Ninh Thuận phát triển măng tây xanh đạt chuẩn OCOP từ 3 sao đến 5 sao
Măng tây xanh là một trong những sản phẩm đặc thù của tỉnh Ninh Thuận, được phát triển theo chuỗi giá trị đạt chuẩn OCOP từ 3 sao đến tiềm năng 5 sao, mở ra nhiều triển vọng mới giúp người nông dân làm giàu, góp phần vào tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
Hiện nay, tỉnh Ninh Thuận có hơn 200 ha măng tây xanh, được trồng nhiều nhất ở các huyện Ninh Phước, Ninh Hải, Thuận Bắc, Ninh Sơn và thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. Cây măng tây xanh được xem là cây trồng đặc thù của tỉnh Ninh Thuận, phát triển theo chuỗi giá trị đạt chuẩn OCOP từ 3 sao đến tiềm năng 5 sao, mở ra nhiều triển vọng mới giúp người nông dân làm giàu, góp phần vào tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
Ninh Thuận là tỉnh ít mưa, thừa nắng, cây măng tây xanh có triển vọng cho năng xuất khá cao, vượt trội so với các loại cây trồng khác, đồng thời giải quyết được lao động nông nhàn trên địa bàn tỉnh.
Là một trong những hộ có thu nhập khá giả nhờ mạnh dạn trồng cây măng tây xanh liên kết với hợp tác xã, ông Từ Văn Hay (xã An Hải, huyện Ninh Phước), cho biết: “Trước đây, gia đình trồng rau màu nhưng đầu ra không ổn định, thu nhập bấp bênh. Năm 2017, qua tìm hiểu trên thị trường thấy cây măng tây xanh đang rất hút hàng, lại phù hợp với địa hình đất cát ở địa phương nên tôi quyết định mua giống măng tây của Hà Lan về trồng thử nghiệm. Hiện tại, với 3 sào măng tây xanh, mỗi ngày tôi thu hoạch từ 8 – 12 kg/sào. Sản phẩm sau thu hoạch được Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Tuấn Tú thu mua với giá 50.000 đồng/kg. Với sản lượng thu hoạch đều đặn, mỗi tháng sau khi trừ chi phí đầu tư, tôi có lãi từ 15 – 20 triệu đồng từ bán măng tây xanh”.
Cây măng tây xanh được xem là cây trồng đặc thù của tỉnh Ninh Thuận.
Công nhân Công ty cổ phần Giống cây trồng Nha Hố (xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) chăm sóc cho cây măng tây xanh.
Ông Trần Duy Hải, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Giống cây trồng Nha Hố (xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận), cho biết: “Hai năm gần đây, công ty chuyển sang trồng thêm măng tây xanh hữu cơ trên diện tích 30ha, lớn nhất của tỉnh Ninh Thuận nói riêng và cả nước nói chung. Đây là cây trồng mới, công ty cũng đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đầu tư các trang thiết bị công nghệ trong hệ thống tưới nước tiết kiệm nhỏ giọt. Ngoài ra, công ty còn đầu tư sâu trong công nghệ chế biến sản phẩm sau thu hoạch như hệ thống nghiền bột, hệ thống sấy lạnh, đảm bảo hương vị, màu sắc măng tây xanh phục vụ làm bột dinh dưỡng để đưa ra thị trường”.
Công ty cổ phần Giống cây trồng Nha Hố đang tạo việc làm ổn định cho hơn 200 lao động nông nhàn ở địa phương.
Máy rửa măng tây sau khi thu hoạch từ ngoài đồng.
Theo ông Hải, chu kỳ khai thác măng tây xanh một năm sẽ cho thu hoạch 9 tháng liên tục. Hiện tại, 30ha măng tây trồng tại đây thu 30kg sản phẩm/ngày. Giá loại 1 hiện nay dao động hiện nay từ 55.000 đồng – 60.000 đồng/kg, còn loại 2 giá hơn 40.000 đồng/kg. Công ty cũng đang tạo việc làm ổn định cho hơn 200 lao động là người dân địa phương với mức lương từ 4,5 triệu đồng – 5,5 triệu đồng/tháng.
