Ninh Thuận: Miễn nhiễm Covid, dân kiếm bộn tiền từ thứ cây gai này
Trái với tình hình ế ẩm của nhiều loại nông sản do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, hơn 1 tháng nay, giá nha đam trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tăng nhanh, phá đỉnh của nhiều năm trước và vẫn đang có dấu hiệu tăng thêm. Nhiều hộ dân canh tác loại cây trồng này hết sức phấn khởi.
Chị Nguyễn Thị Mỹ Anh, khu phố 3, phường Văn Hải (Tp. Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) cho biết: Giá nha đam thời gian qua liên tục tăng, từ mức 3.000 đồng/kg thời điểm giữa tháng giêng đến nay đã là 4.500 đồng/kg.Thậm chí, với hàng đẹp, đạt chuẩn giá bán lên tới 5.500 đồng/kg.
Nông dân phường Văn Hải, Tp. Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận phấn khởi vì nha đam được giá.
Với 6 sào nha đam đang cho thu hoạch, mỗi tháng chị Anh xuất bán 20 tấn thu về khoản lợi nhuận 45 triệu đồng. Có hơn 15 năm gắn bó với cây nha đam, ông Trần Đức Anh, một nông dân ở khu phố 2, phường Văn Hải cho biết: Đây là lần đầu tiên ông chứng kiến giá nha đam tăng nhanh và đạt đỉnh cao như vậy. Nha đam phát triển tới đâu, được thu hoạch và thương lái thu mua hết tới đó.
So với giá bán trung bình của nhiều năm qua, giá nha đam ở thời điểm này đã cao gấp 4 lần. Với mức giá này, hàng trăm hộ dân trồng nha đam trên địa bàn tỉnh thu về khoản lợi nhuận lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Tâm lý phấn khởi, ai ai cũng đẩy mạnh đầu tư để tăng năng suất, cải thiện thêm thu nhập.
Lý giải về nguyên nhân giá nha đam tăng, ông Đặng Hải Âu, Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Cánh Đồng Việt cho biết: Đây là thời điểm đầu mùa nắng, nhu cầu sử dụng các món ăn, nước uống liên quan đến nha đam tăng mạnh.
Video đang HOT
Trong khi đó, thời tiết không thuận lợi, sương muối nhiều, cây dễ bị hư, thối dẫn đến chết nên sản lượng tại các hộ có sụt giảm. Hiện nay, trung bình mỗi ngày, Công ty thu mua 50-70 tấn nha đam, với mức giá 5.500 đồng/kg.
Với đặc tính chịu hạn tốt, dễ trồng, dễ chăm sóc, cho năng suất cao, nha đam là một trong 12 sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh. “Bén duyên” từ năm 2002, đến nay toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có trên 330 ha nha đam, tập trung chủ yếu phường Văn Hải, Mỹ Bình, Mỹ Hải (Tp. Phan Rang-Tháp Chàm).
Để nha đam trở thành cây trồng “giảm nghèo” của tỉnh Ninh Thuận, thời gian tới, ngành Nông nghiệp đang phối hợp với các địa phương rà soát, bổ sung quy hoạch vùng trồng, dự kiến đến cuối năm 2020 mở rộng diện tích cây nha đam lên khoảng 500 ha.
Để đạt mục tiêu, chính quyền địa phương tiếp tục triển khai những chính sách hỗ trợ nông dân phát triển cây nha đam, đẩy mạnh tuyên truyền, làm cầu nối giúp nông dân và doanh nghiệp liên kết với nhau, xây dựng các tổ hợp tác sản xuất nha đam theo chuẩn VietGAP,…đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Tin rằng, với những giải pháp đồng bộ từ nhiều phía, cây nha đam sẽ trở thành “đòn bẩy” giúp nhiều nông dân tỉnh ta vươn lên làm giàu chính đáng.
