Nợ 15 triệu cả năm còn chưa trả, nghĩ đến Tết cặp vợ chồng ở Hà Nội lo phát sốt
Vay bạn 15 triệu, hẹn bạn từ mùa xuân năm ngoái rằng Tết này trả. Nhưng đến giờ cũng là tháng cuối năm rồi, sắp sang cái Tết nữa, tôi vẫn chưa xoay được tiền trả bạn và bắt đầu lo ngay ngáy.
Đầu năm ngoái, Tết vừa xong, tiền đã tiêu hết nhưng lại có việc quan trọng, tôi lo quá liền gạt hết sĩ diện, đầu xuân gọi cho đứa bạn không quá thân. Bởi những người thân tôi đã vay gần hết rồi.
Tôi nói bằng giọng ngại ngần: “Bạn ơi, đầu năm nói chuyện này ngại quá nhưng tôi khó quá nên mới nhờ tới bạn. Tôi có việc cần mà Tết vừa xong, tiền không còn xu nào, bạn giúp tôi 15 triệu được không?”.
Bạn nghe xong rồi ngập ngừng, chắc đang nghĩ: “ Sao nó lại đi vay tiền mình nhỉ, có thân lắm đâu?”. Nhưng rồi bạn cũng ậm ờ hỏi: “Vay đến bao giờ bạn, cứ có cái hẹn rõ ràng thì tôi sẽ sắp xếp”. Tôi cười bảo: “Tết được không?”.
Bạn cười: “Thế là một năm nữa à” nhưng vẫn cho tôi vay ngay lúc đó. Tôi biết ơn bạn lắm lắm và nghĩ rằng, một đứa không thân cho mấy cũng nhiệt tình giúp mình thì may mắn quá. Sau này có cơ hội nhất định tôi sẽ giúp lại.
Vay tiền bạn từ mua xuân năm ngoái đến năm nay chưa có tiền trả. Ảnh minh họa: Pxfuel
Tôi hẹn đến Tết trả vì sợ kinh tế khó khăn chưa kiếm được tiền hoặc có kiếm được cũng phải trả chỗ khác. Nhưng tôi luôn nghĩ, có tiền thì sẽ trả bạn sớm thôi. Vậy mà… đến gần Tết năm nay rồi, 15 triệu tôi cũng chưa tiết kiệm được.
Video đang HOT
Nghe buồn cười nhưng đó là sự thật. 15 triệu với một ai đó có thể quá đơn giản, phẩy tay là có nhưng với tôi, đó là cả vấn đề, hơn một tháng thu nhập. Tháng lương nào lĩnh xong, tôi cũng phải lo trả ngân hàng vì vay mua nhà trả góp, trả tiền nợ bạn bè trước đó, trả cả tiền ăn, tiền sinh hoạt, tiền phí dịch vụ, lo tiền học cho con cái.
Lương hai vợ chồng cả tháng không đủ tiền chi tiêu. Có ai trong nhà ốm đau phát sinh là y như rằng phải đi vay nóng. Mang tiếng có nhà ở Hà Nội đó, nhưng lúc nào cũng sống trong nơm nớp lo sợ có ngày phải bán nhà đi thuê trọ.
Vợ chồng tôi cũng từng tính toán làm ăn. Nhưng khốn khổ, mấy năm nay kinh tế khó khăn. Hùn được tí vốn nào làm thì cũng đều thua lỗ. Lúc định làm cái này, cái kia thì không có vốn nên mãi cứ đứng im, không dám “manh động”. Chỉ biết động viên nhau giữ sức khỏe vì ốm là không có tiền, nghỉ việc là mất lương, lại hụt tiền chi tiêu hàng tháng.
Bố mẹ ở quê cứ nghĩ con cái có nhà ở Hà Nội là giỏi giang, khang trang lắm. Nhưng có ai ngờ cuộc sống chật vật vất vả thế nào. Trước đây, tôi chưa từng nghĩ phải đi vay tiền mấy chị gái làm công nhân ở quê. Nhưng bây giờ, hễ có việc, người đầu tiên tôi nghĩ đến là các chị.
Có lúc vì giữ sĩ diện, sợ bố mẹ lo lắng, tôi không dám hỏi tiền chị em ruột thịt. Nhưng sĩ mãi cũng không được và cũng không còn chỗ nào bấu víu, tôi đành phải tiết lộ mình thực sự rất nghèo.
Tết năm nay, tôi bàn với chồng không về quê ăn Tết. Vì mỗi cái Tết ngoài tiền mừng tuổi, quà cáp biếu xén đôi bên nội ngoại thì còn vô vàn các khoản khác.
Giờ tính xoay 15 triệu trả bạn (có lẽ cũng trích từ tiền thưởng Tết) xong thì số còn lại chắc chẳng đủ mua sắm trong nhà chứ nói gì việc biếu xén ai. Trong khi công ty đã nói trước, kinh tế năm nay khó khăn nên thưởng Tết sẽ không bằng mọi năm. Sếp còn bảo nhân viên chuẩn bị sẵn tinh thần.
