Ninh Thuận: Rác thải tràn ngập bãi biển du lịch Ninh Chữ
Bãi biển du lịch Ninh Chữ ( Ninh Thuận) – một phần dải đất chạy kéo dài đến bờ kè biển, tràn ngập rác thải chưa được xử lý thu gom, khiến bãi biển Ninh Chữ xấu đi trong mắt của du khách và ảnh hưởng tới môi trường sống xung quanh.
Tràn ngập rác thải chạy kéo dài trên bãi biển du lịch Ninh Chữ.
Điều dễ nhận thấy, bắt đầu từ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống Gái Mập, Phố Biển, Sơn Ca… cho đến bờ kè Ninh Chữ, dài gần 1km là bãi biển ngập trong rác thải sinh hoạt và xác động vật.
Một vài hộ dân sống dọc bờ biển, thuộc khu phố Ninh Chữ 1, thị trấn Khánh Hải cho hay: “Rác xuất hiện nhiều trên bờ biển, một phần từ người dân vứt ra”.
Còn chị Nguyễn Thị Hòa (khách du lịch TP Đà Nẵng) cảm nhận: Bãi biển Ninh Chữ đẹp nhưng đầy rác thải trôi bồng bềnh và nằm trên bờ biển. Hình ảnh này gây ấn tượng xấu với khách du lịch khi đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Tràn ngập rác thải chạy kéo dài trên bãi biển du lịch Ninh Chữ.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Khánh Hải cho biết: Từ năm 2011 đến nay, UBND thị trấn Khánh Hải tổ quản lý rác thải khu vực dọc bãi biển Ninh Chữ gồm 7 thành viên; trong đó, có 4 thành viên làm công tác giữ trật tự, 3 thành viên làm công tác thu gom rác dọc bãi biển từ Resort Con Gà Vàng đến Sài Gòn – Ninh Chữ.
“Rác thải, xuất hiện dọc bãi biển du lịch Ninh Chữ thời gian gần đây do lực lượng mỏng, thị trấn không thể thu gom rác hết được tại khu vực biển Ninh Chữ thuộc khu phố 1 và khu phố 2. Để bãi biển du lịch Ninh Chữ không còn rác thải cần làm những bảng cấm đổ rác, banner, áp phích,… Có như vậy, mới nâng cao nhận thức, tuyên truyền cho người dân tại khu vực biển Ninh Chữ cùng chung tay bảo vệ môi trường biển” -ông Trọng giải bày khó khăn của địa phương khi xử lý việc thu gom rác thải trên bờ biển.
Dọc bãi biển du lịch Ninh Chữ, rác thải xuất hiện tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hải sản.
Ông Lê Văn Tuân – Trưởng phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Ninh Hải xác nhận: Hiện tại, khu vực biển Ninh Chữ có tình trạng rác ngập trên bờ biển. Rác ở đây chủ yếu do ảnh hưởng của 2 nguồn nước là sông Dinh và thượng lưu Đầm Nại theo con nước đưa về. Mỗi khi có sóng biển rác ập vào bờ, lâu ngày tích tụ lại. Ngoài ra, do một phần ý thức người dân nơi đây chưa cao, thuận tay vứt rác ra ngoài bờ biển.
Theo ông Tuân, thời gian tới, huyện sẽ phối hợp với thị trấn ra quân xử lý tình trạng rác thải. Cùng với đó, tuyên truyền và vận động các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên biển và hộ dân ký cam kết thu gom, dọn vệ sinh trên bãi biển. Đặc biệt, sắp tới Ninh Thuận sẽ có Lễ hội Nho và Vang 2019, nên huyện sẽ chủ động phối hợp với các ban, ngành cùng địa phương tăng tần suất thu gom rác thải tại khu vực biển Ninh Chữ.
VĂN NGUYỄN
Theo LĐO
Hà Tĩnh: Được hứa đối thoại, dân thôi chặn nhà máy rác
Sau khi được biết Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh sẽ gặp để đối thoại, giải quyết khúc mắc về vấn đề liên quan đến nhà máy xử lý rác thải Phú Hà, người dân đã tháo rạp chặn trước cổng nhà máy rác trong những ngày tết vừa qua.
"Cúng tất niên phải đổ vì... ruồi"
Sáng 12.2, UBND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tổ chức buổi đối thoại với hơn 40 hộ dân ở thôn Nam Xuân Sơn (xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh) ngay trước cổng nhà máy xử lý rác thải của Công ty TNHH Môi trường Phú Hà (thuộc Công ty TNHH MTV Chế biến rác thải sinh hoạt Hoành Sơn). Tham dự buổi đối thoại với người dân có Chủ tịch UBND huyện, Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh và Giám đốc Công ty TNHH Môi trường Phú Hà.
