Ninh Thuận nhọc nhằn sau đại hồng thủy
Sau bao ngày chống chọi với lũ lụt thì giờ đây người dân Ninh Thuận phải làm lại từ đầu trong cái đói quẩn quanh. Cần lắm những chuyến hàng cứu trợ đến với người dân trong lúc cùng cực này…
Địa điểm đầu tiên trong cuộc hành trình ủng hộ đồng bào bão lụt miền Trung của nhóm từ thiện TP HCM chính là Thị trấn Phước Dân – thị trấn huyện lỵ thuộc huyện Ninh Phước – tỉnh Ninh Thuận cách Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 8km về phía Tây Nam.
Mặc dù tàu xe vẫn tấp nập đến đi song nơi đây lại bao trùm vẻ trầm buồn bởi chỉ cách đây nửa tháng (1/11) Thị trấn Phước Dân bị nhấn chìm trong biển nước. Trận lụt bất ngờ khiến chính quyền và người dân Ninh Phước không kịp trở tay. Nước lũ hồ Tân Giang xả lớn cộng với mưa to nên chỉ trong 6 giờ đã làm nhiều vùng ngập tới 1,5 – 3m, vượt lũ lịch sử 2003 trên 0,5m trên sông Lu. Hậu quả toàn bộ sản lượng táo và lúa cũng như gia cầm, gia súc nơi đây bị thiệt hại nặng nề mà đến giờ vẫn chưa khắc phục hết.
Người dân Thị trấn Phước Dân trong những ngày lũ đầu tháng 11 (Nguồn Internet)
Khởi hành từ lúc 5 giờ tại TP HCM, Đoàn cứu trợ sau cuộc hành trình dài cũng đã tới Thôn Bình Quý vào cuối giờ chiều. Cả đoàn thực sự xúc động khi bà con đã ngồi chờ từ đầu buổi trong cái nắng gay gắt miền Trung. Đau xót và ý nghĩa hơn vì đoàn xe đến khi nước đã rút khá lâu song đây lại là đoàn cứu trợ đầu tiên đến với đồng bào Phước Dân sau cơn lũ.
Mọi người đổ xô tới chiếc xe tải chở hàng vì đây là “nguồn sống mới” cho người dân… cầm cự. Mặc dù tươi cười khi nhận hàng cứu trợ song ai cũng đã quá mệt mỏi sau những ngày chói chọi với thiên tai. Cụ bà đôi mắt đỏ hoe vì vừa mổ mắt lại dính phải nước bùn, cụ khác đôi chân “phù” lên vì mấy ngày ngâm chân trong nước, có chú đôi mắt vẫn còn thâm quầng sau bao đêm thức trắng hay có vừa sinh con chị bịt kín người run run vì có gạo ăn để có sữa cho con bú…
Trong 1000 phần quà mang theo của đợt cứu trợ lần này thì có 300 phần quà dành cho người dân Thị trấn Phước Dân bao gồm tiền, quần áo, gạo, mỳ tôm, cá hộp. Tuy nhiên, lại quá ít ỏi so với hàng nghìn hộ dân nơi đây đang phải chịu cảnh đói khát, bế tắc. Thuộc một trong bốn khu phố bị ngập, chị Ngô Thị Thuận (Khu phố 8) tay cầm hàng cứu trợ, mắt rưng rưng nhớ lại 3 ngày nước tràn vào nhà dâng lên ngang bụng. Cũng may được Thị trấn cảnh báo nên nhà chị đã mua mỳ tôm dự trữ song cả 12 người trong gia đình phải sống trên nóc nhà trong giá lạnh và hoang mang. Nước rút để lại rẫy táo 3,5 sào ngập úng hết.
Không may mắn nằm trong danh sách được cứu trợ, cô Lê Thu Hà (Khu phố 9) ngậm ngùi đưa chúng tôi tới thăm căn nhà mái tôn ọp ẹp của mình. Toàn bộ chân tường giờ chỉ còn trơ những mảnh nan tre. Số gà, vịt cũng như rẫy cà và táo của cô cũng không còn. Hôm đầu bị ngập có đoàn cứu trợ khẩn cấp mang đến 4 gói mỳ tôm. Nhưng từ hôm nước rút đến giờ nhà cô phải đi mót cà bán đi lấy tiền mua gạo ăn qua ngày.
