Ninh Thuận: Kêu gọi tàu thuyền khẩn trương vào bờ, tránh trú an toàn
Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Thuận, đến sáng 26/10, tỉnh còn 205 phương tiện tàu, thuyền với 2.048 lao động đang hoạt động trên các vùng biển Vũng Tàu, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang; có 265 bè/4.680 lồng với 461 lao động đang hoạt động trên biển.
Các đơn vị chức năng đang khẩn trương thông báo cho các chủ tàu, thuyền trưởng khẩn trương đưa phương tiện vào các cảng cá tránh trú; thông báo vị trí, diễn biến của áp thấp nhiệt đới để các chủ tàu chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Tại cuộc họp triển khai phương án ứng phó với với mưa lũ và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang đi vào đất liền, ông Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, Phó trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai đồng bộ các phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới theo công điện chỉ đạo của Trung ương và hướng dẫn tại văn bản hỏa tốc số 5818/PA-PCTT ngày 25/10 của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
Video đang HOT
Các địa phương khẩn trương thông báo cho các ngư dân có phương án đảm bảo an toàn cho lồng bè; các lực lượng chức năng tổ chức vận động bà con di chuyển khỏi lồng bè để vào bờ tránh trú, toàn bộ công việc phải được thực hiện xong trước 16 giờ ngày 26/10. Các địa phương ven biển tiếp tục rà soát, chỉ đạo triển khai các phương án đảm bảo an toàn các tuyến đê biển xung yếu hoặc đang thi công; hướng dẫn nhân dân chằng chống, gia cố nhà cửa để giảm thiểu thiệt hại do áp thấp nhiệt đới, triều cường gây ra.
Đối với khu vực miền núi, vùng trũng thấp dễ xảy ra ngập lụt, các địa phương khẩn trương rà soát các khu vực trũng thấp, ven sông, suối, đồi núi thường xuyên bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở, đặc biệt là các nhà dân sống gần các vùng đồi, núi để chủ động có phương án ứng phó, khắc phục, kịp thời tổ chức sơ tán dân đến nơi an toàn khi xảy ra áp thấp nhiệt đới, mưa lũ. Các ngành liên quan khẩn trương tổ chức kiểm tra, cắm biển cảnh báo và bố trí người túc trực tại những khu vực nguy hiểm để hướng dẫn, hỗ trợ phương tiện, nhân dân qua lại đảm bảo an toàn; đối với các khu vực bị chia cắt do nước lũ, tổ chức cắm biển nghiêm cấm phương tiện, người qua lại.
UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu các sở, ngành có liên quan, chính quyền các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình áp thấp nhiệt đới, mưa lũ để tổ chức tích trữ và xả lũ các hồ chứa đảm bảo đúng quy trình vận hành các hồ chứa nước; sẵn sàng các phương án ứng phó với lũ, lũ quét, sạt lở đất, đảm bảo an toàn cho công trình và khu vực vùng hạ du; bảo đảm giao thông thông suốt trên tất cả các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, tuyến giao thông liên xã.
Tàu cá của ngư dân Ninh Thuận và các tỉnh, thành vào neo đậu tại cảng Ninh Chữ (huyện Ninh Hải).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận lưu ý lãnh đạo các địa phương tuyệt đối không được chủ quan trước áp thấp nhiệt đới. Các đơn vị tổ chức trực ban 24/24 giờ theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, mưa lũ; khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện để đảm bảo công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phù hợp với diễn biến của dịch COVID-19 trên từng địa bàn.
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Ninh Thuận, trong 24 giờ tới, địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, vùng núi các huyện Thuận Bắc, Ninh Sơn, Bác Ái có mưa rất to và dông, lượng mưa phổ biến từ 150-250mm. Trên biển, mưa to và dông mạnh. Trên đất liền, gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 (khu vực phía Bắc vùng giáp tỉnh Khánh Hòa khả năng có gió giật mạnh hơn). Vùng biển tỉnh Ninh Thuận gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7, giật cấp 8, cấp 9, sóng biến cao từ 2 đến 4 m, biến động, cấp độ rủi ro thiên tai, cấp 3.
Các phương tiện và người lao động ở Thanh Hóa đã vào tránh trú bão an toàn
Báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa cho biết, tính đến 21 giờ ngày 13/10, đã có 6.667 phương tiện với 24.675 lao động của tỉnh đã vào tránh trú an toàn.
Tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn. Ảnh: TTXVN
Hiện chỉ còn 6 phương tiện với 57 lao động đang hoạt động tại vùng biển không chịu ảnh hưởng của bão số 8 ở Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hòa. Người lao động trên các phương tiện nói trên đều nắm được thông tin về bão số 8 và thường xuyên giữ liên lạc với cơ quan chức năng, gia đình, chính quyền địa phương.
Từ 13 giờ đến 21 giờ ngày 13/10, địa bàn tỉnh có mưa nhỏ, có nơi có mưa vừa, lượng mưa phổ biến từ 10-20 mm, một số nơi có lượng mưa lớn như: Cầu Quan (Nông Cống) 31mm; Sao Vàng (Thọ Xuân) 28,2mm; Yên Cát (Như Xuân) 25,6mm, Tân Thành (Thường Xuân) 24mm... Dự báo trong 6 giờ tới, các huyện miền núi Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát, Bá Thước... cần đề phòng lũ quét, sạt lở và ngập úng cục bộ.
Mực nước các hồ lớn tính đến 19 giờ ngày 13/10: tại hồ Trung Sơn (huyện Quan Hóa) là 154.54/160m; hồ Cửa Đạt (huyện Thường Xuân) là 94.53/110m; hồ Sông Mực (huyện Như Thanh) là 31.72/33m; hồ Yên Mỹ (huyện Nông Cống) là 18.67/20.36m... Hiện các đơn vị quản lý, vận hành các hồ chứa đã chủ động xả hạ thấp mực nước để đón lũ trong những ngày sắp tới.
Để ứng phó với diễn biến của bão số 8, tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các địa phương thường xuyên giữ liên lạc, thông tin về hướng di chuyển của bão cho các phương tiện đang còn hoạt động trên biển, đảm bảo toàn bộ phương tiện vào nơi tránh trú hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm; quản lý chặt chẽ phương tiện, tàu thuyền tại khu neo đậu, tuyệt đối không để người dân ở lại trên các chòi canh, lồng bè nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ.
Tùy vào tình hình cụ thể, các địa phương chủ động rà soát, sơ tán dân cư tại các khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19; khẩn trương thực hiện việc gia cố nhà cửa, các công trình để đảm bảo an toàn.
Để bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh đã thông báo cấm biển trên địa bàn kể từ 18 giờ ngày 12/10 cho đến khi có thông báo mở biển.
Áp thấp nhiệt đới giật cấp 9, cách Ninh Thuận và Khánh Hoà gần 300km Hiện nay, áp thấp nhiệt đới cách Khánh Hòa khoảng 300km, cách Ninh Thuận khoảng 280km và sẽ suy yếu thành một vùng áp thấp khi đi vào đất liền. Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, lúc 4h ngày 26/10, tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 11,1 độ Vĩ Bắc; 111,7 độ Kinh Đông, cách Khánh Hòa khoảng 300km, cách...