Ninh Thuận: Nhiều diện tích cây trồng lâu năm “chết khát”, người dân mất trắng hàng trăm triệu
Từ trước Tết Nguyên đán 2020 đến nay, do tình hình nắng hạn kéo dài nên nhiều diện tích cây trồng lâu năm của bà con xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam đã bị chết khô. Hàng trăm triệu đồng đầu tư coi như mất trắng.
Những ngày cuối tháng 3/2020, PV báo Người Đưa Tin về xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận để ghi nhận thực tế về tình hình sản xuất của bà con nông dân nơi đây.
Điều mà làm PV xót xa nhất là nhiều diện tích cây lâu năm như: Bưởi, mãng cầu, dừa, xoài,…của bà con chưa kịp thu hoạch thì đã bị chết khô vì thiếu nước tưới.
Hàng loạt cây trồng lâu năm của bà con xã Nhị Hà bị chết khô vì thiếu nước. (Ảnh: Duy Quan).
Dẫn PV đến 1 hécta đang trồng bưởi, xoài, mãng cầu, dừa anh Bùi Anh Thọ, ngụ thôn 3, xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam thở dài nói: “Những cây trồng trên tôi đã trồng được trên 3 năm rồi. Chỉ duy nhất mãng cầu là đang thu hoạch, như năm ngoái tôi thu 2 vụ/năm thì được khoảng 15 triệu đồng.
Năm nay, do thời tiết hạn hán thì cây mãng cầu cũng chết nên không thu hoạch được. Còn những cây còn lại tôi đầu tư hơn 150 triệu từ mấy năm trước vẫn chưa ra trái, năm nay nắng chết hết coi như mất tiền đầu tư”.
1 hécta trồng bưởi, dừa, xoài của anh Bùi Anh Thọ bị chết khô từ hơn 1 tháng nay. (Ảnh: Duy Quan).
Chỉ tay về vườn bưởi đang chết khô, anh Thọ buồn bã nói: “Từ trước tết thấy bưởi, xoài chết dần tôi ra các vựa ve chai mua khoảng 300 chai nước khoáng bằng nhựa loại hơn 1,5 lít về chế lại thành những bình tưới nước tiết kiệm.
Mỗi ngày tôi chở hơn 100 lít nước sinh hoạt từ nhà lên rẫy đổ vào các bình để tưới nhưng cũng không cứu nổi cây bưởi và xoài. Còn 50 cây dừa vì thiếu nước đã chết khô trước đó nên tôi bỏ luôn”.
“Còn 1 sào (1.000 m2) đang trồng ớt được hơn 60 ngày rồi mà phát triển rất kém. Cứ 2 ngày tôi chở nước sinh hoạt từ nhà lên rẫy đổ vào các bình nhỏ đi tưới từng cây ớt một để kéo dài thời gian đợi mưa, chứ giờ ớt đang ra trái bỏ thì phí”, anh Thọ nói thêm.
Video đang HOT
Để cứu khoảng 1 sào ớt đang ra trái anh Thọ phải chở nước sinh hoạt từ nhà lên rẫy khoảng 1km để tưới cho từng cây ớt với hy vọng sẽ có mưa. (Ảnh: Duy Quan).
Cùng chung cảnh ngộ, hơn 4 hécta đang trồng các loại cây lâu năm như: bơ, ổi, mãng cầu, mít của gia đình anh Trần Văn Tưởng (thôn 3, xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam) cũng chết khô, thiệt hại hơn 90%.
Hiện các hồ chứa nước trên địa bàn xã Nhị Hà đang dần cạn khô. (Ảnh: Duy Quan).
Ông Lê Quyết Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Nhị Hà cho biết: “Tình hình hạn hán của xã Nhị Hà hiện nay thì qua gần 1 năm chưa có mưa. Đặc biệt, tại xã có các hồ, ao chống hạn hiện nay cũng đã gần hết nước.
Chúng tôi cũng ghi nhận được có 3 hộ đang có hiện tượng cây chết vì thiếu nước. Bước vào mùa khô xã cũng đã chủ động tuyên truyền cho bà con sử dụng nước tiết kiệm, tận dụng mọi giải pháp chống hạn.
Tuy nhiên, do nắng hạn kéo dài, các hồ cũng đang cạn kiệt nước nên thiệt hại của bà con cũng đang xảy ra. Chúng tôi cũng đang nắm bắt, báo cáo kịp thời về cho cấp trên”.
Mặc dù người dân có đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nhưng hiện nước đã cạn những cây lâu năm cũng chịu chết “khát”. (Ảnh: Duy Quan).
Ông Thắng nói thêm, hiện nay có một số diện tích cây trồng đang tận dụng nước ở một số ao, hồ, giếng có nước. Nếu tình hình nắng hạn kéo dài thì dự kiến cây trồng, đặc biệt là cây lâu năm của xã Nhị Hà sẽ thiệt hại rất nhiều.
Ngoài ra, chúng tôi cũng đang phối hợp với Trạm thủy nông huyện 1 tháng điều tiết nước 2 lần để phục cho bà con về nước uống cho gia súc và các cây trồng lâu năm, vận động bà con sử dụng nước tiết kiệm.
Hai ao nước chống hạn tại khu vực gia đình anh Trần Văn Tưởng cũng đã cạn khô nước. (Ảnh: Duy Quan).
Chúng tôi cũng đang khảo sát những vùng nào có khả năng khoang giếng được và nạo vét các ao, hồ. Đề xuất, kiện nghị các cấp, ngành quan tâm vấn đề này cho bà con giảm bớt thiệt hại.
Theo thống kê của UBND xã Nhị Hà, toàn xã có 525 hécta đất nông nghiệp phải ngưng sản xuất.