Cô Lê Thu Hà bên căn nhà trơ nan tre
Thiệt hại hơn là gia đình chị Trần Thị Hồng Lan và anh Trần Ngọc Sơn (Khu phố 10), thấy mưa to chị đã gửi 2 đứa con trai của mình qua nhà bà ngoại còn vợ chồng lại lại “giữ” nhà. Kê chiếc bàn lên giường, hai anh chị đã ngồi như vậy suốt mấy ngày mưa lũ. Bao nhiêu khó khăn, khốn khó lại trải dài trước mắt: căn nhà nghèo vách đất bị sập 2 bên vách, 2 vách còn lại phải lấy gậy chống. Giá trị nhất trong nhà là cái ti vi chị Lan mua 500.000 đồng ngấm nước không coi được nữa. Không những thế, nước giếng ngập đầy bùn chị Lan cũng phải múc ra xô để lặng lấy nước nấu.
Căn nhà bị sập 2 vách của chị Lan
Video đang HOT
Giếng nước sinh hoạt của gia đình chị Lan
Hai vợ chồng chị Lan không có đất canh tác nên cách đây 4 năm, chị vay Ngân hàng 20 triệu để mua 15 con cừu. Hàng ngày, anh Sơn đi cuốc đất thuê, chị Lan đi cắt cỏ cho cừu ăn. Trận lụt vừa qua đã làm 5 con cừu chết vì bệnh. Còn anh Sơn thì bị thất nghiệp vì đồng ngập bùn không ai thuê, ngày trả lãi cho ngân hàng lại đến. Đã đói, cả nhà chị lại thay nhau bị cảm, đau bụng từ hôm lũ đến giờ. “Không dám đi vay nữa rồi, mọi người trong xóm ai cũng khổ như mình. Chắc vợ chồng dắt nhau lên Sài Gòn kiếm sống quá” chị Lan cố kìm để tiếng khóc không bật thành tiếng.
Cô Hà, chị Lan là hai trong số rất nhiều gia đình không nhận được hàng cứu trợ lần này nhưng cũng đành ngậm ngùi vì “biết sao bây giờ?”. Tuy nhiên, nhiều người không có phiếu nhận quà nhưng vẫn đến vì mong “có thừa hàng để cho” của đoàn ủng hộ. Mạnh dạn hơn có một vài người trực tiếp đến “khiếu nại” vì sao nhà mình không được quà. Cũng dễ hiểu vì nhiều gia đình nơi đây đã lâm vào cảnh “không có gì để mất nữa”. Cần lắm những đoàn cứu trợ của cả nước đến với bà con Thị Trấn Phước Dân…
Một số hình ảnh tại buổi cứu trợ:
Rất đông bà con ngồi chờ từ trưa
Nhiều người đứng ngoài “ngậm ngùi”
300 phần quà vẫn không đủ
Niềm sung sướng của cụ bà dù chỉ được cái bánh
Tào Nga
Theo Bưu Điện Việt Nam
Vào hang tránh 'đại hồng thủy'
Ngày 6/10, trực tiếp đến nơi được xem là có trận "đại hồng thủy" lớn nhất từ trước tới nay ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình) mới thấy nỗi khổ cực của người dân phải chịu đói rét và bệnh tật trên núi.
Tại 2 xã Tân Hóa và Minh Hóa của huyện Minh Hóa (Quảng Bình) sau 3 ngày nước lũ vẫn còn ở mức cao, hàng nghìn người dân phải trèo lên núi đá tránh lũ. Hầu hết người dân ở đây phải chịu cảnh đói rét và nhiều hiểm họa rình rập, nhất là người già và trẻ nhỏ.
Những cảnh tượng quặn lòng mà chúng tôi bắt gặp ở đây thật thương tâm. Có một thôn người dân kêu phải nhịn đói và thậm chí phải ăn đu đủ xanh để đỡ đói lòng, những gói mì tôm đến với họ, họ quý hơn vớ được vàng. Có những người bóc ra ăn sáng ngay sau khi nhận được từ đoàn cứu trợ.
Không những thế, có chị Cao Thị Duyên (27 tuổi), thôn Cổ Liêm, xã Tân Hóa phải nằm giữa bùn đất sát bên hẻm đá để nhường chổ cho con nằm vị trí khô hơn, nhưng nay cả 2 đứa con đều bị tiêu chảy phải nhờ thuyền cứu hộ chở ra Bệnh viện Đa khoa huyện Minh Hóa để điều trị.
