Nintendo và tham vọng kính Labo VR chơi game thực tế ảo
Bạn có biết rằng Nintendo Switch và chiếc kính Labo VR hiện tại chính là bước thử nghiệm đầu tiên minh chứng cho việc Nintendo muốn nhúng tay vào thị trường phát triển công nghệ VR.
Việc để cho Super Mario Odyssey và Zelda: Breath of the Wild được chơi qua VR trên nền tảng Switch có thể nói là một trong những thử nghiệm táo bạo nhất của Nintendo. Bạn có thể chơi máy Switch một cách bình thường, cầm trên tay hay docked. Nhưng khi có hứng bạn có thể cho máy vào trong hộp VR Toy-Con và đổi góc nhìn thành VR hoàn toàn. Bộ Labo Vr đã có sẵn một số game và demo, và những trải nghiệm ấy đều rất thú vị. Tuy nhiên Nintendo đã quyết tâm áp dụng công nghệ thực tế ảo đến với cả những game mà bản thân đã đẩy hệ máy Switch đến giới hạn. Vậy kết quả là ra sao?
Lúc này đây thì những gì đã bị đánh đổi hẳn đã quá rõ ràng với chúng ta. Công nghê VR hoạt động hiệu quả nhất với màn hình có độ phân giải cao và tốc độ khung hình cao, tối thiểu là 60fps. Breath of the Wild VR đều bị ảnh hưởng ở hai khía cạnh này. Bình thường game vẫn chỉ chạy ở 30fps và thi thoảng bị rớt xuống thấp hơn thế. Khi chạy ở chế độ VR thì vấn đề này càng trở nên hiển hiện hơn bởi lẽ game sẽ phải render một cảnh cùng một lúc hai lần cho mỗi bên mắt của người chơi. Bởi lẽ đó mà việc game gây chóng mặt cho người chơi là điều khó tránh khỏi. Phải kể tiếp đến chính là màn hình 720p của Nintendo Switch. Màn hình đã có độ phân giải thấp như vậy, trong game lại còn áp dụng dynamic resolution nữa nên chất lượng hình ảnh bị ảnh hưởng không hề nhỏ.
Sự ứng dụng của công nghệ VR trong tựa game này cảm giác cũng không được ổn. Quay đầu sẽ điều khiển camera xung quanh Link, và cảm giác như là người chơi điều khiển cần analog bên phải bằng đầu vậy. Có lẽ ở góc nhìn thứ nhất thì mọi thứ sẽ có lý hơn, nhưng điều tốt nhất người chơi có thể làm chính là tắt gyroscope của máy đi, khiến cho tầm nhìn của người chơi ổn định hơn. Từ đó trải nghiệm của bạn sẽ giống như xem phim 3D hơn là VR. Bên cạnh đó người chơi cũng bị mất minimap, bắt buộc người chơi phải nhìn vào fullmap trong menu liên tục.
Bởi vậy mà Breath of the Wild VR sẽ không phải là một trải nghiệm sẽ khiến người chơi đổ xô đi mua Labo VR hoặc không thể không bỏ qua. Và điều đó cũng tương tự đối với Super Mario Odyssey VR. Ít ra cũng có một số khỏanh khắc đáng nhớ trong tựa game này, khi mà bạn có thể được chiêm ngưỡng đồ họa bắt mắt của game trong không gian thực tế ảo.
Những phần VR của Mario Odyssey chỉ ngắn gọn, tuy nhiên vẫn rất thú vị. Những đoạn này nằm ở ba world trong game, kéo dài khoảng năm phút, và bạn chỉ có thể chơi chúng khi đã unlock được những level ấy. Điểm nhìn của người chơi sẽ được đặt nằm ở giữa mỗi map này, và được phép quay 360 độ để không bị lạc mất Mario. Chỉ khi nào bạn tìm ra được một số khu vực bí mật nên game tránh được hiện tượng gây chóng mặt của Breath of the Wild.
Bên cạnh đó Mario Odyssey cũng được chơi ở tốc độ khung hình 60fps và không bị tụt như bên Zelda, khiến cho trải nghiệm VR ở đây dễ chịu hơn rất nhiều. Tuy nhiên vấn đề về dộ phân giải vẫn là cái không thể tránh khỏi, và khi Mario ở cách xa camera từ điểm nhìn của bạn thì việc giữ Mario trong tầm nhìn sẽ trở nên rất khó khăn bởi mọi thứ sẽ trở nên quá mờ để phân biệt được.
Những gì còn lại chính là những minigame được kèm theo, và có thể nói rằng chúng đem lại những trải nghiệm dễ chịu hơn hai tựa game lớn kia của Nintendo rất nhiều, đặc biệt là Breath of the Wild. Tuy nhiên ta vẫn có thể chờ đợi vào những gì mà hãng sẽ đem đến cho người chơi với công nghệ này, Mario Kart 8 được chơi qua VR với điểm nhìn từ trong ghế ngồi của các nhân vật có thể sẽ là một trải nghiệm khá thú vị và đáng để được khai thác.