Trong đó, đất trồng lúa 450 hécta, đất trồng cây màu các loại hơn 75 hécta. Đối với diện tích bị thiệt hại cụ thể, chết cây quả 3,6 hécta,/3 hộ gồm các loại cây như: ổi, mãng cầu, bưởi da xanh.
Hiện xã Nhị Hà đã dừng sản xuất 525 hécta đất nông nghiệp. (Ảnh: Duy Quan).
Ngoài ra, 3 hécta cây keo tràm năm thứ 3 cũng đang dần chết, 4 hécta bưởi đang có dấu hiệu rụng trái. Nguyên nhân chủ yếu là không có nguồn nước chủ động để bơm tưới.
Những cây lâu năm như ổi của bà con đang trong thời kỳ ra trái đã bị chết khô do thiếu nước. (Ảnh: Duy Quan).
Một ca F1 của bệnh nhân 67 bị sốt, khai báo trễ
Sau khi tiếp xúc gần với bệnh nhân 67, ông N. đi xa làm ăn ở nhiều nơi. Đến khi bị sốt, liên hệ người nhà ở quê mới biết người quen mà mình từng tiếp xúc là bệnh nhân 67.
Theo báo cáo của UBND huyện Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận) tại cuộc họp chiều 23/3, ngay sau khi phát hiện ca bệnh Covid-19 đầu tiên (bệnh nhân 61), huyện Thuận Nam đã triển khai cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhằm hạn chế lây lan trong cộng đồng. Sau đó, huyện còn tiến hành khoanh vùng cách ly cả thôn Văn Lâm 3 (xã Phước Nam, là nơi sinh sống của bệnh nhân 61).
Bước đầu cho thấy phương án cách ly toàn thôn là đúng đắn khi bệnh nhân 61 có thời gian ủ bệnh dài, tiếp xúc nhiều người tại thôn Văn Lâm 3. Và chỉ sau 1 ngày tiến hành khoanh vùng cách ly, cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện 1 ca bệnh ở đây là bệnh nhân 67 (cách ly ngày 17/3, phát hiện vào ngày 18/3).
Cơ quan chức năng tiến hành đưa các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân 61 đi cách ly tập trung
Tuy nhiên, đến ngày 22/3, huyện Thuận Nam lại ghi nhận 1 trường hợp F1 của bệnh nhân 67 khi người này đi làm ăn xa về nhà. Điều lo ngại là trường hợp F1 này chỉ đến trạm Y tế xã khai báo khi bị ho và sốt cao (38,2 độ C).
Theo báo cáo của huyện Thuận Nam, người này tên B.V.N. (dân tộc Chăm, sinh năm 1976), ngụ thôn Văn Lâm 1, xã Phước Nam (nằm sát bên thôn Văn Lâm 3) và có quan hệ quen biết với bệnh nhân 67.
Ông N. làm nghề thợ hồ, hiện tạm trú cùng vợ và 3 đứa con tại xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Ngày 8/3, ông N. từ Đồng Nai về thôn Văn Lâm 1 và đến nhà lúc 3h ngày 09/3. Sáng 9/3, ông N. có gặp và nói chuyện với ông C. (bệnh nhân 67) và được ông C. chở vào rẫy nhà ông C. chơi, sau đó về nhà.
9h ngày 10/3, ông N. đến Công an xã Phước Nam để hỏi thủ tục làm Chứng minh nhân dân (có tiếp xúc với 2 công an viên), sau đó lên Công an huyện làm (tiếp xúc với 1 công an viên).
Tối cùng ngày, ông N. đón xe Phước Thiện (Tài 01) về lại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai và ở với vợ, con tại nhà trọ cho đến ngày 17/3.
Ngày 18/3, ông N. đi phụ hồ, cảm thấy mệt, say nắng khó chịu nên đi đến phòng khám tư nhân để khám, truyền dịch và mua thuốc uống nhưng vẫn không khỏi. Sau đó, ông gọi điện cho người quen ở quê thì biết ông C. dương tính với virus Sars-CoV-2.
Ngày 20/3, ông N. cùng 1 người bạn ở thôn Văn Lâm 3 có đi dự lễ tại Thánh đường Thủ Đức (TPHCM).
Ngày 21/3, ông N. cảm thấy mệt mỏi và sốt nên 14h tự lái xe máy về nhà ở Văn Lâm 1 và ở tại nhà cho đến sáng.
7h25 ngày 22/3, ông N. đến Trạm Y tế xã Phước Nam khai báo, đo thân nhiệt thấy sốt 38,2 độ C, được Trung tâm Y tế huyện đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh khám và nhập viện điều trị.
Theo UBND huyện Thuận Nam, ngay sau khi phát hiện trường hợp này, huyện đã tổ chức phun hoá chất tiêu độc khử trùng nơi ông C. đã đến như: tại khu vực nhà ở thôn Văn Lâm 1, trụ sở UBND xã, Công an huyện, Trạm Y tế xã... Đồng thời, huyện cũng tổ chức khai thác các trường hợp F2 để hướng dẫn cách ly theo quy định.
Tâm Bình
Lâm Đồng: Chở 4 tấn rau, củ về vùng dịch Covid-19 Văn Lâm 3 Hơn 4 tấn rau, củ, quả của các doanh nghiệp, hợp tác xã tại Lâm Đồng được vận chuyển về vùng dịch Covid-19 ở thôn Văn Lâm 3, xã Phước Nam (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) để giúp đỡ người dân địa phương trong khi cách ly. Tối ngày 21/3, chuyến xe xuất phát từ tỉnh Lâm Đồng đã đưa 4 tấn...