Nghĩ cả cái Tết mới đưa các con về quê, không có quà cáp biếu ông bà, tiền lì xì cho các cháu, chẳng biết ăn nói thế nào. Tết mình được nghỉ nhưng tiền ngân hàng, tiền ăn uống, tiền mua sắm đâu có… nghỉ?
Không lẽ lại khất bạn “sang năm tôi trả” để cố dành 15 triệu tiêu nốt cái Tết. Kinh tế cứ khó khăn thế này chẳng dám mơ… Tết đâu!
Chồng nói dù có đi vay tiền, chúng tôi vẫn phải lo cái Tết thật hoành tráng
Vì sĩ diện, vì muốn được "oai" mà chồng và bố mẹ chồng đều muốn chúng tôi phải mua sắm Tết thật linh đình.
Năm vừa rồi thật sự là một quãng thời gian khó khăn đối với gia đình tôi. Kinh tế suy thoái, công việc của cả hai vợ chồng tôi đều không ổn định. Mức thu nhập tụt giảm khiến chúng tôi không còn đủ khả năng chuẩn bị một cái Tết đầy đủ như mọi năm. Thế nhưng, đối mặt với áp lực từ gia đình nội ngoại, chúng tôi vẫn phải lo cho dịp lễ truyền thống này.
Mỗi lần điện thoại reo, tim tôi thắt lại. Bố mẹ chồng liên tục nhắc nhở về việc mua sắm Tết, từ thực phẩm đến quần áo mới, đồ trang trí Tết, quà biếu, tiền mừng tuổi các cụ già, tiền lì xì cho đám trẻ. Cảm giác tội lỗi và xấu hổ khi không thể đáp ứng được kỳ vọng của họ dần chất chứa trong tôi.
Chưa đến Tết mà tôi thấy áp lực quá. (Ảnh minh họa)
Một buổi tối, khi tôi và chồng đang ngồi tính toán các khoản chi tiêu, tôi không thể im lặng nữa. Tôi thắc mắc với chồng tại sao 2 vợ chồng mình lại phải gồng lên, chi tiêu quá sức như vậy?
Chồng tôi đáp lại: "Vì đó là trách nhiệm, em không thấy à?". Tôi nói chúng ta phải sống thực tế chút, không có tiền thì cứ nói không có tiền, tại sao lúc nào về quê cũng phải thể hiện mình giàu có, ở thành phố đầy đủ?
Chồng tôi gắt lên rằng tôi không hiểu cho anh gì cả, anh là đàn ông, ra ngoài xã hội bươn chải hơn 10 năm nay, chẳng lẽ có mỗi cái Tết về quê cũng không được sung túc đầy đủ, thế họ hàng sẽ đánh giá như thế nào? Ở trong họ, anh nổi tiếng là đứa được ăn học đến nơi đến chốn, làm công ty lớn, thành đạt, giờ về quê không mua sắm được gì cho bố mẹ thì còn mặt mũi nào. Dù có đi vay tiền thì chúng tôi vẫn phải cố gắng ăn Tết thật hoành tráng.
Vì sĩ diện, vì muốn được "oai" mà chồng và bố mẹ chồng đều muốn chúng tôi phải mua sắm Tết thật linh đình. Tiền chi tiêu đã không có nhưng lại muốn mua cây đào to, thêm chậu hoa lan thật rực rỡ để khách khứa đến phải trầm trồ khen ngợi.
Đấy là chưa kể khoản tiền mừng tuổi cho các ông các bà ở quê, tiền lì xì cho các cháu, tôi tính sơ qua cũng phải chục triệu. Vì chồng nói: "Ông bà già cả rồi, liệu sống được mấy năm nữa đâu, chẳng lẽ vợ chồng mình không biếu mỗi ông bà được 500 ngàn ư? Còn các cháu, đông thật đấy, nhưng cả năm mới có 1 lần, cháu lớn thì 50 ngàn, nhỏ thì 100 ngàn, tính ra đâu nhiều nhặn gì. Em cứ chuẩn bị sẵn vài tập tiền mới đi".
Chưa đến Tết mà tôi thấy áp lực quá, có ai sợ Tết như tôi không?
Lấy chồng nghèo, tôi mất 2 năm để nhận về 1 bài học cay đắng Tôi vẫn luôn tin tưởng vào tình yêu, vẫn cho rằng thời đại ngày nay, chuyện "một túp lều tranh, 2 trái tim vàng" là có thật. Thục, chồng tôi, là một người đàn ông đã nghèo tiền bạc lại giàu sĩ diện. Hồi còn yêu nhau, thấy Thục làm lương chỉ hơn 6 triệu/tháng lại sẵn sàng bỏ ra nửa tháng lương...