Nổ bom bên ngoài văn phòng cựu Thủ tướng Hy Lạp
Ngày 3/4, một quả bom nhỏ đã phát nổ bên ngoài văn phòng cựu Thủ tướng Hy Lạp Costa Simitis trong một vụ tấn công mà Chính phủ Hy Lạp cho là cố ý gây bất ổn trước cuộc tổng tuyển cử ở nước này.
Nơi quả bom phát nổ. (Nguồn: greece.greekreporter.com)
Một quan chức cảnh sát cho biết quả bom nói trên, được tạo nên từ ít nhất 5 can chứa khí đốt, đã phát nổ ngay trên bậc thềm văn phòng cựu Thủ tướng Simitis. Rất may, vụ nổ này không gây thương vong.
Ông Simitis, làm Thủ tướng Hy Lạp từ năm 1996 đến năm 2004, đã dẫn dắt nước này gia nhập Khu vực đồng euro vào năm 2002. Văn phòng của ông đã từng là mục tiêu của một cuộc tấn công tương tự hồi tháng 1/2010.
Các vụ tấn công nhỏ lẻ nhằm vào các chính trị gia thường xuyên xảy ra tại Hy Lạp, đặc biệt là sau khi nước này thông qua các biện pháp “ thắt lưng buộc bụng” theo các điều kiện mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU) đưa ra để đổi lấy hai gói cứu trợ liên tiếp nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ.
Hy Lạp dự kiến tổ chức cuộc bầu cử sớm vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 tới. Chính phủ tương lai của nước này sẽ phải tăng cường các biện pháp cắt giảm chi tiêu theo các điều kiện của gói cứu trợ tài chính trị giá 130 tỷ euro – gói cứu trợ thứ hai dành cho nước này kể từ tháng 5/2010./.
Theo TTXVN
Tây Ban Nha ngổn ngang vì biểu tình
Hôm qua, cuộc tổng đình công ở Tây Ban Nha phản đối các cải cách của chính phủ về thị trường lao động đã biến thành bạo lực khi cảnh sát Tây Ban Nha đụng độ với người biểu tình.
Video đang HOT
Hôm qua, nghiệp đoàn Tây Ban Nha cho biết hàng triệu người đã tham gia cuộc tổng đình công trên khắp đất nước - Nguồn: AP
Một số người biểu tình ở Barcelona đã đập vỡ cửa kính, đốt các thùng đựng rác. Còn cảnh sát thì đáp trả bằng khí hơi cay và dùi cui.
Ngoài Barcelona, tại thủ đô Madrid và các thành phố khác cũng xảy ra biểu tình phản đối.
Các hoạt động giao thông đều bị ảnh hưởng, các chuyến bay nội địa và đến các nơi ở châu Âu đã bị cắt giảm.
Trong ngày hôm nay, chính phủ cánh hữu của Thủ tướng Mariano Rajoy sẽ đưa ra các biện pháp nhằm tiết kiệm hàng chục tỷ euro và cho phép các doanh nghiệp sa thải nhân viên dễ dàng hơn.
Tây Ban Nha cũng hi vọng sẽ có thể giảm tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao nhất Liên minh châu Âu là 23%.
Gần một nửa số người Tây Ban Nha dưới 25 tuổi không có việc làm.
Nghiệp đoàn Tây Ban Nha cho hay 800.000 người đã tham gia cuộc biểu tình. Còn cảnh sát đưa ra con số 80.000.
Phần lớn các cuộc biểu tình đều diễn ra một cách hòa bình nhưng có một số người biểu tình đã ném đá vào các văn phòng ngân hàng và cửa hiệu trên mặt phố. Một cửa hàng thuộc chuỗi cà phê Starbucks đã bị đốt cháy.
Những hình ảnh phát trên truyền hình cho thấy cảnh sát đã phun hơi cay và bắn đạn cao su vào người biểu tình.
Tại Madrid, nghiệp đoàn cho hay 900.000 người đã tham gia vào các cuộc tuần hành.
Angel Andrino, một người biểu tình 31 tuổi ở Madrid cho hay anh đã bị sa thải một ngày sau khi các cải cách được thông qua vào tháng trước.
Đi cùng với cha mẹ và em trai trong cuộc biểu tình, anh cho hay "Chúng tôi đang trải qua thời kỳ thực sự khó khăn. Những quyền lợi mà cha mẹ và ông bà chúng tôi phải đấu tranh để có được giờ đang bị cướp đi mà không có sự bàn bạc với người dân".
Mặc dù là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất Liên minh châu Âu, Tây Ban Nha đang chịu sức ép phải giảm thâm hụt ngân sách và kiểm soát tài chính công.
"Câu hỏi đặt ra ở đây không phải là cuộc đình công sẽ được nhiều hay ít người ủng hộ mà là liệu chúng ta có ra khỏi cuộc khủng hoảng hay không", Bộ trưởng bộ tài chính Tây Ban Nha Cristobal Montoro nói.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đã bảo vệ các biện pháp của mình, cho rằng về lâu dài chúng sẽ giúp tạo thêm việc làm.
"Không có chính phủ nào thông qua nhiều cải cách chỉ trong 100 ngày đầu hoạt động như chính phủ này", ông nói khi đang có mặt tại Hội nghị thượng đỉnh hạt nhân ở Seoul, Hàn Quốc, "Sai lầm lớn nhất sẽ là không làm gì cả".
Dưới đây là một số hình ảnh về các cuộc biểu tình ở Tây Ban Nha.
Theo Infonet
Hy Lạp tăng biện pháp an ninh trong Ngày Độc lập Chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 191 năm cuộc khởi nghĩa chống Đế chế Ottoman diễn ra trong hai ngày cuối tuần 24 và 25/3, chính quyền Hy Lạp đã tăng cường các biện pháp an ninh chưa từng thấy do lo ngại bạo lực xảy ra trong các cuộc biểu tình phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ....