Ninh Thuận: Những người sống với hồ “nước chết”
Tỉnh Ninh Thuận đang đối mặt với hạn hán khốc liệt. Một số nơi, lòng hồ chứa đã ở mực nước chết, thậm chí là khô cạn. Để cứu cây trồng, đàn gia súc, người dân Ninh Thuận phải vất vả tìm đủ mọi cách để tìm nước.
Người dân khoan giếng tìm nước cứu cây trồng và đàn gia súc. Ảnh: Ý Thảo
Vất vả tìm nước trong mùa hạn…
Ngày 9/3, PV Báo GD&TĐ đã về huyện Ninh Hải. Tại đây, hồ Ông Kinh nước đã khô cạn. Lòng hồ nứt nẻ. Gia súc gặm cỏ cháy khô. Người dân phải tìm đủ mọi cách để duy trì sản xuất cũng như nước uống cho đàn gia súc của mình.
Ông Nguyễn Chung, thôn Mỹ Phong 1, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải cho biết, mỗi tháng phải chi thêm khoảng 2 triệu đồng tiền điện cho 2 máy bơm nước đặt tại khu vực giếng khoan và khu vực rẫy sản xuất. Ông nói: “Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, người dân đang điêu đứng vì nắng hạn. Nước sản xuất ngày càng thiếu hụt. Để có nước sản xuất và sinh hoạt gia đình tôi phải bỏ ra 40 triệu đồng để khoan giếng. Rồi đầu tư thêm ống nước khoảng 2 km để kéo từ giếng khoan về đến rẫy”.
Còn ông Lâm Học Mười, thôn Mỹ Tường 2, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải chia sẻ: “Từ trước Tết lòng hồ Ông Kinh đã cạn, giếng khoan của tôi cũng hết nước. Để cứu 8 sào hành tôi phải đi xin nước giếng khoan của 3, 4 hộ dân quanh khu vực này”.
“Sau khi hành thu hoạch tôi phải đầu tư 70 triệu khoan giếng hơn 100 mét mới có nước để chuẩn bị xuống 4 sào dưa hấu. Như mấy năm trước thì khoan tầm 40 – 50 mét là đã có đủ nước sản xuất. Nhưng, năm nay nắng hạn quá nên bà con nông dân phải khoan sâu hơn, có nhà khoan hơn 100 mét mà nước vẫn rất ít”, ông Mười cho biết thêm.
Gia đình ông Phạm Ngọc Hùng, thôn Mỹ Tường 1, từ tháng 2 đến nay đã khoan 2 giếng trên nền giếng cũ với độ sâu gần 150 mét. Chi phí hết hơn 100 triệu đồng. Nhưng chỉ 1 cái có rất ít nước. Gia đình vẫn đang tiếp tục khoan tìm nước, cứu gần 5 sào nho, 5 sào trồng cỏ và nước cho đàn bò đang khát.
Ông Hùng buồn bã nói: “Giếng thứ nhất năm ngoái tôi khoan chỉ có 40 mét là sử dụng thoải mái. Năm nay, trên nền giếng cũ tôi khoan tiếp xuống gần 150 mét mà nước rất ít. Giếng thứ 2 để phục vụ tưới nho, hiện cũng khô nước. Tôi cũng đang tiếp tục khoan sâu xuống hơn 100 mét nữa để tìm nước.
Video đang HOT
Giếng đầu tiên tôi khoan tổng cộng hết khoảng 50 triệu. Giờ hết tiền tôi phải khoan nợ. Khi nào bán nho mới có tiền trả cho người ta. Ngoài ra, tháng 2 vừa rồi tôi cũng phải chi thêm 4 triệu trả tiền điện cho 2 cái máy bơm hút nước từ giếng khoan lên”.
Trao đổi với PV, anh Phạm Gia Huy, Công ty Cơ khí Quang Trung, tỉnh Đồng Nai cho hay: “Tôi đã đi khoan giếng ở nhiều tỉnh, thành khác nhau. Nhưng khi đến Ninh Thuận, đặc biệt là đến xã Nhơn Hải này thì nắng hạn rất gắt và khoan giếng rất khó có nước. Tôi đến đây đã 3 tuần và khoan được 10 giếng. Mỗi giếng tôi khoan 100 mét, có chỗ phải đến 150 mét mới có nước.
