Ninh Thuận bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và vùng hạ du trong mùa mưa lũ
Trong những ngày qua, tại Ninh Thuận mưa lớn diễn ra liên tục đã làm tăng đáng kể lượng nước cho các hồ chứa trên địa bàn tỉnh.
Lượng nước ở hồ Tân Giang, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, hiện đạt trên 96% dung tích thiết kế và đang phải điều tiết xả lũ.
Theo dự báo, hiện nay do áp thấp nhiệt đới đang hình thành trên biển Đông và có khả năng mạnh lên thành bão nên tỉnh đang hứng nhiều trận mưa lớn và kéo dài. Để đảm bảo an toàn công trình hồ đập, tỉnh Ninh Thuận đang thực hiện phương án xả lũ một cách hợp lý, vừa đảm bảo an toàn cho các công trình thủy, đồng thời đảm bảo không để xảy ra ngập úng, gây thiệt hại cho sản xuất của người dân vùng hạ lưu.
Theo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận, trên địa bàn tỉnh hiện có 22 hồ chứa với tổng dung tích thiết kế 414,29 triệu m3, do công trình quản lý, vận hành và khai thác. Những ngày qua, mưa lớn liên tục từ thượng nguồn đã tạo và cung cấp lượng nước đáng kể cho các hồ chứa, nhất là các hồ có dung tích thiết kế lớn.
Tính đến sáng 14/10, tổng lượng nước tại 22 hồ chứa ở Ninh Thuận đạt 272,62 triệu m3, đạt tỷ lệ 65,8%. Đáng nói hơn, có nhiều hồ chứa lượng nước đạt từ 85 – 90%; 8 hồ khác lượng nước xấp xỉ bằng dung tích thiết kế. Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận đang tiến hành xả lũ tại 6 hồ chứa với tổng lượng nước 27,94 m3/s; 7 hồ khác hiện nước đang tràn tự do với tổng lưu lượng 18,86 m3/s. Riêng hồ Sông Cái, các cửa van tràn xả mặt mở hoàn toàn; đồng thời vận hành cống tiếp nước về hạ lưu với tổng lưu lượng 57,59 m3/s.
Video đang HOT
Ông Dương Cao Chí, Trạm trưởng Trạm Thủy nông huyện Thuận Nam cho biết, hiện trạm đang quản lý 6 hồ chứa với tổng dung tích thiết kế 43,55 triệu m3. Lượng nước ở 6 hồ giờ đã đạt trên 29 triệu m3; đặc biệt là hồ Tân Giang ở xã Phước Hà, lượng nước đạt 12,94/13,39 triệu m3 dung tích thiết kế và đang mở hai van xả lũ với lưu lượng 12,83 m3/s.
Do mưa liên tục nên nước từ thượng nguồn đổ vào hồ rất lớn, Trạm Thủy nông huyện Thuận Nam đã bố trí nhân viên túc trực 24/24 giờ để theo dõi thường xuyên, đo đạc kỹ lượng nước vào hồ để cân đối và trình lãnh đạo công ty có phương án mở thêm cửa van xả lũ một cách hợp lý để đảm bảo an toàn cho hồ Tân Giang.
Hồ Tân Giang ở xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, đang mở hai van xả lũ để đảm bảo an toàn hồ chứa.
Ông Phùng Đình Thanh, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận cho biết, trước tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp, công ty đã phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tăng cường theo dõi từng địa bàn có công trình thủy lợi để có phượng án xử lý kịp thời, tránh bị động. Riêng tại mỗi hồ chứa, công ty phân công cho một đồng chí trưởng hoặc phó trạm thủy nông trực tiếp túc trực 24/24 giờ để chỉ đạo lực lượng cán bộ, công nhân viên tham gia phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Đồng thời, công ty đã lắp đặt thiết bị cảnh báo thông tin khi xả lũ ở hồ chứa; gửi kế hoạch cụ thể đến chính quyền các địa phương vùng hạ lưu về thời gian cũng như lưu lượng xả lũ từ các hồ để thông báo liên tục trước 6 giờ đồng hồ cho người dân biết để chủ động ứng phó, phòng tránh trước khi công ty tiến hành xả lũ.
Công ty luôn chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy lợi tỉnh và các địa phương liên quan kiểm tra, đánh giá hiện trạng an toàn các công trình thủy lợi. Đồng thời, chủ trì phối hợp với các địa phương thống nhất quy chế phối hợp với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các địa phương vùng hạ du chịu ảnh hưởng khi các hồ vận hành điều tiết xả lũ để thống nhất kế hoạch phối hợp hành động khi có thiên tai xảy ra.
Đối với các hồ chứa vận hành điều tiết xả lũ bằng cửa van, công ty luôn chủ động xử lý, đảm bảo vận hành tốt tất cả các thiết bị xả lũ. Đồng thời trang bị đầy đủ máy phát điện, bình ắc quy để phục vụ công tác dự phòng trong trường hợp mất điện; chuẩn bị tại kho và các hồ, đập nhiều vật tư, vật liệu dự phòng, dụng cụ, trang thiết bị và nhu yếu phẩm cần thiết đủ cho sinh hoạt từ 15 đến 20 ngày khi có sự cố bị chia cắt trong mùa mưa lũ.
