Ninh Thuận: Bão tan, thương lái tươi cười vì tàu thuyền no cá
Trong khi hàng trăm ngư dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã hoàn tất công tác chằng chống nhà cửa và đưa thuyền thúng lên khu vực trú ẩn an toàn vào sáng 19.11 thì nhiều thương lái tại cảng cá Đông Hải (tỉnh Ninh Thuận) đã tỏ ra nhẹ nhõm trước tin bão số 14 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Ông Huỳnh Văn Lạc (phường Đông Hải, TP.Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận) cho biết: “Gia đình tôi đã hành nghề đánh bắt thủy sản hơn 5 năm nay, mỗi khi nghe tin bão đổ bộ vào là gia đình tiến hành đưa thúng và ngư lưới cụ vào. Đây là nguồn để nuôi sống cho cả gia đình nên phải gìn giữ cẩn thận”.
Vừa nói xong, ông hô hoán kêu gọi con trai cùng đưa thúng vào bờ.
Ông Trần Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai công tác ứng phó khẩn cấp.
Tại cuộc họp, Ban Chỉ huy Tìm kiếm cứu nạn và Phòng chống lụt bão, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đã báo cáo nhanh về công tác triển khai ứng phó. Đến nay, 100% tổng số tàu thuyền gồm 2.651 chiếc/16.474 lao động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã được liên lạc, cảnh báo neo đậu và rút ra khỏi vùng nguy hiểm ảnh hưởng do bão. Qua thống kê, 535 thuyền/4.256 lao động đang hoạt động trên vùng biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang đã được các lực lượng liên lạc; 2.116 thuyền đang neo đậu tại các cảng cá trên địa bàn tỉnh.
Trong một diễn biến khác, theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt ngày 19.11, nhiều tàu cá từ các tỉnh đổ về cập cảng để bán lộc biển. Mặc dù trời mưa rất lớn, gió rít mạnh nhưng ai cũng hối hả, khẩn trương.
Video đang HOT
Cảng cá Đông Hải (TP.Phan Rang-Tháp Chàm) được xem là một trong những cảng cá lớn nhất tỉnh Ninh Thuận.
Khi tàu cập bến, các lao động nhanh chóng bốc vác cá, mực lên xe đã chờ sẵn để đi tiêu thụ.
Ông Nguyễn Trầm (63 tuổi, phường Đông Hải), cho biết: “Tối qua gia đình tôi phải thức cả đêm để chèn chống nhà cửa, dán kính, phập phồng nỗi lo bão tấn công khiến nhà cửa tốc mái”.
Theo ông Trầm, nghe tin bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, ông rất mừng vì công việc, nhà cửa bớt đi nỗi lo.
“50 kg cá phải chuyển đi Đà Lạt trong sáng nay. May mà bão suy yếu nên xe vào được, chắc vài tiếng nữa là hàng đến nơi, kịp giao cho khách”, ông Trầm chia sẻ.
Bão suy yếu, nhiều thương lái tại cảng cá tỏ ra rất vui mừng.
Bà Trần Thị Hữu cho hay: “Cảng cá này lo chạy bão, khiêng cá, đá vất vả từ đêm để tránh bão. Đến gần sáng nay, nghe tin bão suy yếu, ai cũng nhẹ nhõm”.
Không khí tại cảng cá Đông Hải tất bật, khẩn trương.
Người bán hàng nhanh chóng khiêng từng xô cá để chờ khách hàng đến lấy.Box
Được biết, để đối phó với bão số 14 (nay đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới), từ sáng 18.11, tỉnh Ninh Thuận đã nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi đánh bắt và hoạt động trên biển. Đồng thời thông báo, kêu gọi tất cả tàu thuyền về neo đậu nơi an toàn tại các khu tránh trú bão trong tỉnh và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh yêu cầu các lực lượng tổ chức sắp xếp, neo đậu tàu thuyền hợp lý, chắc chắn, tránh va đập, kiên quyết không để người dân nào ở lại trên tàu thuyền, phương tiện thủy nội địa, lồng bè nuôi trồng thủy sản.Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác đã kiểm tra công tác phòng chống bão lũ tại khu vực cảng Ninh Chữ và khu vực nuôi trồng thủy sản xã Tri Hải (Ninh Hải). Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các lực lượng cần tập trung, quyết liệt chủ động ứng phó với cơn bão, tuyệt đối không được chủ quan.
Theo Danviet
Áp thấp nhiệt đới khả năng thành bão, hướng vào Nam Bộ
Áp thấp nhiệt đới sẽ đi vào Biển Đông và khả năng mạnh lên thành bão hướng về các tỉnh Nam Bộ.
Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVTƯ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, hồi 1 giờ sáng nay (17/11), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở cách đảo Pa-la-oan (Philippines) khoảng 470km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30km và có khả năng mạnh thêm.
Đến 1 giờ ngày 18/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở cách đảo Song Tử Tây khoảng 330km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía đông khu vực giữa và nam Biển Đông có mưa rào và dông mạnh, từ đêm nay gió mạnh dần lên cấp 6, vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới đi qua cấp 7, giật cấp 9. Biển động mạnh.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 25-30km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Cơ quan khí tượng nhận định, khu vực chịu ảnh hưởng của bão sẽ là các tỉnh Nam Trung Bộ đến Nam Bộ - nơi cơn bão số 12 vừa càn quét (4/11). Vì vậy, các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bến Tre cần đặc biệt chú ý.
Để chủ động đối phó với áp thấp nhiệt đới, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai ra công điện yêu cầu các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến, thông báo cho các chủ tàu, thuyền biết hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh.
Giữ thông tin liên lạc với các chủ tàu, thuyền; chuẩn bị sẵn các phương tiện, lực lượng cứu hộ khi có tình huống xấu xảy ra.
Theo Danviet
Cứu 4 thủy thủ Ấn Độ gặp nạn trong bão đêm ở Trường Sa Tàu chở hàng Ocean Bright cùng 8 thủy thủ, trong đó 4 người quốc tịch Ấn Độ khi di chuyển tránh bão số 14 trên vùng biển Trường Sa (Việt Nam) thì tàu bị mất khả năng cơ động. Sáng 19.11, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực 2 (đóng tại TP.Đà Nẵng) thông tin, do ảnh hưởng...