Trong tổng số các giếng tôi khoan thì có đến 3 cái có nước rất ít. Giờ thời điểm nắng nóng, khô hạn thế này bà con cũng đang gặp khó khan. Ai khoan chưa có tiền gửi thì tôi cũng cho nợ. Khi nào bà con có tiền thì trả cho tôi”.
Theo UBND xã Nhơn Hải thì hiện nay nước ở các ao, hồ trên địa bàn xã đã khô cạn từ đầu năm. Tính đến thời điểm hiện nay, người dân chỉ sản xuất cầm chừng và nguy cơ thiếu hụt nước tưới rất cao.
Còn theo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận cho biết, tổng dung tích của 21 hồ chứa nước toàn tỉnh có 194,94 triệu m3 nhưng đến ngày 5/3 chỉ còn 55,07 triệu m3, chiếm 28,3% tổng dung tích.
Trong 21 hồ chứa nước, hiện hầu hết các hồ đều ở mực nước chết. Chỉ có hồ Sông Sắt, huyện Bác Ái, có dung tích 69,33 triệu m3 là còn chứa nhiều nước với 34,88 triệu m3 và hồ Trà Co có dung tích 10,10 triệu m3, hiện còn 4,15 triệu m3.
Còn theo báo cáo của Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, trong vụ đông xuân 2019 – 2020, toàn tỉnh có 7.873ha phải dừng sản xuất do thiếu nước tưới, trong đó có 4.556ha cây lúa, 3.317ha cây màu.
Ý Thảo
Theo GD&TĐ
"Đặc sản" du lịch di sản ở Ninh Thuận
Phát huy tiềm năng, lợi thế về hệ thống di tích lịch sử, văn hóa của địa phương, những năm qua, tỉnh Ninh Thuận đã đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch di sản kết nối di tích với các danh lam thắng cảnh để thu hút du khách trong và ngoài nước
Người đẹp bên tháp Pô Klong Garai
Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có gần 150 di sản văn hóa; trong đó 50 di sản văn hóa đã được lập hồ sơ xếp hạng ở các cấp, 2 di tích quốc gia đặc biệt, 12 di tích quốc gia, 34 di tích cấp tỉnh, 2 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Ninh Thuận là 1 trong 21 tỉnh, thành có Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là tiềm năng lớn để địa phương khai thác, phát triển loại hình du lịch văn hóa.
Ninh Thuận có nhiều đình, chùa mang các phong cách kiến trúc, nghệ thuật tôn giáo riêng tồn tại hàng thế kỷ, đến nay vẫn là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng của cộng đồng. Đặc biệt, đến Ninh Thuận, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng, khám phá hệ thống các đền tháp Chăm vẫn gần như còn nguyên vẹn gồm: Quần thể tháp Hòa Lai (cuối thế kỷ thứ VIII), tháp Pô Klong Garai (thế kỷ XIII - XIV) và tháp Po Rome (thế kỷ XVI-XVII). Đây là những đền tháp Chăm có nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo thuộc vào loại đẹp nhất của các đền tháp Chăm ở Việt Nam hiện nay.
Trong đó, tháp Pô Klong Garai ở cách QL27 khoảng 200m, nằm ở vị trí rất thuận tiện cho du khách đến tham quan. Đây cũng là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng nhất hiện nay ở Ninh Thuận.
Gắn với các di tích, hàng năm, trên địa bàn tỉnh có nhiều lễ hội được tổ chức như: Lễ hội cầu ngư của ngư dân, lễ bỏ mả của người Raglai, lễ hội katê của người Chăm, lễ hỏa táng của người Chăm theo đạo Bà la môn.
