Ninh Thuận: Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn
Chiều 15.10 tại TP. Phan Rang – Tháp Chàm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận đã tổ chức họp báo thông tin về công tác Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025.
Theo đó, Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra từ ngày 26-28.10. Có 417 đại biểu tham dự Đại hội, trong đó có 349 đại biểu chính thức và 68 đại biểu khách mời. Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã thống nhất thông qua phương án nhân sự Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ tỉnh theo đúng đề xuất của Tỉnh ủy Ninh Thuận. Theo đó, số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận, khóa XIV, nhiệm kỳ 2020 -2025, gồm có 47 đồng chí (giảm 5% so với nhiệm kỳ 2015 -2020). Số lượng Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIV, nhiệm kỳ 2020 -2025 là 15 đồng chí.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận thông tin về tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận
Video đang HOT
Đại hội có chủ đề: Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy truyền thống đoàn kết; xây dựng đổi mới sáng tạo, kinh tế biển là động lực, phát triển kinh tế, xã hội nhanh, bền vững, nâng cao đời sống Nhân dân; đảm bảo quốc phòng, an ninh; phấn đấu xây dựng Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực và cả nước.
Kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đạt được nhiều kết quả cao, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng… Trong đó, du lịch, thương mại, dịch vụ phát triển khởi sắc. Chủ trương phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn được tập trung triển khai; hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được chú trọng, nhiều tuyến, điểm du lịch mới hình thành gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ; lượng khách du lịch đến Ninh Thuận tăng nhanh.
Các chính sách, chương trình phát triển kinh tế, xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tiển khai đồng bộ, kịp thời. Bản sắc văn hóa các dân tộc tiếp tục được bảo tồn và phát huy; phá bỏ dần các phong tục, tập quán lạc hậu…
Hà Tĩnh sẽ thực hiện 3 đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ 2020 - 2025
Theo báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh, dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 sẽ xác định 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược.
Cụ thể, đó là: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, nhất là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, năng động, sáng tạo, đột phá. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung xây dựng chính quyền điện tử,chính quyền số, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, gắn trách nhiệm người đứng đầu; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi phục vụ người dân và doanh nghiệp. Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng trở thành khu kinh tế đa chức năng, trung tâm công nghiệp động lực và logistics; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông chiến lược, hạ tầng đô thị, hạ tầng thông tin, viễn thông, thúc đẩy phát triển kinh tế số.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 sẽ diễn ra từ ngày 14 - 17/10, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh.
Cũng tại dự thảo báo cáo chính trị, xác định đến năm 2025, tỉnh Hà Tĩnh có 27 chỉ tiêu, trong đó có một số chỉ tiêu chủ yếu là: Phát triển 2.500 đảng viên; tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân trên 10%; cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp dưới 9%, công nghiệp - xây dựng trên 56%; dịch vụ trên 35%; thu ngân sách trên địa bàn trên 28.000 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người trên 70 triệu đồng; ít nhất 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới; 100% xã, phường, thị trấn đạt cơ sở vững mạnh toàn diện.
Định hướng đến năm 2030, tỉnh Hà Tĩnh có mức tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2026 - 2030 đạt trên 8,5%; tính chung cả giai đoạn 2021 - 2030 đạt trên 9,7%/năm. GRDP bình quân đầu người 8.800 USD. Hình thành các thành phố phía Bắc và phía Nam của tỉnh.
Cùng với đó, báo cáo chính trị nêu 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thuộc 09 nội dung về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; 11 nhóm nhiệm vụ và giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội; 2 nhóm nhiệm vụ, giải pháp về quốc phòng - an ninh, đối ngoại. Từ đó xác định 7 nhiệm vụ trọng tâm, 05 chương trình trọng điểm.
Tại báo cáo nêu rõ, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, sẽ mang chủ đề: "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ, đoàn kết, ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa và sức mạnh con người Hà Tĩnh; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo; bảo đảm quốc phòng - an ninh; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước".
Hà Tĩnh sẽ thực hiện 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Với mục tiêu: Xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, văn hóa phát triển, xã hội tiến bộ, quốc phòng - an ninh đảm bảo, trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ; cải thiện toàn diện ời sống Nhân dân; đến năm 2025 tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người cao hơn bình quân các tỉnh Bắc Trung Bộ, phấn đấu năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước.
Về nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX gồm có 53 đồng chí (giảm gần 5% so với nhiệm kỳ 2015 - 2020). Nhân sự dự kiến giới thiệu 59 đồng chí, số dư 6/53 đồng chí (tỷ lệ 11,3%), trong đó Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII tái cử 38 đồng chí. Đổi mới cấp ủy đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 là 15/53 đồng chí (tỷ lệ 28,3%). Trong nhiệm kỳ, căn cứ Chỉ thị số 35-CT/TW, đổi mới cấp ủy là 19/53 đồng chí, tỷ lệ 35,84%. Số cán bộ nữ được giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX là 9/59 đồng chí, tỷ lệ 15,25%.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 sẽ diễn ra từ ngày 14 - 17/10, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh.
Tìm lời giải cho bài toán xâm nhập mặn Nhiều năm qua, biến đổi khí hậu, hạn hán ngày càng gay gắt và kéo dài khiến các tỉnh, thành miền Trung luôn phải đối mặt với tình trạng xâm nhập mặn, thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Trong lúc nhiều địa phương đã chủ động ứng phó bằng các giải pháp công trình hiệu...