Nịnh chồng khó đến mấy cũng có cách
“Những ai hay nịnh” thường không được mọi người thích cho lắm. Nhưng nịnh chồng là việc hoàn toàn nên làm vì chỉ có…lợi trở lên.
“Pha nước đường” cho chồng
“Lấy chồng bằng tuổi nên em toàn phải pha nước đường cho chồng thôi”, cô đồng nghiệp trẻ tếu táo. Ai chưa biết thì hết sức can ngăn: “Ôi đừng, tiểu đường đấy. Em làm thế chả khác gì hại chồng mình”. Tức thì cô cười phá lên: “Trời ạ, ý là em phải luôn nịnh chồng các chị ạ. Việc gì em cũng hỏi ý kiến anh ấy, để cho anh ấy thấy mình thực sự quan trọng. Nhưng em có thực hiện theo đó hay không thì còn tùy. Em mà gân cổ lên cãi, kiểu gì cũng khẩu chiến. Thế nên mình cứ nhịn, cứ nịnh chồng một chút là yên ấm…”.
Triết lý vụn của cô đồng nghiệp tưởng đơn giản nhưng không phải bà vợ nào cũng nghĩ được và làm được. Ngẫm đi ngẫm lại, thấy điều cô ấy nói hoàn toàn hợp lý. Liên hệ một số tình huống hôn nhân, nếu trong lúc cao trào, một trong hai người – vợ hoặc chồng biết dừng đúng lúc, và cho “đối phương”… “uống nước đường”, có lẽ sẽ không có những trận cãi nhau nảy lửa hoặc kết thúc tranh luận trong sự ấm ức, bực mình.
Khi được hỏi: “Cảm giác lúc “pha nước đường” thế nào?”, cô vợ trẻ chỉ cười: “Cũng không khoái lắm, nhưng nghĩ tới lợi ích lâu dài thì phải cố thôi. Cho chồng “uống nước đường” xong, hạ hỏa, coi như mình “chiến thắng” 50%, phần còn lại của câu chuyện, đợi lúc anh chồng “mềm” hẳn thì mình sẽ “uốn” theo hướng của mình”.
Tới nước này thì các “chị già” cứ gọi là phục sát đất, không ngờ cô gái mới lấy chồng vài năm lại có “chiêu” hay đến thế. Vậy mà bấy lâu nay, các chị cứ tưởng “sống lâu lên lão làng”, cứ gân lên với các ông chồng thì mình sẽ thắng… Đây chẳng phải “lấy nhu thắng cương” đó sao?
Video đang HOT
Ảnh: KT
Chồng – Khó đến mấy cũng có cách “nịnh”
Đứa em tôi, lấy chồng chả chê được điểm gì: yêu vợ, chiều con, kiếm ra tiền, không nhậu nhẹt , thuốc lá, gái gú… Chỉ có điều anh hơi gia trưởng – tính này rất khó thay đổi. Nhiều lần cô giận anh, cãi nhau với anh khi thấy quan điểm của anh chưa đúng, nhưng cuối cùng, “trời không chịu đất thì đất phải chịu trời”. Cô vẫn luôn là kẻ thua cuộc, vẫn phải chịu đựng tính gia trưởng của chồng.
Sau nhiều lần cãi vã không giải quyết được vấn đề, cô chọn cách khác: Im lặng khi bất đồng quan điểm. Điều này chỉ tránh được sự to tiếng nhất thời, còn anh ấy thì vẫn khư khư theo ý mình, vợ đừng can thiệp hoặc “có ý kiến”.