Ông Phùng Đình Thanh cho biết thêm, đối với địa phương thường hay chịu cảnh khô hạn như Ninh Thuận, việc tích nước để cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của người dân là rất quan trọng. Do đó, mặc dù là trong thời điểm của mùa mưa lũ, công ty cũng rất cân phân, tính toán chi tiết và hợp lý việc xả lũ để vừa đảm bảo công trình nhưng đồng thời cũng đảm bảo nguồn nước tích trữ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong thời gian tới.
Đảm bảo an toàn cho người dân trước nguy cơ sạt lở ở Kỳ Sơn, Nghệ An
Chỉ trong thời gian ngắn, lũ ống, lũ quét tại huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, đã làm 1 người chết, 55 ngôi nhà bị cuốn trôi, hàng trăm gia đình mất tài sản, hệ thống giao thông bị hư hại, nhiều tuyến đường tê liệt...
Ước tính thiệt hại do mưa lũ là hơn 200 tỷ đồng. Mưa liên tục trong thời gian dài khiến địa chất thiếu sự gắn kết, nguy cơ sạt lở đang trở thành mối lo lớn của người dân nơi đây.
Mặc dù lực lượng chức năng đã huy động máy móc dọn dẹp nhưng do lượng đất đá quá lớn nên tuyến Quốc lộ 7 đoạn từ thị trấn Mường Xén (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) đi Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn vẫn chưa thể lưu thông.
Bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ chỉ sau một đêm hàng chục căn nhà bị cuốn theo dòng nước lũ. Dọc theo dòng Huồi Giảng là khung cảnh hoang tàn đổ nát. Trong khi việc khắc phục hậu quả trận lũ quét rạng sáng 2/10 chưa xong, hàng chục hộ dân trong bản phải đối diện với nguy cơ sạt lở đất bất cứ lúc nào.
Ông La Văn Toán, bản Hòa Sơn, cho biết trận lũ quét vừa qua, gia đình ông và một số hộ khác trong thôn may mắn không chịu thiệt hại vì ở trên cao. Tuy nhiên, 3 ngày nay, trên địa bàn bắt đầu xuất hiện các vết nứt lớn. Qua kiểm tra cho thấy, tại khu vực đỉnh đồi xuất hiện 3 vết nứt dài từ 50-60m, sâu 1-2m. Ông La Văn Toán mong muốn, chính quyền địa phương sớm có phương án di dời để người dân yên tâm, ổn định cuộc sống.
Trưởng bản Hòa Sơn Vi Văn Truyền cho biết, toàn thôn có khoảng 20 nhà bị ảnh hưởng nặng, nhà cửa nứt, nghiêng, không biết đổ sập khi nào. Tuyến đường nhựa từ thị trấn Mường Xén đi xã Tây Sơn, đoạn đi ngang qua thôn bị nứt nẻ, mặt đường bị đùn lên có nơi cao gần 50cm. Ngay khi phát hiện, chính quyền địa phương cùng cơ quan chức năng đã vận động người dân di dời đến ở tạm tại các gia đình đang an toàn trong bản.
Để chủ động ứng phó với nguy cơ sạt lở đất, huyện Kỳ Sơn đang đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân địa phương. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Thò Bá Rê, toàn bộ khu vực bản Hòa Sơn hiện nay đều nằm trong diện báo động đỏ. Huyện đã làm việc trực tiếp với UBND xã Tà Cạ, Ban quản lý Bản đã thống nhất, trong trường hợp trời mưa to, chủ động, kiên quyết đưa các hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở cao. Về lâu dài, phải lập dự án tái định cư cho các hộ dân, tuy nhiên trong điều kiện ngân sách của địa phương còn hạn chế, huyện sẽ đề nghị tỉnh có phương án hỗ trợ.
Là lực lượng xung kích trong quá trình khắc phục hậu quả mưa lũ, ngay sau khi nhận thông tin về lũ ống, lũ quét xảy ra tại xã Tà Cạ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã điều động hàng chục cán bộ, chiến sĩ vượt hàng trăm km lên ứng cứu. Trước nguy cơ sạt lở đất, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản người dân, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã cắt cử cán bộ, chiến sĩ cùng lực lượng công an xã, dân quân chốt chặt những nơi dễ xảy ra sạt lở đất, qua đó kịp thời cảnh báo cho nhân dân di chuyển an toàn.
Trong chuyến kiểm tra công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ tại huyện Kỳ Sơn ngày 5/10, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung khẳng định sẽ huy động mọi nguồn lực để giúp người dân sớm ổn định cuộc sống. Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu, UBND huyện Kỳ Sơn có phương án rà soát lại các khu vực dân cư, đặc biệt là nơi có nguy cơ sạt lở, có nguy cơ lũ ống, lũ quét để kịp thời di dời dân cư, đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng và tài sản người dân. Về lâu dài, huyện cần tính toán vị trí quy hoạch, sớm đưa người dân trong vùng nguy cơ sạt lở cao đến ở nơi an toàn hơn.
Ninh Thuận: Sạt lở bờ sông Dinh khiến hàng chục hộ dân ngày đêm lo lắng Hàng chục hộ dân ở phường Bảo An, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận sống cạnh bờ Bắc sông Dinh (đoạn từ đập Lâm Cấm đến phía Tây Cầu Móng) đang ngày đêm thấp thỏm lo lắng trước tình trạng hàng chục mét vuông đất bị sạt lở, cây trồng bị kéo trôi xuống sông. Người dân lo cho...