Ninja Gaiden và những tựa game siêu hay nhưng chỉ nên chơi cho tới trước khi gặp boss cuối
Không phải ngẫu nhiên mà những tựa game này được coi là siêu phẩm, nhưng chỉ là cho tới trước khi boss cuối xuất hiện thôi nhé.
Một số tựa game được rất nhiều người say mê, dành hàng giờ để thỏa sức tung hoành trong thế giới ảo. Nhưng vì một số lí do, chúng ta lại không chơi đến hồi kết của nó. Có thể màn cuối của game quá khó để đánh bại, hoặc tồn tại một vài nguyên nhân chưa từng được biết đến. Hãy cùng chúng tôi điểm danh những trường hợp game hay, nhưng ít ai chơi được đến phút cuối cùng nhé.
Độ khó của trò chơi này đã trở thành huyền thoại. Dù bạn là newbie hay một người chơi gạo cội, chắc chắn sẽ cảm thấy ngán ngẩm nếu cố gắng chinh phục tựa game này. Ở màn chơi cuối, cuộc phiêu lưu của Rash, Zitz và Pimple thậm chí còn khó khăn hơn vì bạn phải chiến đấu với hàng tá kẻ địch xông đến từ mọi hướng, khiến bạn căng não và đôi khi còn đánh nhầm cả đồng đội của mình. Việc gục ngã giữa trận chiến là điều hết sức bình thường. Battletoads thực sự khắc nghiệt.
Teenage Mutant Ninja Turtles của Konami xứng đáng có một vị trí đặc biệt trong danh sách này. Dù là một tựa game rất nổi tiếng và khiến ai cũng say mê, nó khiến cho rất nhiều anh em phải vò đầu bứt tai vì quá khó. Chưa kịp hả hê sau khi hạ được vài kẻ địch thì hi vọng đã bị dập tắt khi lại gục ngã trước cổng thiên đường. Trò chơi này đem đến thực tiễn khắc nghiệt của cuộc sống và là một thử thách thật sự dành cho những ai muốn trải nghiệm.
Video đang HOT
Phiên bản nào của Ninja Gaiden cũng siêu khó, bao gồm cả ba phần trên hệ máy NES và các phiên bản khởi động lại trên Xbox và Playstation gần đây. Tuy nhiên, trò chơi đầu tiên trên NES được cho là có độ khó cao nhất và đáng được đưa vào sách giáo khoa về việc thiết kế màn chơi trong lịch sử ngành công nghiệp game.
Người chơi điều khiển một ninja tên là Ryu Hayabusa trong nhiệm vụ đánh bại cái ác, nghe thật quen thuộc phải không nào. Giống như nhiều tựa game hành động của những năm 1980, chẳng hạn như Castlevania, Ryu bị đánh bật ra sau vài bước bất cứ khi nào anh ta dính đòn. Điều này có nghĩa là 90% thời gian, bạn sẽ chết vì những cú va chạm và rơi khỏi vách đá. Đây không phải là một vấn đề lớn, nhưng có vẻ như mọi sinh vật lớn nhỏ trong game đều muốn Ryu phải quỵ ngã: lực lượng ninja đối địch, binh lính, những chú chó và thậm chí diều hâu đều cố gắng hết sức để Ryu không thể qua màn. Số lượng kẻ thù trên màn hình sẽ khiến bạn choáng ngợp bởi độ đông đảo và hung hãn. Chưa hết, nếu bạn cố gắng đi đến cuối trò chơi, bạn sẽ phải đối mặt với ba con trùm liên tiếp mà không chết. Trở thành một ninja trong cuộc sống thực và tiêu diệt những tên tội phạm thực tế có thể dễ dàng hơn việc hoàn thành Ninja Gaiden.
Những tựa game từng bị đổi tên vì lý do "chẳng giống ai": Đến cả huyền thoại Contra cũng góp mặt!
Do một vài lý do đặc biệt, các tựa game này đã phải thay tên đổi họ thì mới được phép phát hành.