Học hỏi từ nhiều nguồn, cô bắt đầu sử dụng phép thử: Nịnh chồng. Và đã thành công ngoài mong đợi. Biết chồng không muốn vợ đi công tác, cô phải “tìm cách”. Trước đó hai ngày, cô rủ cả nhà đi chơi, xem phim rất vui vẻ. Tối về, cô mới thủ thỉ: “Chồng ơi, ngày kia vợ phải đi công tác hai ngày, chồng ở nhà chăm sóc con cái giúp vợ nhé”. Kiểu gì anh cũng quay mặt đi và… tỏ vẻ không thích. Cả ngày hôm sau, đảm bảo anh sẽ không nói thêm một câu gì với vợ. Như người khác, vợ có thể mang lý lẽ, rồi có khi vận dụng cả Luật Bình đẳng giới ra để minh chứng cho việc vợ chồng tôn trọng/san sẻ việc nhà, rồi chồng phải tạo điều kiện cho vợ để phát triển công việc, thu nhập…. Nhưng cô không thể.
Cô tiếp tục chuẩn bị một bữa ăn thật ngon, chờ chồng về. Nếu anh vẫn mặt nặng mày nhẹ, cô sẽ cho anh “uống nước đường”: “Chồng ơi, hôm nay nhà mình ăn tiệc đấy, chồng cười lên cho thoải mái, các con vui vẻ”. Đợi thái độ của chồng trở lại bình thường, cô mới quay lại vấn đề “đi công tác”, với sự sắp đặt công việc chu đáo, chuẩn bị đồ ăn cho bố con ra sao… Lúc ấy, có ông chồng nào không “tan chảy”?
Vất vả, nhưng “được việc”
Đó là kết luận của em gái tôi. Chịu khó nịnh chồng một chút, và cuối cùng cô ấy vẫn được làm những điều mình thích. Đó là với những người chồng “khó tính”, còn với các ông chồng bình thường thì sao? Họ có thích nịnh không? Hiển nhiên là có rồi. Ai chẳng thích nghe những lời ngọt ngào? Thế nhưng, các bà vợ gần như không làm được điều đó sau khi cưới vài năm. Vì vậy, có ông chồng ngán ngẩm: “Sao ngày xưa mình lại có thể lấy người vợ có giọng nói gay gắt, đanh đá như vậy nhỉ? Hết quát mắng con lại gắt gỏng, càu nhàu chồng”. Nguyên nhân từ đâu? Phải chăng, cái gì khi đã là của mình rồi thì mình không còn phải lo giữ gìn, phải nhẹ nhàng, dịu dàng nữa? Theo các chuyên gia tâm lý, sai lầm của nhiều bà vợ chính là không biết cách nịnh chồng.
Có câu, “ nói ngọt lọt đến xương”, mà đàn ông là chúa ưa nhỏ nhẹ và ngọt ngào. Thế nên, chị em cứ nhỏ nhẹ mà ý kiến thì việc gì cũng xong. Thật ra, nịnh chồng không khó, chỉ cần hiểu được tâm lý các ông chồng là chị em có thể lấy lòng chàng một cách tuyệt đối.
Một điều các bà vợ cần lưu ý là đừng ngại nịnh chồng, nịnh chồng mình chứ có nịnh chồng người đâu mà ngại. Hãy nghĩ đơn giản rằng, sau khi bạn nịnh, có người vui, rồi nai lưng ra đỡ bạn khối việc nhà, rồi nịnh lại bạn, thế là đủ vui và hạnh phúc!
Theo phununonline.vn
Trong tình yêu can tâm tình nguyện chính là bất công với bản thân mình
Cứ tưởng rằng đó là một sự hi sinh sẽ được công nhận nhưng can tâm tình nguyện chỉ là trạng thái của kẻ thua cuộc mà thôi.
Trong tình yêu không phải ai yêu nhiều hơn thì người đó thua mà ai can tâm nhiều hơn, ai bi lụynhiều hơn thì người đó mới là kẻ thua cuộc. Đây không đơn giản là thua trước người khác mà đã thua chính bản thân mình. Để đến khi nhận ra thì mọi chuyện đã quá muộn không thể trách người mà chỉ biết trách ta.