Người dân tham gia buổi đối thoại trước cửa nhà máy chế biến rác. Ảnh: N.D
"Nguyên nhân xảy ra ruồi nhặng nhiều là do cuối năm lượng rác đổ dồn về rất lớn, đặc biệt là trong dịp tết khiến nhà máy xử lý không kịp. Thời tiết nắng nóng trong đã tạo điều kiện cho ấu trùng ruồi muỗi phát sinh thêm".
Ông Hoàng Chí Thức - Giám đốc Công ty TNHH môi trường Phú Hà
Trước đó, kể từ ngày 7.2 (mùng 3 Tết) đến nay, người dân ở thôn Nam Xuân Sơn đã dựng rạp chặn trước cổng nhà máy xử lý rác thải để phản đối việc nhà máy gây ô nhiễm khiến mùi hôi thối và ruồi nhặng tấn công vào nhà dân.
Tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Văn Lợi (một người dân) bức xúc: "30 Tết, gia đình tôi làm 3 mâm cơm để cúng ông bà tổ tiên nhưng bị ruồi nhặng bâu kín, phải đổ bỏ toàn bộ. Không chỉ riêng gia đình tôi mà các hộ khác trong thôn cũng chịu tình cảnh tương tự".
Ông Nguyễn Văn Sự (64 tuổi) nói: "Kể từ ngày nhà máy đi vào hoạt động cho đến nay đã gần 4 năm, năm nào người dân chúng tôi cũng kiến nghị lên các ngành, các cấp phản ánh về tình trạng nhà máy gây ô nhiễm khiến cuộc sống bị đảo lộn nhưng đến nay, chính quyền vẫn chưa có biện pháp để xử lý triệt để".
Các ý kiến của người dân đều đề nghị chính quyền địa phương phải cho biết cụ thể lộ trình di dời nhà máy xử lý rác, đồng thời, đền bù thiệt hại về tài sản đất đai, nhà cửa, hoa màu. Người dân cho biết sẽ không tháo rạp dựng trước cổng nhà máy cho đến khi đối thoại được với ông Lê Đình Sơn - Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
Người dân sẽ được đối thoại với Bí thư Tỉnh ủy
Tại buổi đối thoại, trả lời thắc mắc của người dân, ông Bùi Quang Hoàn - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh nói: "Lãnh đạo huyện và xã hết sức chia sẻ khi người dân đón xuân trong không khí ô nhiễm và ruồi xuất hiện khá nhiều. Trước tết, huyện đã cho tổ chức phun thuốc tiêu độc khử trùng. Tuy nhiên, do phun thuốc không đều và lượng rác trong tết đổ về nhà máy lớn nên ruồi phát sinh thêm.
Ngay sau khi nhận được phản ánh, chúng tôi đã yêu cầu nhà máy xử lý ruồi nhặng và mùi hôi. Việc chậm di dời nhà dân đến nơi ở mới do đây là dự án đầu tư công, có rất nhiều công đoạn, nhiều thủ tục nên mong bà con chia sẻ, thành thật xin lỗi bà con về sự cố vừa rồi".
Theo ông Hoàn, hiện nay, UBND huyện đã phê duyệt dự án xây dựng khu tái định cư di dời hơn 40 hộ dân với tổng mức đầu tư hơn 17 tỷ đồng, dự kiến đến tháng 3 sẽ hoàn tất việc giải phóng mặt bằng và đến tháng 8 sẽ xây dựng xong cơ sở hạ tầng. Về dự án bồi thường hỗ trợ tái định cư, huyện đã trình UBND tỉnh. Hiện tỉnh đang giao cho Sở Kế hoạch - Đầu tư thẩm định nguồn vốn, dự kiến mức đầu tư khoảng 119 tỷ đồng.
Kết luận buổi đối thoại, ông Trần Đình Gia - Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh nhấn mạnh: "Với tư cách là Bí thư Huyện ủy, tôi khẳng định sẽ chỉ đạo chính quyền địa phương và nhà máy thực hiện đúng những cam kết như đã hứa. Đồng thời, những ý kiến của bà con sẽ được tôi chuyển tải đến lãnh đạo cấp tỉnh".
Sau khi được Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh cam kết giữ lời hứa và sẽ được đối thoại với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, người dân thôn Nam Xuân Sơn đã dỡ rạp chặn trước cổng nhà máy suốt những ngày tết vừa qua.
Theo Danviet
Nông dân Ninh Thuận oằn mình chống hạn Mấy năm trở lại đây, nắng hạn xảy ra liên tục ở Ninh Thuận. Hàng trăm diện tích đất sản xuất "sống nhờ" vào nguồn nước ở hồ Ông Kinh đang "sống mòn", đứng trước nguy cơ bỏ đất trống. Tìm cách chống hạn... Ngày 11/4, PV báo Người Đưa Tin đã trở lại hồ Ông Kinh, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải,...