1. Bully
Tựa game Bully đúng như tên gọi của nó là một tựa game về học đường, xoay quanh các cô cậu nhóc học sinh và rất phổ biến tại Mỹ. Game kể về James "Jimmy" Hopkins, một học sinh nổi loạn cá biệt, mới được chuyển đến ngôi trường Bullworth Academy.
Về sau khi được phát hành tại Anh, game đã được đổi tên thành Canis Canem Edit - tên của hiệp hội chống nạn bắt nạt học sinh. Khá oái oăm, hội này đã từng lập phản đối không cho game được phát hành tại xứ sương mù và việc đổi tên như 1 động thái "trêu ngươi" của nhà phát hành dành cho hiệp hội này lúc bấy giờ.
2. Contra
Contra là 1 trong những tựa game huyền thoại của thế kỷ 20. Nó được phát hành dưới dạng game arcade trên hệ máy Amstrad CPC, và 1 năm sau đó, tức năm 1988 thì được lên kệ trên hệ máy NES và các hệ điều hành PC ở thời điểm đó. Khi được được phát hành tại châu Âu, game đã được đổi tên lại thành Gryzor. Đến khi game được ra mắt tại Đức, game đã bị đổi tên lại thành Probotector (Robot Protector) cho phù hợp với luật pháp nước này.
3. Mortal Kombat: Deception
Mortal Kombat: Deception là phiên bản thứ 6 trong loạt game đối kháng nổi tiếng Mortal Kombat, được phát hành vào năm 2004. Về cơ bản, game không gặp quá nhiều rắc rối về mặt nội dung, nhưng cuối cùng lại phải đổi tên thành Mortal Kombat: Mystification tại Pháp. Lý do của việc này là do từ "Deception" trong tiếng Pháp có nghĩa là "thất vọng", 1 cái tên không hay chút nào dành cho
5. Pac-Man
Trong một buổi ăn pizza, Iwatani Toru đã phát kiến ra ý tưởng về thiết kế của nhân vật Pac-Man và sau này đặt tên game thành Pakkuman, được lấy theo tiếng chép miệng Paku-paku. Đến năm 1980, tựa game này chính thức được phát hành lần đầu trên các hệ máy Arcade tại thời điểm đó và đổi tên thành Puck-man. Tuy nhiên, khi được phát hành tại thị trường Mỹ, từ Puck dễ bị phát âm thành một từ bậy là F***. Sau đó, nhà phát hành Namco đã đổi lại thành Pac-Man.
6. Teenage Mutant Ninja Turtles
Teenage Mutant Ninja Turtles hay còn gọi là Ninja Rùa tại Việt Nam, là 1 trong những tựa game hành động khá được yêu thích ở nhiều nước châu Âu. Dù vậy, ít ai biết rằng khi lần đầu được ra mắt ở châu Âu, tựa game này đã phải đổi tên thành Teenage Mutant Hero Turtles chỉ vì một luật lệ rất kỳ quặc - từ Ninja bị các nước châu Âu vào thời điểm đó cấm sử dụng.
7. V-Rally
V-Rally là tên một tựa game đua xe trên hệ máy PS1, được phát hành bởi Infogrames Multimedia vào năm 1997. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì khi được phát hành tại Bắc Mỹ, nó lại được nhà phát hành Electronic Arts thêm vào tiền tố và đổi tên thành Need For Speed: V-Rally. Dù cùng là game đua xe, lối chơi của 2 tựa game Need For Speed và V-Rally không được giống nhau cho lắm.
Những game siêu hay đang được miễn phí trên Steam Anh em còn chờ gì nữa mà chưa vào "quẩy" nhỉ? Hide and Shriek Đang tìm kiếm một tựa game kinh dị để chơi với bạn bè? Đó phải là một tựa game nhẹ nhàng, dễ chơi co-op và đặc biệt là miễn phí? Hide and Shriek là tất cả những gì bạn đang cần. Với Hide and Shriek, mỗi cuộc chơi trong...