Ninh Thuận: Nuôi dông cát bán hoang dã trên vùng sa mạc, tiền lời cao gấp 3 lần nuôi bò
Ở vùng gió cát Ninh Thuận, người dân nuôi dông cát bán hoang dã cho thu nhập cao gấp 3 lần nuôi bò, hay gia cầm.
Con dông cát là loài bò sát sống ở sa mạc hay đụn cát, hình dáng giống thằn lằn nhưng lớn hơn. Năm năm gần đây, người dân thôn Hòa Thủy (xã Phước Hải, Ninh Phước, Ninh Thuận) nuôi dông thương phẩm bán cho các nhà hàng.
Toàn thôn Hòa Thủy có 50 hộ nuôi dông trên diện tích hơn 2 ha. Những con dông cái thường rất nhanh nhẹn. Thời tiết nắng ấm, chúng ngoi lên mặt đất để sưởi ấm, con non lột xác.
Bà Trần Thị Nhỉnh cho biết, nuôi dông nhàn hơn nuôi bò, nuôi gà, hàng ngày cho chúng ăn lá cây, thân cây mềm, hoa quả, ngô… Dông thịt luôn thiếu không đủ để cung cấp cho thị trường.
Món ăn ưa thích của dông là quả xương rồng. Loại quả này mọc dại khắp vùng, khi chín màu đỏ tím, bên trong phần thịt ăn mềm, ngọt. Mỗi ngày, người nuôi cho dông ăn một lần, thường trộn hoa quả hái ngoài tự nhiên với các loại rau trồng trong vườn nhà như: thân cây chuối, ngô, rau muống, chùm ngây.
Mô hình nuôi dông rất đơn giản, người nuôi xây tường bao cao khoảng 40 cm, ở giữa tạo ụ đất cao và đổ cát quanh vườn để làm môi trường tự nhiên cho dông tự đào hố, ẩn náu.
Hàng năm, cứ tháng 10 là dông đào hố sâu dưới đất 1-2 m để đẻ trứng. Mỗi con đẻ từ 2 đến 10 quả tuỳ trọng lượng cơ thể, sau 45 ngày trứng nở. Dông nuôi một năm là có thể bán thịt, những con dông nhỏ thường được chọn lọc để bán giống.
Để bắt dông cát có nhiều cách như đào, đặt bẫy… Mùa xuân những con dông mẹ đẻ xong sẽ ngoi lên mặt đất, khi đó người nuôi tách chúng ra khỏi trứng và con non để tránh con lớn ăn thịt con bé.
Ông Trịnh Ngọc Lăng cho biết, vùng đất này chỉ có cát và nắng gió, cây trồng không cho thu nhập. Người dân không có gì ăn, thường đi đào dông làm thức ăn vào mùa xuân. Sau nhiều năm đi đào bắt và mua lại của người dân về thả trong vườn, theo dõi tập tính sinh hoạt, ông thấy dông rất dễ nuôi và không phải tốn công chăm sóc. “Tôi đã nuôi thành công loài này được 6 năm. Mỗi năm bán hàng nghìn con thu nhập gần 80 triệu đồng”, ông Lăng nói.
Video đang HOT
Dông bán thịt thường là con đực, con cái được giữ lại làm giống. Dông trưởng thành nặng từ 200 đến 800 gram, giá thương phẩm hiện tại 450.000 đồng một kg.
Dông cát được xem là món ăn đặc sản vì thịt trắng như thịt gà, có vị ngọt, bùi và mềm.
Tại vùng đất Ninh Thuận, dông được coi là đặc sản ở các nhà hàng, có thể chế biến thành nhiều món: gỏi, nộm, nướng mọi, nướng muối ớt. Loại rau để ăn cùng món này được đặt tên là lá sau dông.
Hình ảnh về một Ninh Thuận ngày càng đổi thay, giàu mạnh hơn
Qua 45 năm xây dựng và phát triển, Ninh Thuận đã có sự đổi thay to lớn, diện mạo ngày càng đẹp hơn, giàu mạnh hơn, có nhiều đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ninh Thuận tiếp tục phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển chăn nuôi cừu, tập trung chủ yếu ở các huyện Ninh Sơn, Ninh Phước, Thuận Nam.
