Ninh Thuận đẩy nhanh thi công dự án đường Tân Sơn – Đức Trọng
Dự án đường Tân Sơn – Đức Trọng có tổng chiều dài 62,5 km; trong đó có 45,4 km thuộc địa bàn huyện Ninh Sơn ( Ninh Thuận) và 17,1 km nằm trên địa bàn huyện Đức Trọng (Lâm Đồng).
Đây là dự án trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận được thi công bằng nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 với kinh phí gần 1.500 tỷ đồng.
Các nhà thầu tập trung thi công điểm đầu tuyến đường Tân Sơn – Đức Trọng.
Việc hoàn thành tuyến đường giao thông huyết mạch nối Ninh Sơn với Đức Trọng mở ra triển vọng mới trong phát triển kinh tế – xã hội giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận. Đồng thời, tận dụng tối đa, phát huy hiệu quả nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Do đó, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Ninh Thuận (chủ đầu tư dự án) đang tập trung giải quyết rốt ráo những khó khăn, vướng mắc liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng… tập trung thi công, đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành dự án vào năm 2025.
Ông Phạm Minh Tân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Ninh Thuận cho biết, dự án đường Tân Sơn – Đức Trọng được triển khai thi công từ điểm đầu của thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn đến ngã tư Tà Năng, huyện Đức Trọng. Dự án được phân chia thành 2 dự án thành phần; trong đó, dự án thành phần 1 là tuyến đường từ thị trấn Tân Sơn đến xã Ma Nới (huyện Ninh Sơn) với chiều dài hơn 22 km với mức đầu tư trên 486 tỷ đồng.
Video đang HOT
Các nhà thầu tập trung thi công để thông cống kênh Tây thuộc dự án thành phần 1 đoạn thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn.
Dự án thành phần 2 là đường từ xã Ma Nới đến ngã tư Tà Năng (huyện Đức Trọng) có chiều dài hơn 40 km; trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Ninh Thuận hơn 23 km; đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng thuộc xã Đạ Quynh và xã Tà Năng của huyện Đức Trọng dài hơn 17 km với mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng.
Theo ông Phạm Minh Tân, trong quá trình thi công dự án cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là khâu đền bù, giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã chủ động phối hợp với UBND huyện Ninh Sơn cùng tập trung tháo gỡ, giải quyết vướng mắc. Nhờ đó, dự án thi công thuận lợi, đảm bảo tiến độ.
Hiện tại, các đơn vị thi công đang tập trung cao độ để đẩy nhanh tiến độ dự án, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong tháng 6/2023. Đối với dự án thành phần 2, hiện chủ đầu tư đang tổ chức lập thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và thực hiện một số thủ tục liên quan để kịp khởi công vào cuối năm 2022 và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025.
Tại điểm đầu triển khai thi công, dự án đã luôn nhận được sự đồng thuận cao của người dân địa phương có đất thu hồi làm dự án. Người dân ở thị trấn Tân Sơn đang chờ đợi để có con đường khang trang, thuận lợi cho việc đi lại, giao thương hàng hóa giữa hai địa phương.
Các nhà thầu tập trung thi công đẩy nhanh tiến độ dự án thành phần 1 đoạn thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn. Ả
Ông Nguyễn Văn Tú (ở thôn Triệu Phong, xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn) phấn khởi cho hay, gia đình ông có đất nằm trong phạm vị dự án, khi hay tin đất bị thu hồi làm dự án. Tuy nhiên, ông rất đồng thuận với việc áp giá đền bù đất, sẵn lòng tạo điều kiện để dự án triển khai thi công sớm nhất có thể.
Dự án đường Tân Sơn – Đức Trọng sau khi được hoàn thành sẽ tạo kết nối giao thông liên vùng giữa các tỉnh Lâm Đồng – Ninh Thuận – Khánh Hòa. Đặc biệt, trong tương lai sẽ kết nối với tuyến đường ô tô cao tốc Bắc – Nam, Quốc lộ 20, Quốc lộ 28B, Quốc lộ 27, Quốc lộ 1, đường Vành đai tỉnh Ninh Thuận… Qua đó, sẽ hình thành mạng lưới giao thông liên hoàn đảm bảo giao thông được thông suốt, rút ngắn cự ly vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương trong vùng.