Chế bến măng tây sau thu hoạch.
Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, cho biết: “Sau 30 năm năm tái lập tỉnh, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận đã có bước phát triển khá trên các mặt, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 1992-2021 đạt 7,2%; chiếm 30,02% GRDP của tỉnh vào năm 2021, luôn là ngành kinh tế chủ lực của địa phương, nhất là trong 2 năm 2020 – 2021, đã tạo việc làm và đảm bảo an sinh xã hội của người dân vùng nông thôn trong đại dịch COVID-19″.
Video đang HOT
Cũng theo ông Cương, nông nghiệp có nhiều đột phá khi chuyển từ sản xuất nông nghiệp thuần túy phát triển lên kinh tế nông nghiệp liên kết dịch vụ đầu vào, sản xuất đến tiêu thụ nông sản thông qua các chuỗi giá trị. Đặc biệt là các sản phẩm đặc thù của tỉnh đã được phát triển theo chuỗi giá trị với 69 sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 sao đến tiềm năng 5 sao. Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh; tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm được chú trọng; các cây trồng có giá trị, có lợi thế cạnh tranh như nho, táo, tỏi, nha đam, măng tây… được nâng cao năng suất và chất lượng; các mô hình tưới tiết kiệm nước, liên kết hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được triển khai nhân rộng. Đáng chú ý, tỉnh đã thu hút nhiều dự án đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nhờ vậy, thu nhập trên ha đất canh tác tăng từ 57 triệu đồng năm 2005 lên 132 triệu đồng năm 2021.
ADVERTISING
X
Trong giai đoạn mới, nông nghiệp Ninh Thuận có những cơ hội mới, đó là xu hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển kinh tế số, chuyển đổi số theo hướng hiện đại, đồng bộ, đồng thời phát huy các giá trị khác biệt của nông nghiệp vùng bán khô hạn gắn với phát triển thị trường và từng bước tiến đến xuất khẩu một số sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
Công nhân sơ chế măng tây sau thu hoạch tại Công ty cổ phần Giống cây trồng Nha Hố.
Mục tiêu trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, tỉnh Ninh Thuận xác định (Nghị quyết 06-NQ/TU), phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phục vụ tốt nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh hiện đại, đồng bộ, năng suất, chất lượng, có giá trị kinh tế, thân thiện với môi trường, thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Đồng thời, tập trung ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đối với các sản phẩm nông nghiệp đặc thù, khác biệt, có lợi thế của tỉnh. Nâng cao năng suất, chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao, phát huy đội ngũ các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật; các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xem đây là giải pháp đột phá, trọng tâm, động lực để phát triển, góp phần tăng trưởng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm nghèo cho người dân.
Quảng Nam: Ở đây có nhiều sản phẩm OCOP độc đáo, nông dân tổ chức hẳn một ngày hội giới thiệu
Những sản phẩm OCOP độc đáo, thơm ngon nhất của thị xã Điện Bàn, Quảng Nam đã được giới thiệu tại Chương trình "Ngày hội nông dân Điện Bàn với sản phẩm OCOP".
Ông Đặng Hữu Tú - Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Điện Bàn cho biết: Thời gian qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên cả nước nói chung, thị xã Điện Bàn nói riêng diễn biến hết sức phức tạp, kéo dài nhiều đợt; dịch bệnh Covid-19 đã xuất hiện trên địa bàn 20/20 xã, phường của thị xã đã làm ảnh hưởng đến đời sống của bà con nhân dân trên địa bàn, nhất là vấn đề tiêu thụ sản phẩm.
"Ngày hội nông dân Điện Bàn với sản phẩm OCOP" nhằm liên kết tạo đầu ra cho các sản phẩm OCOP. Ảnh: Trần Hậu.
Ngày hội nhằm liên kết tạo đầu ra cho sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp của địa phương, đồng thời quảng bá hình ảnh của sản phẩm OCOP Điện Bàn đến với bà con nhân dân trong và ngoài thị xã.
Sản phẩm trà đậu rang mộc của cơ sở sản xuất Hương Bột được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận đạt chuẩn 3 sao OCOP năm 2020. Ảnh: Trần Hậu.
