội Libya cho biết bất đồng liên quan đến trách nhiệm của ông Khalifa al-Sheikh. "Ông Khalifa al-Sheikh...