Ninh Bình xin Thủ tướng “cứu” nhà máy 12.000 tỷ đồng đang “sống dở chết dở”
Nguồn tin của Dân trí cho biết, UBND tỉnh Ninh Bình vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp gỡ khó khăn cho Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình.
Nhà máy Đạm Ninh Bình liên tiếp lỗ và hiện đang trong tình trạng “sống dở chết dở”.
Dự án Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám tại Ninh Bình có công suất 560.000 tấn ure/năm do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm chủ đầu tư. Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, trong 2 năm gần đây công ty gặp nhiều khó khăn do giá dầu thế giới giảm kéo theo giá phân bón giảm mạnh, đặc biệt là giá ure. Giá bán ure Ninh Bình bình quân giảm từ 8,7 triệu đồng/tấn năm 2012 xuống còn hơn 6 triệu đồng/tấn trong 7 tháng đầu năm 2016.
Trong khi đó, theo báo cáo, thị trường ure trong nước và thế giới biến động phức tạp khó lường, sản xuất nông nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn (hạn hán, xâm nhập mặn) làm giảm nhu cầu phân bón trong nước. Theo quy định, phân bón là đối tượng không chịu thuế GTGT đầu ra, do đó, toàn bộ thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và tính vào giá thành làm giảm sức cạnh tranh so với sản phẩm nhập khẩu.
Than là nguyên liệu và nhiên liệu sản xuất chính, chiếm tỷ trọng cao trong giá thành nhưng hiện giá mua cao hơn giá mua theo lộ trình được xác lập trong báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư và không giảm dù giá than thế giới giảm cũng góp phần làm giảm sức cạnh tranh so với ure sản xuất từ khí.
Mặt khác, các loại chi phí như khấu hao, trả lãi vay đầu tư và vốn lưu động, hạch toán chênh lệch tỷ giá chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm, làm cho giá vốn sản xuất và giá thành tiêu thụ ở mức cao.
Trong năm 2015, dù đã được Chính phủ và các Bộ, ngành có một số cơ chế, chính sách hỗ trợ như cho giãn khấu hao, điều chỉnh một phần lãi suất vay vốn đầu tư, giảm giá than… nhưng công ty vẫn thua lỗ 906 tỷ đồng (năm 2013), 738 tỷ đồng (năm 2014), 592 tỷ đồng (năm 2015) và 456,9 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2016. Điều này khiến tình hình tài chính rất khó khăn, dòng tiền phục vụ sản xuất và trả nợ luôn trong tình trạng thiếu hụt, việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng gặp khó khăn.
7 tháng đầu năm 2016 công ty phải thu hẹp sản xuất, chỉ chạy máy được 76 ngày, chiếm 36% tổng quỹ thời gian và duy trì ở phụ tải thấp, tồn kho cao và tiêu thụ khó khăn, dự kiến lỗ tiếp tục tăng và đứng trước nguy cơ dừng sản xuất dài hạn do không cân đối được dòng tiền, ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập của người lao động trong công ty.
Video đang HOT
Trước đó, trong văn bản gửi lên UBND tỉnh Ninh Bình, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình kiến nghị hàng loạt giải pháp như đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành nghiên cứu, xem xét đưa phân bón ure vào đối tượng chịu thuế GTGT đầu ra với mức thuế suất 0%; điều chỉnh giá bán than giảm ít nhất 20% và cho phép chuyển nợ vay vốn đầu tư dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình của Ngân hàng phát triển Việt Nam thành vốn góp Nhà nước tại Tập đoàn để giảm hệ số lãi vay…
Công ty cũng đề nghị Chính phủ xem xét cho giãn thời gian trả nợ tối thiểu 5 năm cho Eximbank Trung Quốc đối với các khoản vay dài hạn và cho phép áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm ure, trích dự phòng chênh lệch tỷ giá sau giai đoạn đầu tư với khoản nợ vay có gốc ngoại tệ.
Phương Dung
Theo Dantri
Quảng trường 1.500 tỷ dang dở sau hơn 7 năm thi công
Dự án quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế (Ninh Bình) được khởi công từ năm 2009, có tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, sau hơn 7 năm thi công chưa hoàn thành.
Theo phê duyệt của UBND tỉnh Ninh Bình, dự án quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế có tổng vốn đầu tư hơn 1.540 tỉ đồng, bằng nguồn ngân sách nhà nước và một phần vốn kêu gọi xã hội hóa.
Công trình được xây dựng trên diện tích hơn 34 ha ở trung tâm TP Ninh Bình gồm các hạng mục chính như quảng trường, tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế, hệ thống giao thông kết nối, bãi đỗ xe...
Điểm nhấn của công trình là pho tượng Đinh Tiên Hoàng Đế. Tượng được lắp đặt năm 2010, nhưng do đúc không đúng mẫu, gây nhiều tranh cãi nên chưa thể nghiệm thu.
Nhiều công trình phụ trợ ở quảng trường lớn nhất tỉnh Ninh Bình trong cảnh thi công dang dở, lối đi lầy lội mỗi khi trời mưa.
Phần lớn hạng mục quanh tượng đài được chế tác bằng đá xanh nguyên khối, chạm trổ cầu kỳ.
Do thi công kéo dài, có lúc tạm dừng nhiều tháng nên công trình rơi vào cảnh hoang phế. Nhiều chỗ trong khuôn viên quảng trường có bơm kim tiêm vứt dưới nền đất, lẫn trong cỏ dại.
Nền đá lát quanh quảng trường đã bị bong tróc, nhiều viên bị vỡ nát.
Dụng cụ xây dựng của đơn vị thi công vứt vương vãi.
Ông Lê Minh Trị, Trưởng ban Quản lý dự án TP Ninh Bình cho hay, công trình mới hoàn thành khoảng 70% khối lượng sau 7 năm thi công.
Nhà chức trách cho biết công trình bị chậm tiến độ do thiếu vốn và chưa giải phóng xong mặt bằng, quá trình thi công phải điều chỉnh một số chi tiết so với thiết kế ban đầu. Đại diện chủ đầu tư chưa khẳng định thời điểm có thể hoàn thành dự án.
Lê Hoàng - Hoa Lư
Theo VNE
Xây nhà kính cho tượng đài, chuyện "con sâu gặm tiền" Trước giải thích của Ninh Bình rằng tượng đài 1.500 tỷ xuống cấp do thời tiết, đã có đề xuất nên đưa công trình này vào nhà kính. Dòng chữ "Con sâu gặm tiền" trong chương trình SV 2016 trên VTV3. Công trình tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế tọa lạc tại TP Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) đang gây xôn xao dư...