Ninh Thuận: Trồng cây nho lạ ghép lên gốc cây nho dại, ra trái quá trời, quả xanh lét mà ăn vừa ngọt vừa thơm
Chị Nguyễn Thị Hiền, thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải ( Ninh Thuận) trồng giống nho mới NH 01-26, chia sẻ: Giống nho mới thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở địa phương, khả năng chống chịu sâu bệnh, ra hoa và đậu quả tốt, ít bị nứt trong điều kiện mưa gió, quả chín ngọt và thơm đặc trưng .
Giống nho mới NH 01-26 được Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố chuyển giao cho nông dân thôn Thái An, xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) trồng thử nghiệm vào năm 2018.
Qua hơn 2 năm, giống nho mới lạ này đã thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội, hơn hẳn so với các giống nho truyền thống, được nhiều hộ lựa chọn trồng và mở rộng diện tích.
Chị Nguyễn Thị Hiền ở thôn Thái An, xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) chăm sóc vườn nho NH 01-26 chuẩn bị thu hoạch.
Gia đình chị Nguyễn Thị Hiền là một trong 7 hộ tiên phong trồng giống nho mới lạ mang tên NH 01-26, chia sẻ: Giống nho mới thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở địa phương, khả năng chống chịu sâu bệnh, ra hoa và đậu quả tốt, ít bị nứt trong điều kiện mưa gió, quả chín ngọt và thơm đặc trưng.
Nhận thấy giống nho mới lạ có nhiều ưu điểm vượt trội, gia đình chị Hiền đã mở rộng diện tích từ vài chục gốc trồng thử nghiệm vào năm 2018 lên 1,2 sào hiện nay.
Hiện vườn nho NH 01-26 của gia đình chị Hiện chuẩn bị thu hoạch lứa thứ 4, với giá bán từ 100.000 đến 110.000 đồng/kg tại vườn.
Video đang HOT
Như vậy, giá bán nho NH 01-26 cao gấp 3 đến 4 lần so với giá nho đỏ trồng trước đây.
Kinh tế gia đình chị Hiền cũng ngày càng phát triển đi lên nhờ giống nho mới lạ NH 01-26
Giống nho mới NH 01-26 được Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố lai ghép với gốc nho dại nên thích nghi tốt với điều kiện nắng hạn của tỉnh Ninh Thuận.
Đây là giống nho có lá dày, nhiều lông nên có khả năng chống chịu với nhiều loại sâu bệnh, nhất là bệnh thán thư, mốc sương là 2 đối tượng gây hại chính trên cây nho.
Thời gian sinh trưởng của nho NH 01-26 ngắn, từ lúc trồng đến khi cho thu hoạch lứa quả đầu khoảng 9 đến 10 tháng, tùy thuộc vào điều kiện canh tác.
Giống nho mới lạ NH 01-26 có chu kỳ cho trái sớm, từ cắt cành đến thu hoạch trong vòng 3 tháng, nên 1 năm có thể canh tác được 3 vụ, năng suất đạt từ 9 đến 11 tấn/ha.
Chất lượng trái nho NH 01-26 cao nên người tiêu dùng chọn mua dù giá cao gấp nhiều lần so với nho đỏ truyền thống.
Từ 2 sào trồng thử nghiệm ban đầu, đến nay trên địa bàn xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải (tỉnh Ninh Thuận) đã phát triển khoảng 1,5 ha giống nho mới NH 01-26.
Tiến sĩ Phan Công Kiên, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố, cho biết: Ưu điểm của giống nho mới này là khả năng ra hoa và đậu quả rất là tốt, thích hợp với mọi điều kiện thời tiết trong năm.
Kỹ thuật canh tác giống nho mới NH 01-26 cũng giống như các loại nho khác. Nhờ khả năng chống chịu sâu bệnh hại rất tốt nên lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trồng nho NH 01-26 rất ít.
Được mùa cá dìa giống, ngư dân thu tiền triệu chỉ trong vài giờ đứng vớt
Những ngày này, tại khu vực biển Đầm Nại, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận luôn tất bật cảnh ngư dân đem từng rổ cá dìa giống vừa khai thác được vào bờ bán cho thương lái.
Lượng cá xuất hiện nhiều, ngư dân có thể thu về tiền triệu chỉ trong vài giờ vớt cá.
Ngư dân huyện Ninh Hải, Ninh Thuận khai thác cá dìa giống.
Tùy theo kích cỡ, cá dìa giống được thương lái thu mua tại biển với giá từ 1 - 1,5 triệu đồng/kg. Trung bình mỗi buôi sáng, một ngươi có thể vớt đươc 1 kg cá dìa giống, khoảng 4.500 đến 5.000 cá con.
