Ninh Thuận: Nhiều nơi bị ngập sâu, dân dắt bò chạy lũ
Lượng mưa từ thượng nguồn đổ về kết hợp với xả lũ khiến một số khu vực trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận bị ngập cục bộ.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 9, trên địa bàn huyện Ninh Phước, Thuận Nam, Thuận Bắc, Ninh Hải, Ninh Sơn, Bác Ái và TP. Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) xuất hiện mưa vừa đến mưa to.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, tại khu vực xã Phước Nam (Thuận Nam), Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm và trụ sở UBND xã đã bị ngập. Ngoài ra, tuyến đường liên thôn cũng bị ngập khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.
Nước tràn về làm cho khu vực xã Phước Nam, huyện Thuận Nam bị ngập sâu.
Riêng tại khu vực xã Phước Hải (Ninh Phước), nước đang dâng lên cao cộng thêm một khối lượng cây lục bình khổng lồ trôi tấp dưới cầu thôn Hòa Thủy khiến nước không thể thoát được. Trước tình hình trên, nhiều thanh niên phải dùng cành cây đẩy lục bình đi. Tuy nhiên, với khối lượng khá nhiều và nước chảy mạnh nên việc khơi thông này cũng gặp nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Người dân nỗ lực vớt cây lục bình để khơi thông dòng chảy.
Một số hộ dân sống quanh khu vực hối hả đi chân không đưa đàn bò đến vùng cao.
Ông Lê Văn Định (trú thôn Từ Tâm, Phước Hải, Ninh Phước) cho biết: “Từ 9h sáng 25.11 đến nay, lượng nước đổ xuống khá nhanh làm cho gia đình tôi hết sức lo lắng. Nhà tôi có nguy cơ ngập sâu. Tôi đang cố gắng đưa đàn bò lên chỗ cao hơn”.
Trong khi đó, tại khu vực thôn Gò Đền (xã Tân Hải, Ninh Hải), nhiều nhà dân, chợ, đường liên thôn ngập rất sâu, thậm chí có nơi ngập hơn 1,2m. Nhiều phương tiện không thể lưu thông.
Khu vực thôn Gò Đền, xã Tân Hải (Ninh Hải) bị ngập sâu, thậm chí có nơi ngập hơn 1,2m.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận vẫn đang tiếp tục có mưa lớn.
Theo Danviet
Ninh Thuận - Bình Thuận cấm biển, sẵn sàng sơ tán dân
Ninh Thuận, Bình Thuận bắt đầu triển khai những phương án ứng phó bão số 9 như cấm tàu thuyền ra khơi, sẵn sàng sơ tán dân khi hai tỉnh này nằm trong vùng có nguy cơ bị bão đổ bộ.
Ngày 23/11, UBND tỉnh Ninh Thuận có công điện hỏa tốc về việc cấm tàu thuyền ra khơi, đồng thời triển khai công tác ứng phó bão số 9 và mưa lũ trên địa bàn tỉnh.
Neo đậu tàu thuyền tránh bão số 9 tại Ninh Thuận. Ảnh: Tuấn Kiệt.
Theo đó, tỉnh Ninh Thuận cấm không cho tàu thuyền ra khơi hoạt động trên biển kể từ 10h sáng 23/11. UBND các huyện, thành phố khẩn trương rà soát, nắm số lượng các hộ dân ở vùng nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở, sẵn sàng phương án sơ tán dân đến nơi an toàn. Tất cả các công việc phải hoàn thành trước 17h chiều 24/11.
Số tàu thuyền đã neo đậu an toàn tại các bến, cảng trên địa bàn tỉnh là 2.100 chiếc, còn hơn 450 chiếc đang hoạt động trên biển đã được liên lạc, hướng dẫn về nơi tránh, trú bão. Gần 300 lồng bè nuôi trồng thủy sản đã được yêu cầu di chuyển đến nơi an toàn. Nghiêm cấm người ở lại trên lồng bè, phương tiện thủy nội địa.
Tỉnh Bình Thuận cũng đã có công điện cấm tàu thuyền, phương tiện vận tải, đánh bắt hải sản trên biển kể từ 16h chiều 22/11. Tổ chức kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển vào bờ tránh trú, không đi vào khu vực nguy hiểm.
Ngư dân phường Đông Hải đưa các phương tiện đánh bắt hải sản lên bờ. Ảnh: Tuấn Kiệt.
Tổ chức trực ban 24/24 giờ, nhất là ngày nghỉ cuối tuần để theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão. Yêu cầu các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN xuống địa bàn phối hợp với địa phương thực hiện phương án ứng phó với bão số 9.
Ông Nguyễn Văn Linh, Phó chủ tịch huyện đảo Phú Quý, cho hay huyện đã triển khai công tác phòng tránh bão, tàu thuyền đã được đưa lên bờ.
"17h hôm nay chúng tôi sẽ hoàn thành việc sơ tán người dân khỏi những nơi xung yếu, ảnh hưởng của triều cường", ông Linh nói.
Phó chủ tịch đảo Phú Quý cũng cho biết huyện đảo đã chuẩn bị lương thực, thực phẩm, thuốc để có hàng dự phòng trong thời gian bảo ảnh hưởng trực tiếp, không để bị động khi bị cô lập dài ngày.
Huỳnh Hải
Theo VTC
Đường ngập như sông, kẹt xe kinh hoàng sau cơn mưa ở Sài Gòn Cơn mưa lớn vào giờ tan tầm khiến hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn ngập trong biển nước, hàng ngàn phương tiện "chôn chân" nhiều giờ trên đường. Chiều tối 26.9, cơn mưa lớn trút xuống nhiều địa bàn ở TP.HCM khiến hàng loạt các tuyến đường ở quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức, quận 12...bị ngập sâu. Tại các tuyến...