Ngoài tổ chức các lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc, Ninh Thuận đã xây dựng, đưa vào khai thác tour du lịch làng nghề khá hiệu quả với hai làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm. Trong đó, làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) có tuổi đời trên 500 năm, được coi là một trong hai làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á và đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đến làng gốm Bàu Trúc, du khách sẽ được chứng kiến kỹ thuật và tham gia chế tác gốm hoàn toàn thủ công với kỹ thuật "nặn bằng tay, xoay bằng hông" rất độc đáo...
Bên cạnh đó, làng dệt Mỹ Nghiệp cũng là địa điểm không thể bỏ qua trong tour tham quan làng nghề truyền thống ở Ninh Thuận. Làng dệt Mỹ Nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm thổ cẩm với những hoa văn độc đáo, sản phẩm đa dạng như chăn, khăn trang trí, túi xách, quần áo, ba lô, cà vạt, ví nam, nữ được nhiều du khách ưa chuộng.
Ninh Thuận đã đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch di sản kết nối di tích với các danh lam thắng cảnh
Khi tới tham quan, mua sắm sản phẩm thổ cẩm truyền thống, du khách sẽ được thuyết minh ý nghĩa các hoa văn trên sản phẩm, điều tạo nên nét đặc trưng riêng cho sản phẩm thổ cẩm của người Chăm ở Ninh Thuận. Ngoài ra, nghề làm nỏ, gùi, đàn Chapi ở các xã có đông đồng bào Raglai sinh sống (huyện Bác Ái) cũng đang được nghiên cứu để phục vụ phát triển du lịch văn hóa cộng đồng.
Để khai thác và phát triển bền vững loại hình du lịch văn hóa, tỉnh Ninh Thuận đang kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng du lịch kết hợp với triển khai đồng bộ các dự án phục hồi, tu bổ, tôn tạo di tích nhằm phục vụ nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của nhân dân, khách tham quan, nghiên cứu. Bên cạnh đó, ngành du lịch Ninh Thuận tập trung nâng cao chất lượng tour, tuyến từ thành phố Phan Rang-Tháp Chàm tới các huyện để khai thác, phát huy giá trị di sản tiêu biểu nhằm xây dựng thương hiệu du lịch văn hóa đặc thù của địa phương.
Năm 2019, lượng khách du lịch quốc tế, trong nước tới tham quan 8 di sản thế giới tại Việt Nam tăng mạnh so với năm 2018, đạt 21 triệu lượt. Việc khai thác di sản để phát triển du lịch đã đem lại nguồn thu không nhỏ cho địa phương.
Cụ thể, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) đã đón 4,4 triệu khách. Trong đó 2,9 triệu khách quốc tế, doanh thu từ du lịch đạt 1.237 tỷ đồng. Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) đón 6.327.488 lượt khách. Trong đó 759.859 khách quốc tế, doanh thu đạt 867,5 tỷ; Quần thể di tích Cố đô Huế đón 3.328.424 khách. Trong đó khách quốc tế là 2.214.023 người, doanh thu đạt 378 tỷ đồng.
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) đón 921 nghìn lượt khách. Trong đó 170 nghìn lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 266 tỷ đồng. Khu phố cổ Hội An đón 5,35 triệu lượt khách. Trong đó 4 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 300 tỷ đồng. Khu Di tích Mỹ Sơn đón 419.000 khách. Trong đó 374.000 khách quốc tế, doanh thu đạt 61 tỷ đồng.
Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đón 461.715 lượt khách, trong đó có 230.459 khách quốc tế, doanh thu 11.1 tỷ đồng. Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) đón 126.660 khách. Trong đó 7.255 khách quốc tế, doanh thu đạt 2,1 tỷ đồng.
Hoàng Ngọc
Theo baophapluat.vn
8 câu chuyện nhỏ chứa đựng ý nghĩa lớn giúp bạn thay đổi cách nhìn cuộc sống Đây là 8 câu chuyện nhỏ về cuộc sống, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng và tự rút ra cho mình những bài học cần thiết trong cuộc sống. Câu chuyện thứ nhất Dưới đây là một câu chuyện ý nghĩa khác với câu hỏi mở đầu: Nếu là bạn, bạn có đồng ý nạo thai trong những trường hợp này?...