Ngoài ra, dự án còn khai thác hiệu quả những vùng đất tiềm năng, tạo quỹ đất dọc theo tuyến đường; tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội giữa các địa phương lân cận, góp phần từng bước hoàn chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Thuận và địa phương lân cận; tạo điều kiện thuận lợi trong xử lý các tình huống ứng phó với thiên tai…
Hà Giang và Ninh Thuận đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch tại TP Hồ Chí Minh
Hai tỉnh Hà Giang, Ninh Thuận đang có nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu du lịch của tỉnh đến với du khách TP Hồ Chí Minh.
Du khách thích thú tham quan Hang Rái, tỉnh Ninh Thuận. Tên gọi Hang Rái xuất phát từ việc trước đây nơi này có nhiều loài rái cá sinh sống.
Ngày 15/5, trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch TP Hồ Chí Minh năm 2022, UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Thuận tại TP Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, trong định hướng xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch, tỉnh luôn chú trọng những sản phẩm mang tính đặc trưng của Ninh Thuận để thu hút khách đến với tỉnh. Hiện nay, địa phương ưu tiên kêu gọi các dự án đầu tư ở vùng trọng điểm phát triển du lịch phía Bắc, phía Nam và trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm để hình thành hệ thống khách sạn tại khu vực bãi biển Bình Sơn, trung tâm thương mại, các khu giải trí phức hợp kết hợp nghỉ dưỡng, lưu trú; các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ven biển...
Đến với Ninh Thuận, du khách có thể tham quan vườn nho, chụp ảnh và tự tay hái những chùm nho căng mọng về làm quà cho người thân, bạn bè...; đồng thời có thể mua các sản phẩm chế biến từ nho như rượu nho, mật nho..
"Tỉnh Ninh Thuận nằm trong cụm du lịch quốc gia thuộc tam giác du lịch Đà Lạt - Nha Trang - Phan Rang, với khí hậu đặc thù ít mưa, nhiều nắng cùng nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: bãi biển Bình Sơn - Ninh Chữ, Cà Ná, Bình Tiên, Hang Rái, Vườn Quốc gia Núi Chúa và Vườn Quốc gia Phước Bình... Trong đó, Vườn Quốc gia Núi Chúa được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới; có vịnh Vĩnh Hy được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, là một trong 8 vịnh đẹp nhất Việt Nam... Đây là những sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Ninh Thuận khi thu hút du khách đến với tỉnh nhà", ông Trần Quốc Nam cho biết thêm,
Cùng ngày, Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Giang cũng đã ra mắt Văn phòng tư vấn, xúc tiến quảng bá du lịch Hà Giang tại TP Hồ Chí Minh. Đây sẽ là nơi góp phần lan tỏa vẻ đẹp của vùng đất biên cương Hà Giang - vùng địa đầu tổ quốc, đến với người dân TP Hồ Chí Minh nói riêng và các tỉnh thành phía Nam nói chung.
Ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh tham dự lễ ra mắt Văn phòng quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Hà Giang tại TP Hồ Chí Minh.
Ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết, chiến lược phát triển du lịch của tỉnh cũng đã xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; triển khai các cơ chế, chính sách nhằm tạo tiền đề cho thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển du lịch. Trong giai đoạn phục hồi, ngành du lịch tỉnh cũng đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đến các tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có TP Hồ Chí Minh. "Khi có văn phòng du lịch của tỉnh tại TP Hồ Chí Minh, việc tư vấn cho du khách sẽ có chiều sâu hơn, du khách sẽ có những thông tin chính thống hơn chứ không phải tiếp cận các thông tin không chính thống trên các trạng mạng. Ngoài ra, từ đây, sức lan tỏa của du lịch Hà Giang cũng sẽ rộng hơn để du khách, không chỉ ở TP Hồ Chí Minh mà cả các tỉnh, thành lân cận cũng sẽ biết đến du lịch Hà Giang nhiều hơn", ông Trần Đức Quý cho biết.
Hiện nay, du khách các tỉnh phía Nam khi đến Hà Giang sẽ không thể bỏ qua những điểm đến du lịch nổi tiếng của tỉnh như: cao nguyên đá Đồng Văn, cột cờ Lũng Cú, phố cổ Đồng Văn, thung lũng Sủng Là, đèo Mã Pì Lèng...
'Mở đường' phát triển kinh tế TP Hồ Chí Minh - Bài cuối: Tìm nguồn lực cho hạ tầng giao thông Trong kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, TP Hồ Chí Minh cần hơn 900.000 tỷ đồng cho phát triển các công trình giao thông giai đoạn 2021 - 2030. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng hàng năm hạn chế, đặc biệt do tác động...