NLĐ ở vùng đặc biệt khó khăn: Mỏi mòn chờ chi trả chính sách
Đã 5 tháng trôi qua, người lao động (NLĐ) thuộc ngành Y tế tại tỉnh Quảng Trị công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (được hưởng chế độ 116/2010/NĐ-CP; 64/2009/NĐ-CP) vẫn chưa được nhận tiền hỗ trợ.
Người lao động thuộc ngành y tế tỉnh Quảng Trị công tác ở vùng thuộc diện đặc biệt khó khăn chưa nhận được tiền hỗ trợ 5 tháng qua. Ảnh: HƯNG THƠ
Dù biết việc chậm phân bổ chế độ nói trên ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của NLĐ, nhưng ngành y tế địa phương này vẫn chậm chạp trong việc giải quyết.
5 tháng chưa được nhận chế độ
Anh X (được đề nghị giấu tên) là nhân viên của Trung tâm Y tế huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) công tác ở vùng khó khăn, theo quy định của Chính phủ, được hưởng chế độ 116. Ngoài mức lương cơ bản được nhận mỗi tháng hơn 3 triệu đồng, anh X được nhận thêm hơn 3 triệu đồng chế độ 116 nữa là gần 7 triệu đồng. Cuối năm 2018, anh X vay thấu chi ở ngân hàng, mỗi tháng trừ đi 3 triệu đồng. Nhưng từ đầu năm 2019 đến nay, anh X chưa được nhận tiền chế độ 116, nên đến lúc nhận lương, bị ngân hàng trừ đi 3 triệu đồng, anh chỉ còn vài trăm nghìn đồng. “Biết là chưa nhận chế độ 116 thì trước sau gì cũng được truy lĩnh, nhưng do mình vay nên bị trừ hết tiền, khiến sinh hoạt rất khó khăn” – anh X nói.
Ông Châu Văn Hiền – Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đakrông – cho biết, cơ quan này có 308 người công tác ở vùng đặc biệt khó khăn, được hưởng chế độ 116 và 64. Ông Hiền xác nhận, từ đầu năm 2019 đến nay, chế độ 116 và 64 chưa được chi trả.
Trao đổi về chế độ 116 và 64 cho NLĐ công tác ở vùng khó khăn, ông Hoàng Thanh Sơn – Phó trưởng Phòng Tổ chức – Hành chính – Tổng hợp Sở Y tế tỉnh Quảng Trị – nói rằng: “Chế độ sẽ không thiếu”. Theo ông Sơn, trước kia chế độ nói trên được chi trả theo tháng, nhưng từ khi phát hiện số tiền chế độ bố trí về cho các đơn vị ở dưới chi không hết, rồi chi tiêu vào việc khác dẫn đến sai phạm, từ đó thống nhất 6 tháng chi trả chế độ một lần. “Chậm lại để an toàn” – ông Sơn, cho biết. Trước câu hỏi việc chậm chi trả chế độ có ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ hay không, ông Sơn trả lời “ảnh hưởng đến NLĐ”.
Đẩy nhanh tiến độ chi trả
Video đang HOT
Ngay từ đầu năm (3.1.2019), Sở Tài chính tỉnh Quảng Trị đã có văn bản về việc thông báo dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2019 cho Sở Y tế tỉnh Quảng Trị. Phần kinh phí sự nghiệp y tế được phân bổ hơn 59 tỉ đồng, trong đó kinh phí chi trả chế độ theo Nghị định 64 và Nghị định 116 là hơn 18,4 tỉ đồng. Văn bản nói trên nêu rõ, đối với kinh phí sự nghiệp y tế, Sở Y tế tỉnh lập danh sách đối tượng được hưởng (có xác nhận của Sở Nội vụ đối với các khoản chi lương, phụ cấp lương). Sau khi nhận được văn bản, ngày 14.1, ông Trần Văn Thành – Giám đốc Sở Y tế tỉnh này đã yêu cầu các bộ phận liên quan đối chiếu, đề xuất. Tuy nhiên, gần cuối tháng 4.2019, Sở Tài chính tỉnh Quảng Trị chưa nhận được đề xuất, đồng nghĩa với việc kinh phí chi trả chế độ theo Nghị định 64 và Nghị định 116 chưa được giải ngân.
