Ninh Bình: Xã tiêu hủy lợn dịch ẩu, dùng tay không, dân lo nơm nớp
Dùng xe kéo, tay không tiêu hủy lợn dịch, chôn lấp ẩu, xác lợn chết đầy kênh… là cách tiêu hủy lợn chết do bị dịch tả lợn châu Phi ở một số xã của huyện Nho Quan ( Ninh Bình). Tình trạng này đang khiến người dân sinh sống và chăn nuôi trên địa bàn các xã này rất búc xúc.
Là người trực tiếp theo sát công tác tiêu hủy lợn chết dịch ở địa bàn các xã Phú Lộc, Văn Phú…, trong 2 ngày 27 và 28/5, PV Dân Việt đã tận mắt thấy những xe kéo tự chế chở đầy xác lợn dịch, không được che chắn cẩn thận đưa đi khắp các đường làng, ngõ xóm. Thậm chí, các cán bộ làm công tác này cũng không có đồ bảo hộ, bao tay mà dùng tay không để tiêu hủy lợn.
Phản ánh với chúng tôi về cách phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại địa phương mình, bà Phạm Thị Thương ở xã Phú Lộc tỏ ra rất bức xúc. Bà Thương cho rằng, các cán bộ của xã Phú Lộc đang rất coi thường dịch và làm chưa hết trách nhiệm, sai quy trình tiêu hủy lợn dịch.
“Hiện số hộ có lợn bị dịch phải tiêu hủy rất nhiều, song số hộ còn lại cũng đang rất lo lắng, bà con phải dùng đủ mọi cách để phòng dịch, cầm cự nhưng với cách làm ẩu như hiện tại thì không khác nào rắc dịch từ nơi này sang nơi khác”, bà Thương nói.
Cán bộ thú y xã Phú Lộc dùng xe tự chế chở lợn chết dịch đưa đi tiêu hủy ngày 27/5.
Theo phản ánh của người dân xã Phú Lộc, không chỉ tiêu hủy ẩu, việc chôn lấp lợn chết dịch ở địa phương này cũng đang có vấn đề. Ông Tạ Văn Thiệu ở xã Phú Lộc cho biết, hiện nay việc đào các hố để tiêu hủy lợn dịch ở Phú Lộc rất bừa bãi, từ các khu đất bên nghĩa trang đến ruộng của dân cũng bị đào xới.
“Họ đào hố xong đưa lợn ra vứt đó, để thối rữa mấy ngày cũng không lấp. Đến khi bà con ra đồng gần đó thu hoạch lúa lãnh đủ, kể cả người chăn nuôi gia súc cũng không dám đến chăn thả khu này nữa”, ông Thiệu nói.
Phân trần về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thủy – Phó Chủ tịch HĐND xã Phú Lộc cho hay: Do dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, đàn lợn của xã chết dịch tăng liên tục và quá tải từng ngày nên cán bộ xử lý không xuể mới dẫn đến thiếu sót.
“Trong các ngày tới chúng tôi sẽ cố gắng làm cẩn thận và chu đáo hơn”, ông Thủy khẳng định.
Theo báo cáo của xã Phú Lộc, đến ngày 28/5, xã này đã có 8/15 thôn bị dịch tả lợn châu Phi với trên 60 hộ bị thiệt hại.
Các xe chở lợn chết dịch không được phủ bạt, khiến bà con lo lắng dịch sẽ bị reo rắc từ nơi này sang nơi khác.
Theo đó, số lợn bị tiêu hủy của Phú Lộc khoảng 29 tấn với gần 400 con trên tổng số hơn 5.000 con toàn xã.
“Hiện, xã đang gặp khó khăn đủ thứ, từ nhân lực, vật lực đến chi phí thuê nhân công xử lý tiêu hủy lợn dịch…, nhất là khu đất tiêu hủy lợn dịch. Nếu trong các ngày tới lợn vẫn chết nhiều, địa phương sẽ bị quá tải khu tiêu hủy”, ông Vũ Minh Thông – Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lộc khẳng định.
