Ninh Thuận: Kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm kinh doanh xăng dầu
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Minh Khoa, quyền Cục trưởng Cục quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận cho biết, Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận đã yêu cầu các Đội quản lý thị trường tăng cường giám sát, nắm bắt tình hình hoạt động của tất cả các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận kiểm tra tình hình buôn bán xăng dầu tại cửa hàng xăng dầu Xuân Hải (xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải). Ảnh: TTXVN phát
Trước diễn biến tình hình kinh doanh xăng dầu trong những ngày qua, một số cửa hàng xăng dầu trên địa bàn Ninh Thuận tạm ngưng hoạt động hoặc bán cầm chừng với nhiều lý do, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quyền lợi của người tiêu dùng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận yêu cầu các đội quản lý thị trường tăng cường giám sát, nắm bắt tình hình hoạt động của tất cả các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
Theo báo cáo nhanh của Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận, tính đến chiều ngày 10/10, Ninh Thuận có 5 cửa hàng xăng dầu đóng cửa thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân phân phối Công ty cổ phần Xăng dầu Petro Bình Phước do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát Thuận Phát làm tổng đại lý tại Ninh Thuận đã đóng cửa từ ngày 5/10/2022 (Các doanh nghiệp thuộc hệ thống này thường xuyên thiếu hụt xăng dầu, gián đoạn việc bán hàng trong thời gian gần đây).
Đồng thời, có 23 cửa hàng đang bán hạn chế do hết xăng dầu hoặc hết mặt hàng xăng chỉ còn dầu DO của các doanh nghiệp thuộc hệ thống thương nhân phân phối Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư xuất nhập khẩu Sao Kim, thương nhân phân phối Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Vận tải thương mại Huy Hoàng, Công ty cổ phần Kinh doanh Tổng hợp Ninh Thuận, thương nhân Tổng đại lý Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xăng dầu Dương Đông-Miền Trung và Công ty Xăng dầu Quân đội khu vực 3.
Đối với các cửa hàng thuộc hệ thống Chi nhánh Xăng dầu Ninh Thuận (Petrolimex), Chi nhánh Công ty cổ phần Xăng dầu dầu khí Bình Thuận tại Ninh Thuận (PVoil) hiện vẫn đang hoạt động bình thường, đủ nguồn hàng xăng và dầu DO bán lẻ tại các cửa hàng thuộc hệ thống. Tuy nhiên hiện nay, lượng bán đang tăng cao do các cửa hàng thuộc hệ thống khác đang thiếu hụt xăng dầu.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Minh Khoa, quyền Cục trưởng Cục quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận cho biết, Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận đã yêu cầu các Đội quản lý thị trường tăng cường giám sát, nắm bắt tình hình hoạt động của tất cả các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
Video đang HOT
Đối với các cửa hàng ngưng bán hàng hoặc chỉ bán một mặt hàng dầu, Đoàn kiểm tra tiến hành đo bồn chứa để xác minh lý do, xử lý theo quy định khi phát hiện có vi phạm thuộc trách nhiệm doanh nghiệp. Theo trình bày của các doanh nghiệp bán lẻ thì việc hết xăng dầu bán trong ngày là do các thương nhân phân phối không cung cấp đủ nguồn hàng theo yêu cầu của doanh nghiệp và hiện không còn xăng dầu tại bồn chứa của cửa hàng. Qua giám sát, kiểm tra không phát hiện các hành vi đầu cơ, găm hàng tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, ông Trần Minh Khoa thông tin.
Trước đó, Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận nhận được 13 đơn đề nghị ngừng bán hàng của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh với các lý do chiết khấu thấp hoặc không chiết khấu, đơn vị cung cấp không có nguồn hàng để cung cấp; không đủ nguồn cung từ thương nhân đầu mối và tạm ngừng mặt hàng xăng RON 95 để kiểm tra, xử lý hao hụt trong kinh doanh.
Ông Trần Quốc Sanh, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận cho biết, Sở đã chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức họp với sự tham dự của các doanh nghiệp thuộc hệ thống của thương nhân đầu mối đóng trên địa bàn tỉnh, thương nhân phân phối, thương nhân tổng đại lý, thương nhân đại lý bán lẻ xăng dầu nhằm đảm bảo tình hình cung ứng xăng dầu trên địa bàn.
Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nêu lên một số khó khăn như chiết khấu từ đơn vị cung cấp xăng dầu quá thấp hoặc không có chiết khấu, đại lý kinh doanh xăng dầu không đảm bảo chi phí để tiếp tục hoạt động; nguồn cung từ thương nhân cung cấp xăng dầu (chủ yếu từ thương nhận thuộc hệ thống của thương nhân đầu mối) nhỏ giọt, đặc biệt là vào những thời điểm của chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu của Liên Bộ Tài chính-Bộ Công Thương.
Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận ghi nhận những khó khăn của các đại lý bán lẻ xăng dầu. Đồng thời, Sở đề nghị các doanh nghiệp thuộc hệ thống thương nhân đầu mối trên địa bàn tỉnh chia sẻ nguồn cung hợp lý cho các đơn vị nhằm đảm bảo nguồn cung xăng dầu trên địa bàn. Sở sẽ báo cáo những vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết đối với những nội dung vượt thẩm quyền giải quyết của địa phương.
Cùng với đó, Sở đề xuất, kiến nghị Bộ Công Thương xem xét, điều chỉnh bổ sung quy định cho thương nhân bán lẻ xăng dầu được ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ với hai thương nhân phân phối xăng dầu. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân bán lẻ chủ động khai thác nguồn cung, không bị phụ thuộc chỉ vào một thương nhân phân phối như theo quy định hiện nay.
Sở kiến nghị Bộ Công Thương sớm xem xét, chỉ đạo thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu cùng chia sẻ quyền lợi một cách chính đáng, có tỷ lệ chiết khấu hợp lý đối các đơn vị bán lẻ; kiến nghị cơ quan thuế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu giảm lãi suất cho vay, giảm thuế ít nhất 1 năm cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu để bù khoản lỗ trong thời gian qua.
Tỉnh Ninh Thuận hiện có 128 cửa hàng kinh doanh xăng dầu (127 cửa hàng và 01 tàu mua bán dầu trên biển), thuộc 77 doanh nghiệp; trong đó có 4 doanh nghiệp hoạt động theo ủy quyền của thương nhân xuất nhập khẩu xăng dầu, 1 doanh nghiệp là thương nhân phân phối, 1 doanh nghiệp tổng đại lý.
Cửa hàng kinh doanh xăng, dầu 'gồng gánh' sức mua duy trì mức cao
Mặc dù chính quyền địa phương cũng như sở, ngành đã công bố danh sách cửa hàng xăng, dầu hoạt động trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và những giải pháp hỗ trợ điều tiết, bình ổn thị trường, nhưng lượng khách hàng tại nhiều cửa hàng xăng, dầu vẫn tăng đột biến và duy trì ở mức cao.
Nhiều cửa hàng kinh doanh xăng, dầu tại TP Hồ Chí Minh có lượng khách hàng tập trung đông và tràn ra cả lòng lề đường.
Ghi nhận đến trưa ngày 11/10, nhiều người dân vẫn nối đuôi nhau tấp nập vào cửa hàng kinh doanh xăng, dầu để "đổ đầy bình" bất chấp phải xếp hàng và thời gian chờ đến lượt mua lâu hơn thời điểm bình thường. Tình trạng này kéo dài từ sáng sớm cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có xu hướng giảm nhiệt.
Lý giải nguyên nhân tranh thủ giờ nghỉ trưa đi mua xăng, chị Ánh Nguyệt, cư ngụ tại thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh cho hay, trong những ngày gần đây nguồn cung xăng, dầu bán lẻ đến tay người tiêu dùng bị biến động và có những cửa hàng treo biển "hết xăng" đã gây tâm lý bất an cho người dân. Đồng thời, trước một số thông tin trong kỳ điều chỉnh xăng, dầu sẽ công bố vào 15 giờ chiều nay, mặt hàng này có thể tăng giá nên người dân tranh thủ mua đầy bình.
Cùng quan điểm, anh Văn Duy, cư ngụ tại quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh cho biết, tuy cửa hàng kinh doanh xăng, dầu ngay đầu ngõ nhà, nhưng cả gia đình cũng quan ngại thị trường đứt nguồn cung nên ưu tiên mua đầy bình xăng các xe gắn máy trước. Bên cạnh đó, gia đình cũng chỉ mua xăng phục vụ nhu cầu đi lại thiết yếu, chứ không có chứa trữ vì mặt hàng xăng, dầu tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.
