Ninh Thuận: Nhộn nhịp đi hái “lộc rừng” mùa mưa, người dân bỏ túi nửa triệu mỗi ngày
Cứ vào mùa mưa là người dân huyện miền núi Bác Ái (Ninh Thuận) lại lên quanh các cánh rừng hái măng về bán. Công việc này đã trở thành nghề kiếm sống của người dân nơi đây, chịu khó cũng kiếm được nửa triệu mỗi ngày.
Dọc theo con đường từ trung tâm huyện Bác Ái vào xã Phước Hòa, Phước Bình rất nhiều hộ đi hái măng rừng và chế biến măng rừng. Bà con cho rằng, nghề hái măng rừng chỉ nhộn nhịp vào mùa mưa và một năm duy nhất có một mùa. Măng rừng này chủ yếu từ loại cây lồ ô.
Do nắng hạn nên măng năm nay có muộn hơn so với moi năm. Bình quân thu nhập 300.000 – 400.000 đồng/ngày, nếu người nào chịu khó thì được 500 ngàn đồng/ngày”.
Đang loay hoay gọt vỏ cây măng, ông Chamaléa Đoàn (xã Phước Hòa, Bác Ái) cho biết: “Năm nay măng bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 7, những ngày qua bà con miền núi kiếm được tiền từ việc hái măng rừng. Bình quân thu nhập 300.000 – 400.000 đồng/ngày, nếu người nào chịu khó thì được 500 ngàn đồng/ngày”.
Theo ông Chamaléa Đoàn, những tháng qua vợ ông đi hái măng liên tục, với giá bán từ 20.000 – 25.000 đồng/kg, thu nhập dao động từ 400.000 – 500.000 đồng/ngày.
Video đang HOT
Nghề hái măng rừng chỉ nhộn nhịp vào mùa mưa và một năm duy nhất có một mùa.
Sau khi hái xong mang xuống núi vợ chồng ông làm sạch lại rồi mới xuất bán cho thương lái địa phương. Nghề này tuy vất vả phải đi hái từ sáng sớm, vào khu vực sâu vào bên trong mới có măng, thế nhưng sau khi mang về bán là có tiền ngay. Nhờ đó mà vợ chồng ông có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống trong gia đình- ông Đoàn cho biết thêm.
Ông Chamaléa Chương – Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Hòa cho biết, cứ đến mùa mưa người dân rủ nhau đi lên rừng hái măng, lúc cao điểm có khoảng 50 -70 người đi hái. Năm nay, do ảnh hưởng của hạn hán nên măng có muộn hơn so với năm trước. Nghề hái măng đã giúp cho những người nghèo khó có thêm thu nhập để cải thiện trong gia đình.
Không lơ là phòng cháy trong mùa mưa
Hiện nay, dù đang trong mùa mưa, số vụ cháy có giảm so với những tháng mùa nắng nhưng thời tiết vẫn xen kẽ những đợt nắng nóng kéo dài, trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra nhiều vụ cháy trong khu dân cư do bất cẩn, chập điện...
Vì vậy, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh vẫn cảnh báo người dân, các cơ quan, doanh nghiệp phải tăng cường cảnh giác với cháy, nổ.
Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường một vụ cháy quán ăn tại P.Thống Nhất (TP.Biên Hòa) ngày 9-7. Ảnh: CTV
* Nỗ lực kéo giảm số vụ cháy
Theo Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh, tính từ đầu mùa mưa (tháng 5-2020) đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 5 vụ cháy, dù không gây thiệt hại về người nhưng đã thiêu rụi, làm thiệt hại nhiều tài sản của người dân, doanh nghiệp (giảm 3 vụ so với cùng kỳ năm 2019).
Theo Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh, đơn vị đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp tăng cường khả năng phòng cháy ở cơ sở. Bên cạnh công tác tuyên truyền định kỳ thì vừa qua công an chính quy tăng cường về các xã cũng đã được huấn luyện về công tác PCCC ngay tại cơ sở. Đồng thời, lực lượng cảnh sát PCCC các cấp, nhất là cấp huyện đã tổ chức thực tập phương án, tăng cường khả năng ứng phó tại các khu dân cư.
Trung tá Lâm Văn Thanh, Đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an H.Long Thành cho biết: "Chúng tôi đã thường xuyên phối hợp với các ngành của huyện, các địa phương tuyên truyền cho quần chúng nhân dân, nhất là các hộ vừa ở vừa kinh doanh. Ngoài ra, còn tập trung tuyên truyền, nhắc nhở các hộ có vườn, rẫy giáp ranh với tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây không đốt cỏ, rác bừa bãi tránh khói tỏa ra cản trở tầm nhìn, gây nguy cơ tai nạn giao thông".