Video đang HOT
Tiếp giáp với xã Phú Lộc, xã Văn Phú cũng đang bị quá tải chỗ tiêu hủy lợn dịch. Đến nay, đàn lợn của xã này bị chết dịch phải tiêu hủy lên đến gần 500 con với trên 30 tấn lợn. Toàn xã hiện còn trên dưới 6.000 con lợn nhưng số lợn này đang giảm dần do lượng lợn chết dịch tăng theo ngày.
Ông Bùi Đức Toàn – Bí thư Đảng ủy xã Văn Phú cho biết, lợn chết dịch tại xã đang tăng chóng mặt từng ngày nên việc tìm chỗ tiêu hủy cũng là cả một vấn đề.
“Chúng tôi có 3 chỗ tiêu hủy nhưng đến giờ đã gần như quá tải, người dân cũng phản đối không muốn cho chôn lợn ở đó nữa nên chúng tôi đang rất bí bách, đau đầu vì vấn đề này”, ông Toàn nói.
Cán bộ không mặc đồ bảo hộ, dùng tay không để tiêu hủy lợn.
Do lợn bị dịch nhiều, lực lượng cán bộ thú y quá mỏng nên việc tiêu hủy không xuể, nhiều hộ dân có lợn chết dịch phải tự túc mượn, thuê người đến xử lý. Ví như trường hợp hộ ông Đinh Văn Hùng ở thôn Yên Sơn, xã Phú Lộc khi phát hiện lợn nhà bị bệnh, vợ chồng ông đã mượn người đến nhà dùng cuốc, xẻng đào hố chôn 8 con lợn ở khu vườn chuối của gia đình.
“Giờ khu tiêu hủy lợn của xã quá tải, cán bộ làm không xuể nên gia đình tôi phải tự túc xử lý cho nhanh, để lâu lợn chết thối ô nhiễm lắm”, ông Hùng chia sẻ.
Hố tiêu hủy lợn chết dịch nằm ngay bên cạnh nghĩa trang.
Ông Hùng dùng tay không xách con lợn mới chết dịch đưa đi tiêu hủy ở vườn nhà.
Ông Hùng chỉ khu vườn chuối nơi gia đình ông mượn người đến đào hố, tiêu hủy lợn chết dịch.
Do quá tải nên con lợn nái chết dịch của gia đình ông Đinh Văn Thiệu ở xã Văn Phú cũng phải chờ cả ngày mới có cán bộ đến kiểm đếm đưa đi tiêu hủy.
Theo Danviet
Ninh Bình: Xác lợn chết nổi khắp kênh mương, chính quyền thờ ơ
Theo phản ánh của người dân ở vùng có dịch tả lợn châu Phi thuộc xã Văn Phương, huyện Nho Quan (Ninh Bình), từ đầu tháng 5/2019 trên khu vực kênh mương dẫn nước theo hướng đê Năm Căn thuộc địa phận 2 xã Văn Phú và Văn Phương xuất hiện nhiều xác lợn chết trôi nổi khắp nơi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bà con.
Ông Phạm Văn Tuyến ở xã Văn Phương cho biết, từ khi phát hiện tuyến đê và dòng kênh xuất hiện nhiều xác lợn chết trôi nổi khắp nơi, bà con đã báo lên chính quyền để thu dọn, xử lý nhưng đến giờ mọi thứ vẫn chưa được giải quyết khiến người dân lãnh đủ.
"Chúng tôi phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước ở con kênh này nên khi bị ô nhiễm, có mầm bệnh dịch thì cuộc sống, sản xuất, chăn nuôi của bà con sẽ bị ảnh hưởng, có nguy cơ bị thiệt hại rất nặng nề", ông Tuyến nói.
Xác một con lợn nái thối rữa trôi nổi giữa kênh mương bên đê Năm Căn.
Ông Tuyến cho biết thêm, dù là địa phương đang có dịch tả lợn châu Phi nhưng chính quyền ở đây rất lơ là trong việc bảo vệ môi trường, nhất là việc thu gom, tiêu hủy lợn bị vứt ra môi trường không được làm cẩn thận, khiến cho tình trạng bệnh dịch ngày càng lây lan rộng, khó kiểm soát.