Theo Game4V
Nhìn lại 130 năm Nintendo, cái nôi sinh ra Mario và Pokemon
Nhìn lại những cột mốc đáng nhớ trong lịch sử 130 năm của Nintendo (23/9/1889 - 23/9/2019).
Ngày 23/9/1889, Fusajiro Yamauchi mở một cửa hàng bán thẻ hanafuda vẽ bằng tay tại Kyoto, đặt tên là Nintendo. Với họa tiết đậm chất Nhật Bản, hanafuda được sử dụng trong các trò chơi đánh bài truyền thống của người Nhật.
Trong suốt 40 năm, Nintendo là công ty làm thẻ hanafuda số một tại Nhật. Công ty còn sản xuất thẻ bài in hình các nhân vật của Disney, bán trên khắp thế giới.
Năm 1940, Fusajiro qua đời. 9 năm sau, Nintendo được tiếp quản bởi con trai ông - Fusajiro Hiroshi (lúc ấy 22 tuổi). Ông giữ vị trí chủ tịch trong suốt 50 năm, mở ra thời kỳ chuyển giao của Nintendo từ công ty thẻ bài sang trò chơi điện tử.
Giai đoạn từ 1963 đến 1968, Hiroshi thành lập nhiều hạng mục kinh doanh mới bên cạnh trò chơi. Một trong số đó là "khách sạn tình yêu" cho phép thuê phòng thư giãn trong nhiều giờ.
Khách sạn này kinh doanh tốt, tuy nhiên đã bị Hiroshi đóng cửa để tập trung vào các "mảnh đất" màu mỡ hơn.
Nintendo cũng từng thành công với dịch vụ taxi, nhưng đành giải tán do các vụ kiện công đoàn tốn quá nhiều chi phí.
Vào cuối thập niên 60, Nintendo còn sản xuất gạo ăn liền nhưng không thành công. Hiroshi sau đó quyết định chỉ tập trung vào mảng kinh doanh trò chơi. Lúc ấy, thị trường thẻ bài đã bão hòa, mọi người cần thứ gì đó mới mẻ hơn.
Với Nintendo, đó chính là đồ chơi và trò chơi điện tử. Năm 1970, Hiroshi thuê nhà thiết kế game Gunpei Yokoi để tạo ra trò chơi bắn súng Beam Gun. Khi phát hành, trò chơi nhận khá nhiều phản hồi tích cực.
Ralph Baer - kỹ sư người Mỹ gốc Đức, cũng đóng vai trò quan trọng. Ông là người phát triển máy game chơi trên TV có tên Magnavox Odyssey. Khi nhìn thấy tiềm năng, Nintendo đã mua bản quyền sản phẩm vào năm 1975.
Năm 1979, Minoru Arakawa, con rể ông Hiroshi trở thành Chủ tịch Nintendo Mỹ với tham vọng thâm nhập thị trường phương Tây. Cửa hàng máy game tiền xu của Nintendo sau đó được mở tại New York.
Shigeru Miyamoto, chàng lập trình viên trẻ là người tạo ra trò chơi nổi tiếng Donkey Kong vào năm 1980. Trò chơi gồm một thợ mộc tên Jumpman cố gắng cứu bạn gái khỏi những con khỉ đột. Người chơi cần điều khiển Jumpman chạy, leo, nhảy qua hàng loạt chướng ngại vật để gặp được cô gái.
Nintendo sau đó đổi tên nhân vật Jumpman thành Mario. Với cốt truyện mới mẻ, Donkey Kong được đón nhận nồng nhiệt.
Sau nhiều năm bán game cho các nhà sản xuất, Nintendo bắt đầu phát triển máy chơi game của riêng mình. Năm 1985, máy chơi game Nintendo Entertainment System (NES) ra mắt trên toàn thế giới. Đây được xem là "canh bạc" lớn của Nintendo, cuối cùng thành công ngoài mong đợi với 60 triệu máy bán ra. Năm 1988, báo New York Times gọi NES là "hiện tượng văn hóa giới trẻ".
Cùng với NES là sự trở lại của Mario trong tựa game mới Super Mario Bros. Mục tiêu của trò chơi vẫn là giải cứu công chúa (Princess Peach), nhưng cách chơi hoàn toàn khác so với Donkey Kong. Mario là nhân vật ưa thích của trẻ em trong những năm 80.
Super Mario Bros trở thành "bom tấn" của Nintendo, là một trong những game bán chạy nhất mọi thời đại. Nhạc nền trong game gắn bó với tuổi thơ của biết bao thế hệ 7x, 8x và 9x.