Ngư dân Nguyễn Văn Khỏe ở thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải phấn khởi cho biết, chưa năm nào cá dìa vào khu vực ven bờ Đầm Nại để sinh sản dày đặc như năm nay. Những đàn cá dìa nhỏ bơi theo sóng vào gần bờ, trú ngụ ở các bãi rạn để tìm kiếm thức ăn. Chỉ cần một chiếc lưới mắt nhỏ, bà con di chuyển nhẹ nhàng xúc từng đàn cá, sau đó trữ trong các rổ nhựa đã cột phao rồi đem vào bờ bán cho thương lái đứng đợi sẵn.
Trung bình mỗi buổi sáng khai thác, ông Khỏe có thể kiếm được từ 500.000 - 1.000.000 đồng, gặp hôm nào cá dìa vào nhiều ông có thể kiếm được vài triệu đồng chỉ sau một buổi xúc lưới.
Cá dìa giống khai thác ở khu vực ven biển Đầm Nại (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận).
Theo các ngư dân địa phương, cá dìa có nhiều loại, có loại sống ở biển, có loại sống ở cửa sông, vùng nước lợ. Đặc tính của chúng là di cư và sống theo bầy đàn. Khi còn nhỏ, cá con sống chủ yếu ở vùng đầm phá, trưởng thành thì di cư ra biển, tìm đến các ghềnh đá, bãi san hô để sinh sản. Vào mùa sinh sản, trứng cá nở thành cá bột theo thủy triều dạt vào đầm, các bãi bồi, bờ để sinh trưởng và phát triển.
Nghề đánh bắt cá dìa giống tuy mang lại nguồn thu nhập cao nhưng chỉ duy trì được một khoảng thời gian ngắn, khoảng từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch là hết nên người dân tranh thủ khai thác. Năm nay, nhờ "lộc biển" cá dìa giống đã giúp nhiều ngư dân có thêm thu nhập, tạo thêm niềm tin cho ngư dân về vụ cá Nam khai thác bội thu.
Bà Lê Thị Lợi, thương lái thu mua cá dìa giống cho hay, cá dìa giống chủ yếu khai thác ngoài tự nhiên, con giống khai thác ở vùng biển Ninh Thuận cho chất lượng khỏe mạnh nên các vùng nuôi thủy sản trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Khánh Hòa, Bình Thuận rất ưa chuộng. Cá dìa con được thả nuôi trong ở các đầm, nuôi lồng bè. Sau 6 đến 7 tháng nuôi, cá dìa đạt trọng lượng từ 0,5 kg trở lên có giá bán từ 200.000 - 400.000 đồng/kg (giá bán thay đổi theo trọng lượng, mùa vụ và theo vùng).
Cá dìa được coi là đặc sản của vùng biển Ninh Thuận, không chỉ người dân địa phương ưa chuộng mà cả khách du lịch đều biết đến giá trị thương phẩm của loài cá này bởi chất lượng thịt cá thơm ngon, giàu dinh dưỡng, được chế biến thành nhiều món ngon, hấp dẫn như cá dìa nướng muối ớt, cá dìa nấu lá me non, cá dìa nấu lá giang, cá dìa hấp nấm, hấp xì dầu...
Cá dìa giống khai thác ở khu vực ven biển Đầm Nại (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận).
Theo lãnh đạo Chi cục Thủy sản Ninh Thuận, nghề khai thác cá dìa của ngư dân Ninh Thuận đã có từ lâu, tập trung chủ yếu ở khu vực ven Đầm Nại. Lượng các dìa xuất hiện nhiều đã tạo điều kiện cho ngư dân địa phương có thêm nguồn thu nhập. Hiện nay, đối với hoạt động khai thác cá dìa giống cũng như các loài thủy sản ngoài tự nhiên, địa phương vận động, tuyên truyền bà con chấp hành nghiêm Luật Thủy sản, nâng cao ý thức khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường ven biển để duy trì nguồn lợi thủy sản bền vững.
Trong những năm gần đây, cá dìa nổi lên là đối tượng nuôi biển cho giá trị kinh tế cao. Cá dìa thường được nuôi riêng hoặc thả ghép với tôm, trong ao nuôi, thức ăn của cá dìa chủ yếu là rong, tảo và một phần thức ăn tổng hợp thừa cùng mùn bã hữu cơ. Mô hình nuôi cá dìa ghép giúp môi trường nước sạch hơn, giảm thiểu được dịch bệnh đang được các vùng nuôi thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ áp dụng.
Nông nghiệp Thủ đô bứt phá nhờ công nghệ sản xuất giống cây - con hiện đại Sau 8 năm thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành NNPTNT, Hà Nội đã thu được những kết quả quan trọng. Khoa học, công nghệ đã trở thành đòn bẩy, tạo sức bật cho sản xuất nông nghiệp, bảo đảm tăng trưởng đều và ổn định của thành phố, tạo nền tảng vững chắc để Hà Nội phát...