Còn tại H.Vĩnh Cửu, từ đầu năm 2020 đến nay, Công an huyện đã tổ chức 23 lượt tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC và cứu nạn, cứu hộ cho gần 2,3 ngàn người. Hay Công an H.Trảng Bom đã tổ chức 47 lớp tuyên truyền cho hơn 2 ngàn người; 45 lớp huấn luyện cho lực lượng PCCC tại cơ sở với hơn 1,1 ngàn người tham dự.
Cùng với việc đa dạng công tác tuyên truyền, huấn luyện, số vụ cháy thời gian qua đã giảm là nhờ các địa phương thường xuyên kiểm tra những cơ sở thuộc quyền quản lý (chủ yếu là cơ sở vừa và nhỏ trong các khu dân cư) để đôn đốc, nhắc nhở, xử phạt các trường hợp không chấp hành quy định an toàn. Cụ thể như Công an H.Xuân Lộc, thời gian qua đã kiểm tra 247 lượt cơ sở, phát hiện và xử phạt 16 cơ sở vi phạm về an toàn phòng cháy với số tiền gần 16 triệu đồng; đồng thời yêu cầu khắc phục những thiếu sót, vi phạm.
* Nguy cơ cháy còn cao
Theo số liệu của Công an tỉnh, trong mùa mưa năm 2019 (tháng 5 đến tháng 10) đã xảy ra 10 vụ cháy, chiếm 30% số vụ cháy cả năm với nguyên nhân chủ yếu là sự cố điện. Tính từ tháng 5-2020 đến nay, toàn tỉnh cũng ghi nhận 5 vụ cháy, đa phần do bất cẩn, chập điện...
Công an H.Nhơn Trạch kiểm tra trang thiết bị sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Ảnh: CTV
Gần nhất vào ngày 10-5 xảy ra môt vụ cháy tại kho phế liệu của ông Phạm Tùng Hiếu tại KP.Tân Cang, P.Phước Tân (TP.Biên Hòa) làm cháy lan qua 6 nhà dân lân cận. Hay Công ty TNHH Giáo dục và kinh tế AJEDICM (cơ sở mái ấm tình thương Thiên Thần, P.Tam Hòa, TP.Biên Hòa) nằm ngay trong khu dân cư đã xảy ra cháy 2 lần trong năm 2020 vào ngày 19-1 và 21-7.
Thượng tá Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh cho hay: "Thông thường, nguyên nhân dẫn tới cháy, nổ vào mùa mưa chủ yếu do sự cố điện vì nhiều thiết bị điện cũ, lớp vỏ bên ngoài đã mục, nứt dễ ngấm nước gây chập. Nguy hiểm hơn, nhiều vụ xảy ra vào ban đêm, buổi trưa là lúc mọi người đang nghỉ ngơi hoặc rời khỏi nơi làm việc nên quá trình xử lý ban đầu bị chậm, kéo dài thời gian cháy tự do".
Sự cố cháy, nổ trong mùa mưa còn có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhưng nguy hiểm nhất vẫn là sét đánh và bất cẩn khi sử dụng nguồn nhiệt. Cụ thể như vào ngày 9-6, sét đánh vào tủ điện hệ thống điện mặt trời tại một hộ dân ở TP.Long Khánh nhưng may mắn không cháy Do đó, trong những đợt kiểm tra từ đầu năm 2020 đến nay cũng như quá trình thẩm định công trình xây dựng, các biện pháp chống sét đánh thẳng luôn được lực lượng PCCC của tỉnh và các địa phương chú ý nhắc nhở kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ.
"Thời gian tới, lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ toàn tỉnh sẽ tăng cường kiểm tra các cơ sở trọng điểm, khu dân cư, nhà cao tầng, kinh doanh chế biến gỗ, kinh doanh khí hóa lỏng... Đồng thời sẽ tiến hành xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, thậm chí tạm đình chỉ hoạt động với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng" - Thượng tá Nguyễn Văn Hải nhấn mạnh.
Cuộc sống biệt lập người dân nơi ổ dịch bạch hầu Không sóng điện thoại, đường sá đi lại khó khăn, cụm dân cư 12 ở xã Đăk R'măng, huyện Đăk G'long, hầu như bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài. Đầu tháng 7, Tây Nguyên bắt đầu mùa mưa, hơn 50 km đường đất đỏ dẫn vào cụm 12 trở nên lầy lội. Nhiều dốc cao dựng đứng, ngoằn ngoèo. Muốn vào...