Ông Phạm Duy Tân – Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Quảng Trị cho hay, khi sở này có thông báo dự toán là đã có nguồn tiền, Sở Y tế chỉ cần cung cấp danh sách cụ thể từng người hưởng chế độ 116 và 64 được cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Khi nhận được đầy đủ danh sách, chứng từ, Sở Tài chính nhập dự toán và Sở Y tế ra kho bạc rút tiền. “Thế nhưng, đến thời điểm này, Sở Tài chính chưa nhận được bất kỳ một văn bản chi tiết nào của Sở Y tế để làm các bước chuyển tiền cả” – ông Tân, nói.
Ông Trần Văn Thành – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị – giải thích, từ năm 2017 trở về trước, NLĐ của ngành nhận tiền chế độ 116 và 64 hàng tháng. Sau đó, có đoàn kiểm tra, phát hiện nhiều trường hợp cán bộ y tế ở cơ sở chuyển công tác, hoặc đi học trên 3 tháng thì bị cắt chế độ. Điều này dẫn đến việc tiền nhận về bị thiếu, hoặc thừa rồi phải thu hồi. Vì vậy, từ năm 2018, 2019, Sở Tài chính yêu cầu làm cụ thể để khỏi phải thu đi thu lại. Tuy nhiên, khi tiếp nhận thông tin việc chậm chi trả chế độ của Chính phủ ảnh hưởng lớn đến quyền lợi NLĐ, ông Thành đã nhắc nhở, yêu cầu các đơn vị liên quan hoàn tất ngay hồ sơ để chi trả kịp thời.
HƯNG THƠ
Theo Laodong
Long An: Nông dân "xé rào" trồng cây ăn trái trên đất lúa
Cùng với đào ao nuôi, ương cá tra, nông dân vùng Đồng Tháp Mười (Long An) đang đổ xô trồng cây ăn trái trên đất lúa, trong đó nhiều diện tích sai quy định.
Đổ xô theo cây ăn trái
Khó ai ngờ, vùng đất vẫn còn phèn chua nặng như Thuận Bình (huyện Thạnh Hóa) giờ mọc lên hàng trăm hécta vườn cây ăn trái theo hướng công nghệ cao với hệ thống tưới phun sương và bón chế phẩm sinh học.
Ông Trần Văn Thành - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thạnh Hóa, dẫn chúng tôi đi xem bà con nông dân xã Thuận Bình chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Dọc theo con đường lót đan thuộc ấp Gãy, xen lẫn rừng tràm là những mảnh vườn cây ăn trái rộng hàng hécta đang mọc lên. Hầu hết diện tích này là chanh không hạt. Nhiều diện tích cây ăn trái đã trang bị hệ thống tưới ngầm, tưới phun sương và sử dụng bón phân sinh học.
Tại khu vực này, ông Sáu Thành có đến 14ha, trong đó 9ha đã trồng chanh không hạt và đu đủ. Ngoài đầu tư hệ thống tưới phun sương, tưới ngầm cho vườn cây ăn trái, ông Sáu Thành còn trang bị 2 bình chuyên dùng để pha chế chế phẩm sinh học tưới cho vườn cây.
"Bón chế phẩm sinh học khiến năng suất vườn cây kém hơn nhưng cho trái chất lượng hơn" - ông Thành đánh giá.
Một khu đất lúa đã được chuyển sang trồng sầu riêng ở xã Mỹ Đức (huyện Đức Huệ, Long An). ảnh: T.Đ
Ông Sáu Thành thông tin, hiện khu vực xã Thuận Bình có khoảng 350ha cây ăn trái đã hình thành. Hội Nông dân
tại đây đang lên kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn cây ăn trái cho bà con nông dân, bước đầu với 40ha. Ông Thành nhận xét, so với cùng diện tích lúa, thu nhập từ chanh không hạt cao gấp 5 - 10 lần. "Với 1ha chanh không hạt, mỗi năm tôi thu nhập khoảng 200 triệu đồng" - ông cho biết.