Cùng chung tâm trạng bức xúc với ông Tuyến, ông Nguyễn Văn Tứ ở xã Văn Phương cho hay: "Do kênh mương nhiều xác lợn chết thối nồng nặc nên vừa rồi bà con ra đồng gặt lúa phải đi quần ủng, mặt đeo kín khẩu trang, ấy thế mà vẫn không chịu được mùi thối. Cứ đà ô nhiễm như hiện tại, vụ mùa tới bà con khéo phải bỏ đồng, ruộng, chăn nuôi lợn thôi".
Theo quan sát của PV Dân Việt, rất nhiều xác lợn chết vứt trôi nổi ở đây đều đang trong thời kỳ phân hủy mạnh, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khắp cánh đồng.
"Trước tình trạng ô nhiễm xác lợn chết như hiện tại, người dân thôn Bến và một số thôn đang sử dụng nguồn nước kênh mương Năm Căn để chăn nuôi lợn, gia cầm đang đứng trước nguy cơ bị lây lan dịch bệnh, chúng tôi rất mong chính quyền sớm vào cuộc để cứu giúp dân", ông Tuyến kiến nghị.
Là hộ dân mới bị thiệt hại nặng trong đợt dịch tả lợn châu Phi vừa qua, ông Đinh Văn Quyết ở xã Văn Phú đang đặt nghi vấn việc gia đình ông đã sử dụng phải nguồn nước ô nhiễm từ kênh mương dẫn ra từ hồ Thường Sung. "Gia đình tôi luôn làm rất tốt công tác phòng dịch và đặc biệt là cấm người lạ ra vào chuồng trại nên khi bị dịch, chúng tôi cũng rất bất ngờ. Vợ chồng tôi đang nghi ngờ rất có thể nguồn nước dẫn vào để tắm và cho lợn uống hàng ngày có vấn đề", ông Quyết nói.
Một xác lợn chết bị đập tràn thuộc địa bàn xã Văn Phương giữ lại.
Khi được phóng viên cung cấp thông tin, ông Nguyễn Phú Năm - Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch UBDN xã Văn Phương tỏ ra khá bất ngờ về vụ việc này. Ông Năm cho hay: Tình trạng này rất nguy hiểm, để tôi cho người kiểm tra và thu dọn, xử lý ngay.
"Hiện tại công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn vẫn đang được xã làm rất quyết liệt, tuy nhiên mọi thứ cũng khó tránh khỏi được thiếu sót, mong nhà báo thông cảm", ông Năm phân trần thêm.
Theo người dân ở xã Văn Phương, tình trạng vứt xác lợn chết ở kênh mương bên đê Năm Căn (đoạn chảy từ hồ Thường Sung xuống) diễn ra từ đầu tháng 5 đến nay vẫn chưa được chính quyền xử lý.
Nhiều xác động vật, lợn còn bị bỏ trong bao, bì vứt trôi nổi khắp dòng kênh.
Có xác lợn chết thối rữa vứt bên bờ đê nhiều ngày.
Một người dân xã Văn Phương chỉ cho PV Dân Việt xác lợn chết trôi nổi trên kênh thuộc khu vực của xã mình.
Dòng kênh mương phục vụ nước sinh hoạt và tưới tiêu nông nghiệp, chăn nuôi cho một số thôn thuộc 2 xã Văn Phú và Văn Phương đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Trang trại của gia đình anh Quyết (xã Văn Phú) sử dụng nguồn nước từ kênh mương trên đã bị dịch tả lợn châu Phi tấn công.
Theo Danviet
Những hình ảnh tan hoang chưa từng công bố từ dịch tả lợn châu Phi "Mồ hôi đã không còn rơi, còn lăn trên má; những giọt nước mắt cũng khô dần trên khóe mắt của những người nông dân lam lũ, vốn chỉ biết đến chuồng trại, lấy chăn nuôi làm kế sinh nhai vì . Lợn đã không còn; khổ đau, nợ nần cũng quá nhiều, khóc cũng quá nhiều, giờ không khóc nổi nữa, vì...