Trước thực trạng người dân tấp nập mua xăng, hàng loạt cửa hàng xăng, dầu trên địa bàn TP Hồ Chí Minh tiếp tục gặp khó khăn trong cung ứng, bán lẻ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Điển hình, cửa hàng kinh doanh xăng dầu Saigon Petro trên đường Lý Thái Tổ, quận 10, TP Hồ Chí Minh đã treo biển "hết xăng RON 95 - III".
Khi khách hàng đến mua xăng thì nhân viên của cửa hàng thông báo và hướng dẫn đến cửa hàng kinh doanh xăng, dầu gần đó. Riêng dối với những khách hàng mua dầu, thì cửa hàng vẫn phục vụ bình thường với số lượng không giới hạn.
Tương tự, cửa hàng kinh doanh xăng dầu Petrolimex trên đường Pastuer quận 3, TP Hồ Chí Minh, đến thời điểm cuối buổi sáng đã huy động xe bồn tiếp ứng nguồn cung xăng, dầu để đảm bảo số lượng khách hàng tăng cao đột biến trong sáng nay. Thống kê sơ bộ, lượng khách hàng đến cửa hàng này tăng gấp 3 - 5 lần so với thời điểm bình thường.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, đại diện một số cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cho biết, do một số lượng cửa hàng kinh doanh xăng, dầu treo biển "hết xăng" và tạm đóng cửa nên những cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn đang hoạt động phải "gồng gánh" sức mua và lượng khách hàng tăng cao đột biến. Cùng đó, thị trường phân phối, bán lẻ xăng, dầu biến động theo xu hướng thiếu hụt nguồn cung nên người tiêu dùng có tâm lý có thể "không đổ được xăng" phục vụ cho nhu cầu đi lại.
"Trên thực tế, trong những ngày qua, không ít người dân phải đi đến 2 - 3 cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn TP Hồ Chí Minh mới mua được xăng. Hay xuất hiện tình trạng cửa hàng xăng, dầu linh hoạt phương thức kinh doanh để duy trì hoạt động bằng cách bán xăng với mức hạn chế nhất định hay chỉ vận hành 1 - 2 trạm bơm xăng", một đại diện cửa hàng xăng, dầu chia sẻ thêm.
Với bối cảnh cửa hàng kinh doanh xăng, dầu tại TP Hồ Chí Minh "khát" nguồn cung ứng, trong khi sức mua của người dân duy trì ở mức cao đang gây tình trạng hỗn loạn thị trường và đời sống kinh tế - xã hội. Theo các chuyên gia, nếu tình trạng này cứ kéo dài và không nhanh chóng tháo gỡ thì số lượng cửa hàng kinh doanh xăng, dầu treo biển "hết xăng" và "tạm đóng cửa" sẽ tăng ngày càng nhiều hơn.
Theo Ts. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, đến thời điểm này, thông tin từ Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã cho thấy doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng, dầu ngưng nhập khẩu và sản lượng nhập khẩu giảm là có thật. Vì vậy, những vấn đề đặt ra là tỷ lệ xăng, dầu nhập khẩu và sản xuất trong nước hiện như thế nào?
Hơn nữa, mức độ tự chủ của doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu trong quyền quyết định nhập khẩu đến đâu? Với những vấn đề nêu ra, bộ ngành quản lý cần nhìn nhận vai trò của mình và trong phối hợp liên ngành trong điều tiết thị trường xăng, dầu.
Báo cáo của Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh, trên địa bàn có 15 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh nhập khẩu xăng, dầu; 60 thương nhân phân phối; 550 cửa hàng kinh doanh bán lẻ. Đến chiều ngày 10/10 đã có 121 trong tổng số 550 cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn TP Hồ Chí Minh treo biển "hết xăng" và "tạm đóng cửa". Trước đó, thống kê đến tối ngày 9/10 chỉ có 54 cửa hàng treo biển "hết xăng" và "tạm đóng cửa".
Ngoài ra, số lượng cửa hàng kinh doanh xăng, dầu treo biển "hết xăng" và "tạm đóng cửa" chủ yếu là những đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, vốn yếu kém về tài chính và năng lực liên kết với doanh nghiệp đầu mối. Số lượng cửa hàng này cũng phổ biến tập trung ở những quận, huyện vùng ven TP Hồ Chí Minh.
Nhiều cây xăng tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên hết hàng Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên về việc thành lập 3 đoàn công tác giám sát những hoạt động kinh doanh xăng dầu trong kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9, Đoàn công tác của Tổng cục Quản lý thị trường do Phó Tổng Cục trưởng Hoàng Ánh Dương làm trưởng Đoàn đã giám sát hoạt động...