Nissan Việt Nam có quá ‘phô trương’ về hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu của Almera?
Nissan Almera được nhà phân phối tung hô có hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu tốt nhất trong phân khúc ở mức 4,2 lít/100 km, liệu có đúng như quảng cáo?
Nissan Việt Nam có ‘phô trương’ về hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu của Almera?
Nissan Almera vừa ra mắt thị trường Việt Nam được hãng quảng cáo là mẫu xe có nhiều trang bị công nghệ dẫn đầu phân khúc, đồng thời cũng được nhà phân phối tung hô khi được trang bị động cơ 1.0L turbo lần đầu xuất hiện trên dòng sedan hạng B.
Theo giới thiệu động cơ này là loại tăng áp 3 xi-lanh, dung tích 1.0 lít có công suất 98 mã lực tại 5.000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại tại 2.400 vòng/phút.
Mặc dù được tung hô là sử dụng động cơ turbo tăng áp nhưng công suất của Nissan Almera lại hoàn toàn bị “lép vế” trước các đối thủ sử dụng loại động cơ 4 xi-lanh thông thường. Đơn cử như Toyota Vios có công suất 107 mã lực, Hyundai Accent có công suất 100 mã lực hay Honda City có công suất lên tới 119 mã lực.
Điều đáng nói là loại động cơ turbo tăng áp này chỉ được mở bán tại một số thị trường ở khu vực Đông Nam Á như: Thái Lan, Việt Nam hay Malaysia, trong khi nhà sản xuất ô tô Nhật Bản chưa áp dụng rộng rãi động cơ này ở các thị trường lớn trên thế giới.
Đơn cử như ở thị trường lớn và khó tính nhất Mỹ, hãng xe Nissan không thấy đề cập đến loại động cơ này khi mở bán Almera 2021 mà chỉ cung cấp loại động cơ xăng 4 xi-lanh thông thường, dung tích 1,6 lít, công suất lên tới 122 mã lực và mô-men xoắn cực đại 155 Nm. Mức tiêu hao nhiên liệu của xe ở mức 7,3 lít/100 km trong thành phố, 5,9 lít/100 km đường cao tốc và 6,7 lít/100 km đường kết hợp.
Video đang HOT
Tại thị trường Việt Nam, ngoài Nissan, Ford Việt Nam hiện cũng đang sử dụng loại động cơ tăng áp 3 xi-lanh turbo trên mẫu xe Ecosport nhưng có công suất mạnh hơn rất nhiều. Cụ thể, xe sử dụng động cơ Ecoboost turbo có công suất tối đa 123 mã lực tại 6.000 vòng/phút và mô-men xoắn cực 170 Nm tại 1.400 – 4.500 vòng/phút.
Bên cạnh việc tự hào về động cơ turbo tăng áp, nhà phân phối cũng tung hô Nissan Almera có hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu tốt nhất trong phân khúc ở mức 4,2 lít/100 km khi vận hành trên đường cao tốc. Đây được xem là một con số không tưởng đối với ngành chế tạo ô tô toàn cầu với các loại động cơ đốt trong truyền thống.
Ngay cả khi mẫu xe Ford EcoSport sử dụng động cơ turbo tăng áp tương tự, công suất mạnh hơn cũng có mức tiêu hao nhiên liệu lên tới 6,41 lít/100 km.
Ford EcoSport có mức tiêu hao nhiên liệu 6,41 lít/100 km
Theo đánh giá của chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực hệ thống truyền lực tại tập đoàn LMC Automotive, ông Mike Omotoso, cho biết động cơ tăng áp cũng chỉ có thể đảm bảo hiệu suất tốt và cho khả năng tiết kiệm nhiên liệu cao theo quảng cáo của nhà sản xuất khi chúng ta lái xe với vận tốc nhất định nếu đi vượt quá thì các con số này sẽ không đảm bảo chính xác.
Để kiểm chứng tính xác thực về khả năng tiết kiệm nhiên liệu theo lời quảng cáo từ các nhà sản xuất ô tô, Consumer Reports – tạp chí uy tín hàng đầu nước Mỹ từng tiến hành các cuộc thử nghiệm và đánh giá trên 11 mẫu xe sử dụng động cơ tăng áp của 7 nhà sản xuất ô tô trên thế giới có khả năng tiết kiệm nhiên liệu.
Kết quả được Consumer Reports đưa ra thậm chí còn gây thất vọng hơn khi so với đánh giá của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) ban đầu.
Câu hỏi đặt ra là tại sao các loại động cơ tăng áp lại thường đạt được kết quả đánh giá khá tốt trong bài kiểm tra của tổ chức EPA?
Theo ý kiến của ông Mike Omotoso, các nhà sản xuất ô tô đã “lách luật” và tận dụng kẽ hở có trong bài kiểm tra của tổ chức EPA. Khi tham dự, các mẫu xe trước khi được đưa vào để kiểm tra đã được chuyên gia hiệu chỉnh để mang lại kết quả tốt nhất trong việc tiết kiệm nhiên liệu.
Chính vì vậy, những con số này rất có thể sẽ không được chính xác khi ở trong điều kiện thực tế. Bởi thời gian tiến hành làm bài kiểm tra của tổ chức EPA chỉ có khoảng 12 phút và xe chạy với vận tốc tối đa là khoảng 96 km/h cùng vận tốc trung bình là khoảng 7 km/h. Với vận tốc thấp như vậy thì động cơ tăng áp sẽ phát huy tối đa ưu điểm của mình.