Mỹ Dung
Ninh Thuận: Mùa ra biển bắt thứ tôm nhí, 1 buổi sáng có 5 triệu
Những ngày này tại khu vực biển Đông Hải, Phú Thọ (thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) luôn tất bật thuyền thúng ra vào đem tôm hùm giống vừa khai thác được bán cho thương lái.
Tại Ninh Thuận, từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý đến nay, nhiều ngư dân liên tục trúng đậm tôm hùm giống.
Với giá bán cao, sau mỗi chuyến đi biển trong vòng vài tiếng, một thuyền có thể kiếm được tiền triệu. Lộc biển đầu năm đã tạo thêm niềm tin cho ngư dân về một vụ mùa đánh bắt bội thu.
Tôm hùm giống được khai thác ở vùng biển thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN).
Những ngày này tại khu vực biển Đông Hải, phường Phú Thọ (thành phố Phan Rang-Tháp Chàm) luôn tất bật thuyền thúng ra vào đem tôm hùm giống vừa khai thác được bán cho thương lái.
Các thương lái đếm từng con tôm hùm giống và trả tiền ngay cho ngư dân. Tùy theo kích cỡ con tôm, tôm hùm sao có giá dao động từ 140.000-250.000 đồng/con, tôm hùm xanh có giá từ 35.000-37.000 đồng/con.
Ông Trần Văn Khỏe (phường Phú Thọ, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm) cho biết, sau từ 3-4 giờ thả lưới, mỗi ngư dân có thể bắt được từ 5-10 con, có thời điểm bắt trúng đậm từ 7080 con tôm hùm giống.
Trung bình mỗi chuyến biển khai thác, ông Khỏe có thể kiếm được từ 500.000-800.000 đồng, gặp bữa trúng có thể kiếm được vài triệu đồng chỉ sau một buổi sáng bắt tôm hùm giống.
Theo các ngư dân địa phương, đặc tính của con tôm hùm giống là sống và sinh sản trong các rạn san hô dưới đáy biển, nếu thời tiết biển động liên tục, sóng lớn thì tôm hùm giống sẽ trồi lên mặt nước theo dòng hải lưu bơi vào vùng biển gần bờ.
Năm nay, biển động tôm hùm giống xuất hiện khá nhiều nên thu hút nhiều ngư dân tham gia khai thác. Tôm hùm giống được mùa lại được giá cao khiến cho làng biển những ngày đầu năm thêm vui và rộn ràng.
Theo lãnh đạo Chi cục Thủy sản Ninh Thuận, vài năm trở lại đây, nhiều ngư dân ở tỉnh đã chuyển từ việc đánh bắt tôm hùm giống bằng thuyền sang dùng thúng chai, giúp giảm chi phí nhiên liệu, giảm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế.
Nghề đánh bắt tôm hùm giống tuy mang lại nguồn thu nhập cao nhưng chỉ duy trì được một khoảng thời gian rất ngắn, thường bắt đầu từ tháng Chạp đến cuối tháng Giêng Âm lịch là hết nên người dân tranh thủ khai thác.
Tuy nhiên, ngư dân các địa phương khai thác tôm hùm giống cần phải bảo vệ, không khai thác tôm hùm bố mẹ để duy trì nguồn lợi bền vững.
Hiện nay, việc khai thác tôm hùm giống trong thời kỳ gió to, biển động cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Do vậy, các địa phương cần tăng cường vận động, tuyên truyền ngư dân chú ý bảo đảm an toàn cho người, phương tiện trong quá trình khai thác.
Theo Nguyễn Thành (TTXVN)
Giáo viên trừng phạt học sinh: Thỏa hiệp mức nào? PGS.TS Trần Xuân Nhĩ phản đối sử dụng biện pháp thô bạo tổn thương trẻ và cho rằng cần nghiên cứu hình thức xử phạt nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc. Có thể xử phạt nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc Liên quan đến sự việc một loạt phụ huynh tố con em mình bị đánh đập, miệt thị trong lớp dạy kèm ở phường...