Theo ông Sáu Thành, hiện huyện Thạnh Hóa có khoảng 1.000ha đất lúa, tràm đã chuyển sang trồng cây ăn trái. Nhiều diện tích này đang làm theo hướng công nghệ cao. Và cũng nhiều diện tích nông dân chuyển đổi cây trồng sai quy định mục đích sử dụng.
Trong khi nông dân Thạnh Hóa chủ yếu chuyển đổi cơ cấu cây trồng dựa vào cây chanh không hạt làm chủ lực, thì tại huyện Tân Thạnh diện tích chuyển đổi cây trồng tập trung vào các loại cây như: Mít, xoài, chanh, thanh long, dừa, sầu riêng...
Ông N.V.L - một nông dân đang chuyển đổi hơn 1ha đất lúa sang trồng sầu riêng tại xã Tân Lập cho biết, do đất phèn ảnh hưởng đến năng suất và nhất là giá cả thấp, bấp bênh... nên ông cho chuyển đổi sang trồng cây ăn trái, bất chấp sai quy hoạch của chính quyền.
Không nên làm ồ ạt
Hoạt động kinh tế huyện Tân Thạnh chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với trên 70.000ha diện tích đất trồng lúa. Đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu thốn, hàng năm chiu anh hương cua biến đổi khí hâu, mưa bão và lũ từ thượng nguồn sông Mekong đổ về. Nhiều khu vực trồng lúa không chủ động trong vấn đề thủy lợi, một số khu vực đất phèn ảnh hưởng đến năng suất và tính bền vững của cây lúa..
Theo UBND huyện Tân Thạnh, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất lúa là cần thiết, nhưng không hề
đơn giản, bà con nông dân không nên làm ồ ạt theo kiểu "phong trào". Về lâu dài sẽ phá vỡ quy luật cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Ông Nguyễn Trí Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, vừa qua, UBND huyện đã chỉ đạo tăng cường quản lý việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa. Theo đó, ưu tiên chuyển đổi trên đất kém hiệu quả, nhưng phải phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cây trồng, vật nuôi chuyển đổi phải có thị trường tiêu thụ, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa; không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, thủy lợi nội đồng của địa phương; hạn chế đầu tư lớn và gắn chặt với công tác xây dựng nông thôn mới.
Ông Sáu Thành cũng cho biết, chính quyền đang trong thế khó khi xử lý những sai phạm của nông dân chuyển đổi đất lúa sang cây trồng khác. "Nếu cứ bám lấy cây lúa giá cả thấp, bấp bênh biết khi nào nông dân giàu lên. Bây giờ, nông dân chuyển đổi sang cây trồng khác với lợi thế thu nhập tốt hơn thì phải để họ làm" - ông Sáu Thành chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Chí Thiện - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An, việc nông dân vùng Đồng Tháp Mười đang tiếp cận công nghệ cao để trồng cây ăn trái là tín hiệu đáng mừng trong xu thế tỉnh Long An đang khuyến khích nông dân sản xuất theo hướng này.
"Ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương sẽ cho nông dân chuyển sang sản xuất cây trồng khác trên đất lúa nếu có thị trường tiêu thụ, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao hơn cây lúa" - ông Thiện khẳng định.
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: Tỷ phú dừa xiêm xanh trên đất nhiễm phèn Tháng 7-2018, Câu lạc bộ (CLB) Nông dân tỷ phú tỉnh Bến Tre được thành lập, ban đầu là 20 thành viên. Đây là CLB tỷ phú đầu tiên được ra đời ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. CLB đã quy tụ những nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, có nhiều cách làm hay, sáng tạo và đạt doanh thu...