Ông Tú cho biết, "Ngày hội nông dân Điện Bàn với sản phẩm OCOP" có sự tham gia của hơn 50 cơ sở sản xuất kinh doanh và các chủ thể OCOP.
Thông qua sự kiện này nhằm xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư, đồng thời chia sẻ thông tin kết nối thị trường, và quảng bá tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, làm cho người nông dân thay đổi mạnh mẽ tư duy, nhận thức về phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", thị xã Điện Bàn có 18 sản phẩm được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận sản phẩm OCOP. Ảnh: Trần Hậu.
Ngày hội còn là hoạt động khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo của nông dân thị xã Điện Bàn, nâng cao hiệu quả, chất lượng của phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Thông qua hoạt động nhằm tuyên truyền, giới thiệu các loại hình sản phẩm trên các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các sản phẩm do các nghệ nhân làng nghề chế tác... đang sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Được biết, trong năm 2021 Hội Nông dân thị xã cũng đã ra mắt trang Facebook "OCOP ĐIỆN BÀN" để quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP Điện Bàn.
Đồng thời, Hội xây dựng kế hoạch hướng dẫn hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP thị xã Điện Bàn giai đoạn 2021 - 2023, ký kết hợp đồng bày bán các sản phẩm OCOP với cửa hàng trên địa bàn thị xã.
Hội Nông dân Điện Bàn đã tạo "sân chơi" bổ ích cho nông dân có dịp giao lưu, học hỏi, giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình đến người tiêu dùng trên mọi miền Tổ quốc.... Ảnh: Trần Hậu.
Bà Lê Thị Hương - Chủ cơ sở sản xuất Hương Bột ở phường Vĩnh Điện bày tỏ: Những năm qua, Hội Nông dân thị xã Điện Bàn luôn đồng hành với nông dân trong các dịp hội chợ triển lãm, ngày hội Tesffech Quảng Nam, Hội chợ trưng bày sản phẩm nông nghiệp do Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam tổ chức, hỗ trợ cho các chủ thể xây dựng sản phẩm OCOP, tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn qua kênh Hội...
"Đây là lần đầu tiên Hội Nông dân thị xã Điện Bàn tổ chức Chương trình "Ngày hội nông dân Điện Bàn với sản phẩm OCOP", ngày hội thật sự là "sân chơi" bổ ích để những người nông dân như chúng tôi có dịp giao lưu, học hỏi, giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình đến người tiêu dùng trên mọi miền Tổ quốc....", bà Hương chia sẻ.
Ngày hội với sự tham gia của hơn 50 cơ sở sản xuất kinh doanh và các chủ thể OCOP. Ảnh: Trần Hậu.
Ông Nguyễn Đức Chơi - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Điện Bàn cho biết: Thời gian qua, Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" đã triển khai mạnh mẻ trên địa bàn, chương trình là đòn bẩy thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết bài toán về việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.
"Ngày hội nông dân Điện Bàn với sản phẩm OCOP" là một sự kiện hết sức ý nghĩa của Hội Nông dân thị xã Điện Bàn trong việc đồng hành, chung tay với người nông dân phát triển các sản phẩm OCOP.
Sản phẩm gạo quê Phong Thử cho cơm mềm, ngon. Ảnh: Trần Hậu.
Đồng thời góp phần khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể phát triển gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng như phát triển các làng nghề, các cơ sở sản xuất những sản phẩm truyền thống dựa trên tài nguyên, bản sắc, sự sáng tạo của người dân nhằm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Hà Tĩnh: Đạt OCOP, mật mía Thọ Điền giá tăng gấp đôi, giáp Tết dân nổi lửa đun nấu cả đêm lẫn ngày Thời điểm này, làng mật mía Thọ Điền, huyện Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) lại nhộn nhịp đêm ngày đỏ lửa để cho ra những mẻ mật thơm lừng phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Mật mía được bán với giá 55.000-60.000đồng/lít, được giá so với nhiều năm. Nhộn nhịp làng mật mía những ngày giáp Tết Tìm về làng Thọ...