Giải cứu nhân vật nữ là mô-típ quen thuộc trong các game Nintendo những năm 80. Năm 1986, Nintendo phát hành The Legend of Zelda. Link - nhân vật chính trong game, phải vượt qua các khu rừng để giải cứu công chúa Zelda khỏi những cạm bẫy. Một số thông tin cho biết phiên bản gốc của game đã bán được 8 triệu bản.
Trong một lần thấy nhiều người cặm cụi bấm máy tính bỏ túi trên tàu hỏa, Yokoi nảy sinh ý tưởng tạo ra máy chơi game cầm tay. Năm 1989, máy game cầm tay GameBoy với trò chơi "ghép hình" Tetris ra đời. Sau NES và Mario, GameBoy và Tetris tiếp tục trở thành "cú hit" khi bán được 88 triệu chiếc trong 10 năm lên kệ.
Năm 1991, Nintendo ra mắt máy game Super Nintendo (SNES), sau đó một năm là game đua xe Super Mario Kart. Tính đến 1994, Nintendo đã sản xuất một tỷ băng game các loại (10% là băng Mario). Đến nay, Nintendo đã bán 4,7 tỷ game trên toàn cầu. Những năm 90, Nintendo là cái tên thống trị thị trường máy game điện tử, bám sát nút phía sau là Sega.
5 năm sau SNES, Nintendo ra mắt máy chơi game Nintendo 64 (N64) với CPU 64-bit. Trong ngày đầu lên kệ tại Nhật Bản (23/6/1996), hơn 500.000 máy N64 đã đến tay người dùng. Tại Mỹ, N64 bán ra vào tháng 9. Đến cuối năm, Nintendo bán được 1,7 triệu máy N64 trên toàn cầu. Theo New York Times, đây là một trong những máy game thành công nhất với 33 triệu thiết bị bán ra trong 6 năm.
Cũng trong năm 1996, Nintendo ra mắt loạt nhân vật mới cho GameBoy tên là Pokémon (pocket monster) với 2 game Pokémon Monsters Red và Green. Trong game, người chơi có thể huấn luyện, đem Pokémon đi chiến đấu để thu phục Pokémon khác. Cái tên Pokémon nhanh chóng phổ biến, được chuyển thể thành phim, sách, quần áo và thẻ bài. Pokémon mang về cho Nintendo 5 tỷ USD chỉ trong một năm, là một trong những cơn sốt lớn nhất thập niên 90.
Trong những năm 2000, Nintendo trình làng nhiều máy game cầm tay khác nhau. Một số sản phẩm thành công như GameBoy Color, Pokémon Mini, Nintendo DS và 3DS. Năm 2006, Nintendo DS được đánh giá là m
Cuối năm 2006, Nintendo giới thiệu máy game console Wii, với điểm nhấn là tay cầm điều khiển không dây bằng cử chỉ. Những tựa game thể thao, vận động phù hợp với mọi đối tượng là chìa khóa giúp Wii thành công. Năm 2016, doanh số của Wii đạt 101 triệu chiếc, trở thành máy game bán chạy nhất của Nintendo tại Mỹ.
Năm 2017, Nintendo ra mắt Switch - sản phẩm kết hợp giữa máy game console và cầm tay. Doanh số của Switch trong 10 tháng đầu tiên bằng với Wii U (bản kế nhiệm của Wii) trong 5 năm. Các game The Legend of Zelda: Breath of the Wild, Super Mario Odyssey góp công lớn cho sự thành công của Switch. Đến nay, có khoảng 35 triệu máy Switch bán ra trên thị trường.
Mario chính là nhân vật biểu tượng của Nintendo. Không chỉ gắn bó với nhiều thế hệ, cốt truyện và dòng game Mario liên tục cải tiến, đổi mới để thu hút người chơi. Năm 2018, Super Mario Odyssey cho Nintendo Switch bán được một triệu bản chỉ sau 2 tháng phát hành. Phiên bản New Super Mario Bros U Deluxe với cách chơi truyền thống cũng bán rất chạy.
Với lịch sử 130 năm, Nintendo đã chứng tỏ vị thế của mình. Thành công của Nintendo phần lớn đến từ các nhân vật nổi tiếng, cốt truyện game hấp dẫn và những thiết bị thân thiện với mọi người. Tuy trải qua nhiều thăng trầm, Nintendo vẫn luôn có chỗ đứng vững chắc trong lòng người hâm mộ.
Theo Zing
Nintendo lại ra mắt một Switch mới, nhưng vẫn không phải là Switch Pro Đúng như những gì mà hãng tiết lộ thì vào ngày hôm qua, Nintendo đã chính thức ra mắt một phiên bản nâng cấp thời lượng Pin tốt hơn Nintendo Switch gốc. Sau khi ra mắt Nintendo Switch Lite vào tuần trước, Nintendo cũng đã tiết lộ rằng sẽ có một bản nâng cấp nhẹ được tung ra nhằm thay thế Nintendo Switch...