Như vậy có thể thấy rằng, Nissan Nhật Bản vốn không phải là nhà sản xuất ô tô có truyền thống với động cơ tăng áp, nhất là với loại động cơ có dung tích xi-lanh nhỏ. Chính vì vậy, mức độ tin cậy đối với động cơ turbo tăng áp và mức tiêu hao nhiên liệu như quảng cáo trên mẫu xe Almera vẫn cần thêm thời gian để đánh giá.
Giá bán và chi phí bảo dưỡng đắt đỏ nhất phân khúc
Không chỉ “lép vế” trước các đối thủ về công suất của xe, Nissan Almera cũng gặp bất lợi lớn tại Việt Nam khi có giá bán thiếu tính cạnh tranh nhất phân khúc.
So với hai đối thủ cạnh tranh “sừng sỏ” là Hyundai Accent và Toyota Vios, Almera có giá bán cao hơn hàng chục triệu đồng, thậm chí còn cao hơn Kia Soluto tới hàng trăm triệu đồng.
Cụ thể, phiên bản tiêu chuẩn của Almera MT (giá 469 triệu đồng) cao hơn Accent 1.4 MT (giá 426,1 triệu đồng) gần 43 triệu đồng; bản Almera CVT (giá 529 triệu đồng) cao hơn hai phiên bản Accent 1.4 MT (472 triệu đồng) và 1.4 AT (501 triệu đồng) của Hyundai Accent lần lượt là 57 triệu đồng và 28 triệu đồng.
Nissan Almera CVT bản cao cấp giá 579 triệu đồng, cao hơn Accent bản 1.4 AT đặc biệt (giá 542 triệu đồng) tới 37 triệu đồng.
So với Kia Soluto, bản tiêu chuẩn của Soluto (giá 369 triệu đồng) rẻ hơn Almera MT (469 triệu đồng) tới 100 triệu đồng. Còn bản cao cấp Soluto Luxury (giá 469 triệu đồng) rẻ hơn Almera CVT cao cấp 110 triệu đồng.
Không chỉ mua xe với giá cao, việc sử dụng mẫu xe dùng động cơ turbo tăng áp khiến việc bảo dưỡng, sửa chữa của xe trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi chất lượng vật liệu tốt hơn, điều này dẫn tới chi phí bảo dưỡng cao hơn động cơ thông thường.
Dịch COVID-19 oanh tạc, hãng xe Nissan tiếp tục cắt giảm nhân sự
Theo Reuters, Nissan sẽ cắt giảm khoảng 160 việc làm tại văn phòng Anh do công ty này phải đối mặt với việc doanh số bán hàng giảm.
"Chúng tôi liên tục điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình để tối đa hóa hiệu quả phù hợp với điều kiện thị trường. Chúng tôi hiện đang tham vấn với một số nhân viên văn phòng của chúng tôi", đại diện hãng xe cho biết trong một tuyên bố.
Trên toàn cầu, Nissan đã phải đối mặt với một thời gian khắc nghiệt và đang cắt giảm năng lực sản xuất, số lượng model và chi phí vận hành. Ảnh minh họa: TTXVN
Nissan mở nhà máy sản xuất ôtô lớn nhất nước Anh vào năm 1986 và sản xuất gần 350.000 xe vào năm 2019.
Trước đó vào hồi tháng 7.2020, Nissan Motor đã công bố sẽ cắt giảm khoảng 12.500 việc làm đến cuối tháng 3.2023, chiếm gần 10% lực lượng lao động toàn cầu với khoảng 130.000 người của hãng. Việc cắt giảm sẽ bao gồm các nhân sự chấp nhận nghỉ hưu sớm.
"Chúng tôi đã bắt đầu dừng các dây chuyền sản xuất và cắt giảm việc làm tại 8 địa điểm hoạt động. Chúng tôi đang xem xét bổ sung 6 địa điểm nữa", CEO Hiroto Saikawa cho biết các nhà máy sản xuất những mẫu xe nhỏ mang thương hiệu Datsun cũng nằm trong danh sách bị cắt giảm.
Theo Nikkei Asian Review, Giám đốc điều hành Nissan nói rằng, việc cắt giảm nhân sự sẽ tập trung tại các dây chuyền sản xuất ở nước ngoài mà không mang lại lợi nhuận, đặc biệt là các nhà máy được lập ra hoặc mở rộng trong chiến lược đầu tư "Power 88" của Carlos Ghosn. Chiến lược này được cựu chủ tịch công bố năm 2011, với mục tiêu tăng thị phần toàn cầu của hãng.
Tại thị trường Việt Nam, Nissan vẫn đang trong giai đoạn khó khăn. Doanh số hãng xe này liên tục giảm sút kể từ khi liên doanh giữa Nissan Motor và Tan Chong để phân phối xe tại thị trường Việt Nam chấm dứt. Sau khi gia hạn hợp đồng đến 2020, Tan Chong vẫn tiếp tục nhập khẩu và phân phối xe Nissan nhưng vẫn không vực dậy được doanh số.
Cộng với đó, ảnh hưởng của dịch bệnh cũng khiến doanh số của hãng xe này giảm sâu. Đặc biệt, doanh số hãng xe này trong tháng 4.2020 giảm tới 61%, xuống mức thấp kỷ lục chưa đến 100 chiếc.
Nissan Almera tham gia thị trường Việt bằng "trái tim chuột nhắt" Ra mắt Việt Nam với thông điệp một chiếc xe mạnh mẽ, nhưng động cơ 1.0L turbo trên Nissan Almera có thực sự giống như quảng cáo? Nissan Almera là tên gọi khác của mẫu xe Sunny tại thị trường ô tô Việt Nam - Ảnh minh hoạ. Là mẫu xe nằm trong phân khúc sedan hạng B, Nissan Almera có cái tên...