Bác sỹ Đinh Viễn Anh, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Minh Hóa cho biết: Từ sáng nay (6/10) có bệnh nhân từ vùng lũ tới điều trị tại bệnh viện, bệnh tổ chức nấu cơm cho bệnh nhân và người nhà bệnh ăn miễn phí. Ngoài ra thuốc men và phát quần áo cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Cũng trong ngày 6/10, một số chuyến hàng cứu trợ bằng trực thăng đã tới người dân vùng lũ lớn. Máy bay không hạ cánh được nên phải thả xuống ở xã Minh Hóa và Tân Hóa.
Chùm ảnh đau thương từ rốn lũ Minh Hóa (Quảng Bình) chiều 6/10:
Đến thời điểm này, nước lũ đang xuống chậm và còn ở mức cao, các lực lượng chức năng đang nỗ lực đưa lương thực, nước uống, thuốc uống và một số bạt che mưa đến cho bà con khu vực bị nhà cửa nhấn chìm.
Nước lũ dâng cao đã dồn toàn bộ người dân lên chân núi. Có một lèn đá nhỏ mà có tới 32 người cùng tránh lũ, phần lớn trong số đó là người già và trẻ em.
Đói rét, bệnh tật và muôn vàn nguy hiểm đang rình rập những người dân tội nghiệp.
Tại Tân Hóa bắt đầu phát sinh dịch bệnh, thuyền cứu hộ đang chở bệnh nhân từ tâm lũ đi viện. Tại xã Tân Hóa tuy lũ chưa rút nhưng đã xuất hiện dịch bệnh, một số trẻ em bị đau bụng, tiêu chảy, người già thì suy nhược và yếu do lạnh và đói.
Trẻ con vùng lũ phải trú ngụ trong các chòi lá tạm bợ, ướt át.
Những nụ cười hồn nhiên, ánh mắt ngây thơ trong sáng đến nao lòng ... Chúng tôi - những phóng viên có mặt tại tâm lũ Minh Hóa - không biết có thể nói gì để diễn tả được hết những khó khăn cùng cực của người dân mảnh đất này....
Ca nô chở hàng cứu trợ từ huyện đến các vị trí người dân trú ẩn gặp nhiều khó khăn do không chở được nhiều hàng và phía dưới còn nhiều nhà dân nằm sâu trong nước nên đi lại rất khó khăn. Vì thế, mỗi vị trí người dân nhận được một ít hàng cứu trợ đảm bảo không bỏ sót người dân đói rét trên các lèn đá. Hàng cứu trợ là mỳ tôm, nước sạch, chăn màn, quần áo, những vật dụng thiết yếu khác.
Hàng trăm người dân phải chui lên nóc nhà trường tiểu học Tân Hóa, mặc dù đã nhận được một số lương thực nhu yếu phẩm nhưng vẫn còn thiếu nước sạch và thiếu thuốc men chữa bệnh.
Hơn bất kỳ lúc nào, người dân miền Trung đang rất cần những tấm lòng của đồng bào cả nước. Để chung tay hỗ trợ với người dân nơi đây, với sự sẻ chia sâu sắc của mình, độc giả có thể chuyển tiền vào tài khoản: Quỹ từ thiện cộng đồng người sử dụng Internet Việt Nam, số tài khoản: 81162829, ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - Chi nhánh Kỳ Hòa, địa chỉ 109, đường 3 tháng 2, phường 11, quận 10, TP HCM.
Nếu muốn trực tiếp quyên góp quần áo, lương thực thực phẩm, độc giả có thể liên hệ chị Nguyễn Ngọc Linh, văn phòng Zing, tầng 3 tòa nhà Trung Yên 1, Cầu Giấy, Hà Nội, điện thoại: (84 4) 3786 8866, số máy lẻ 7146.
hoặc gửi về Trần Đình Bảo - văn phòng Zing - lầu 2 tòa nhà Big V, 268 Tô Hiến Thành, Quận 10, TP HCM.
Theo Vietnamnet
Bồng dân chạy lũ! Nước đổ về cuộn đỏ, xóa tan những cánh đồng hoa màu xanh mướt nằm ven sông. Người dân bồng bế nhau chạy lũ... Theo thống kê sơ bộ, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã có gần 40 ngôi nhà bị sập, hư hỏng hàng trăm ngôi nhà khác. Quốc lộ 1A qua Quảng Ngãi lại bị lũ chia cắt; miền Trung đã...