Chúng ta đã từng nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ trở thành một người như vậy trong tình yêu. Bi lụy sẽ chỉ khiến đối phương cảm thấy mệt mỏi và nặng nề. Đau đớn không thể làm cho tình yêu tốt đẹp hơn. Hi sinh hay đánh đổi vẫn chưa thể gọi là tận cùng của mọi chuyện...mà can tâm tình nguyện mới là thứ khiến bản thân day dứt vì đã đối xử bất công với chính mình.
Có thể coi đó là một trạng thái, một sự cảm nhận và cũng là một cách yêu mù quáng. Chấp nhận mọi tổn thương, đau đớn, sẵn sàng đứng ra chịu mọi lỗi lầm để nhìn thấy người mình yêu bình yên, cho dù chịu bao nhiêu mất mát cũng không một lời oán trách. Bản thân chưa bao giờ là ưu tiên số một của họ nhưng lại luôn coi họ là tất cả của mình.
Một cô gái dù biết người mình yêu mắc sai lầm, anh ta luôn lừa dối và dùng những lời lẽ ngọt ngào để vỗ về nhưng vẫn chấp nhận tha thứ thì đó là can tâm hay ngu ngốc? Một cô gái luôn bao biện mỗi khi có ai nói đến thói xấu của người mình yêu như vậy là sáng suốt hay mù quáng? Một cô gái cho đến tận giây phút chia tay vẫn không một lời oán trách vì anh ta không lựa chọn mình thì đó là yêu hay không còn yêu?
Dù câu trả lời là gì đi nữa thì cô gái ấy cũng đáng khâm phục mà cũng rất đáng thương. Bỏ ra bao nhiêu tâm tư cuối cùng nhận về một tình yêu đầy đau khổ, vậy mới nói đừng bao giờ tin lời đàn ông, họ sẵn sàng chà đạp lên mọi thứ nếu như biết có người yêu mình quá nhiều.
Chẳng phải tự nhiên đàn bà sinh ra thù hận bởi khi bình tĩnh lại họ đã thấy mình thật ngu ngốc và bất công. Có những thứ họ đã giữ gìn quý trọng hơn cả mạng sống nhưng rồi đến một ngày sẵn sàng gạt sạch sang một bên, bỏ vào thùng rác và vứt đi.
Một chút liên quan đến đối phương cũng không muốn giữ lại, cái tên của người cũ trở thành điều tối thượng không được nhắc đến, những kỉ niệm hay hơi thở của anh ta cũng đều muốn rửa sạch rồi quên đi.
Phải yêu đến thế nào người ta mới sinh ra nông nỗi như vậy. Thật ra trong tâm tâm cô gái ấy vẫn luôn yêu anh nhưng không còn muốn can tâm vì anh mà chịu đựng thêm nữa, song, cũng không có cách nào để ngừng yêu vậy nên cố gắng hạn để nhắc nhở bản thân mình.
Cơn gió heo may thoảng qua quyện theo mùi hương của hoa sữa xộc thẳng vào mũi. Cảm giác ngào ngạt khiến người ta vô cùng khó chịu nhưng nếu thiếu đi sẽ không còn cảm nhận được mùa thu nữa. Cũng giống như thứ chúng ta từng gọi là can tâm tình nguyện, trong lòng mặc dù chấp nhận nhưng thật ra sau này mới hiểu đó là sự bức bối cho những điều không can tâm.
Theo ilike.vn
Nghề làm vợ: Giỏi, ngoan đến mấy cũng bị coi là vô dụng Nghề làm vợ ở Việt Nam là cái nghề bạc bẽo, rẻ mạt và bị coi thường nhất. Lương 0 đồng, vợ ngoan, giỏi đến mấy cũng bị coi là đồ vô dụng. Nói đến nghề làm vợ ở Việt Nam, các ông chồng liền cười khẩy châm biến vì nghĩ đó là điều nực cười, làm vợ thôi chứ đâu phải việc...