12 năm gắn bó với nghề, cô giáo Chamaleá Thị Khuyên (32 tuổi), trường Tiểu học Phước Thành A, xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, luôn được học sinh tin yêu, đồng nghiệp quý mến.
Lễ cắt băng khánh thành tượng đài chiến thắng 16/4 tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)
Đồng bào dân tộc Chăm dự Lễ hội Katê theo nghi lễ truyền thống tại đền Pô Inưgar, tháp Pô Klông Girai và tháp Pô Rômê. (Ảnh: Đức Ánh/TTXVN)
Trình diễn lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Công ty trách nhiệm hữu hạn may Tiến Thuận (thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận) chuyên gia công hàng quần, áo các loại xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ, châu Âu.
Hòn Đỏ thuộc địa phận xã biển Thanh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) là một quần thể san hô cổ hóa thạch do sóng biển bào mòn theo thời gian tạo thành. Đến Hòn Đỏ, du khách có dịp hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp; tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn như chụp ảnh nghệ thuật, tắm biển, lặn ngắm san hô, cắm trại giữa rừng dương tận hưởng gió biển mát rượi, trong lành.
Hợp long công trình đập hạ lưu sông Dinh, nối hai bờ sông thuộc địa bàn thành phố Phan Rang-Tháp Chàm và huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Diêm dân huyện Ninh Hải thu hoạch muối. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)
Sau 25 năm tái lập (1992-2017), từ một tỉnh nghèo, Ninh Thuận đã tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp, với tốc độ tăng trưởng giai đoạn sau luôn cao hơn giai đoạn trước. Trong ảnh: Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thông Thuận, Khu công nghiệp Thành Hải (Ninh Thuận).
Những người phụ nữ Chăm dù tuổi đã cao nhưng vẫn miệt mài bên khung dệt để cho ra những sản phẩm thổ cẩm với màu sắc và hoa văn độc đáo làm nên danh tiếng của dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận).
Biểu diễn diều nghệ thuật tại bãi biển Bình Sơn, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận), trong tuần Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận năm 2019.
Nhà máy điện gió Mũi Dinh (Ninh Thuận) đã chính thức hòa lưới điện quốc gia. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)
Bác sỹ khám bệnh, tư vấn sức khỏe cho người dân xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)
Mô hình nuôi bò vỗ béo là một trong hướng phát triển kinh tế mới đang được nhiều hộ chăn nuôi ở huyện miền núi Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận áp dụng.
Cảnh đồng quê thanh bình tại vườn quốc gia Núi Chúa, điểm thu hút khách du lịch, các nhà khoa học tới tham quan, nghiên cứu, đặc biệt là những người yêu thiên nhiên muốn khám phá những bí ẩn của hệ sinh thái khô hạn đặc trưng nhất ở Việt Nam.
Tàu thuyền cập cảng Cà Ná, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) để chuyển cá lên bờ. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)
Phong cảnh vịnh Vĩnh Hy, tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Sản phẩm nho thương hiệu Nho Ba Mọi của Doanh nghiệp tư nhân Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ Ba Mọi nổi tiếng khắp cả nước. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Tháp Pô klong Girai (thành phố Phan Rang-Tháp Chàm), nơi đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận thường niên tổ chức lễ hội Katê truyền thống. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)
Đồi cát Nam Cương (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận). (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Đội tàu cá tỉnh Ninh Thuận vươn khơi khai thác hải sản. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)
Siêu nông dân ruộng bê tông: Trồng chơi chơi lấy bóng mát ai ngờ thu nhập "khủng" từ vườn nho sân thượng Ban đầu trồng nho trong vườn nhà phố chỉ để trong gia đình ăn và tạo bóng mát nhưng nay giàn nho của người đàn ông này có thể cho thêm thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm từ việc bán nho và cây giống. Giá nho ở mức 100.000 đồng/kg nhưng không dễ mua vì khách đã đặt hàng hết khi nho vừa...